【league uc】Đưa bội chi về 3% GDP: Liệu có khả thi
Phụ thuộc vào “nhịp điệu” nền kinh tế
TheĐưabộichivềGDPLiệucókhảleague uco đại biểu Quốc hội Cao Sỹ Kiêm, nợ công hiện nay đang diễn biến theo chiều hướng khó khăn, trong khi đó chi ngân sách vẫn tăng, thu còn hạn chế, nên khả năng bội chi tăng lên. Theo kế hoạch đến năm 2015, chúng ta phấn đấu đưa bội chi về mức 4,5% GDP, nhưng trước diễn biến khó lường của nền kinh tế, tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội, Chính phủ đã đề nghị điều chỉnh bội chi lên 5,3%. Như vậy, bội chi đã có xu hướng tăng so với các năm trước. Đại biểu Cao Sỹ Kiêm cho rằng, hiện nay khả năng bội chi ngân sách vẫn theo xu hướng tăng, đặc biệt là chi hành chính, chi mua sắm thiết bị… chưa chặt chẽ làm tăng chi ngân sách.
Trong phiên thảo luận tại tổ về kinh tế - xã hội vào đầu tuần qua, có ý kiến đề nghị đưa bội chi ngân sách xuống mức 3% GDP. Trao đổi với đại biểu Cao Sỹ Kiêm về đề nghị này, ông cho rằng, nếu chúng ta cố gắng phấn đấu, vẫn có thể đạt được mức 3%. “Khả năng 3% là có thể, tuy nhiên còn phụ thuộc vào điều kiện của nền kinh tế, nếu cần phải “chiếu cố” tăng trưởng, phải nới ngân sách để tăng đầu tư thông qua ngân sách đảm bảo cho nhịp độ phát triển kinh tế. Tuy nhiên cũng cần chú ý những khoản chi gây lãng phí, dàn trải, không hiệu quả, đặc biệt chi cho hành chính. Hiện nay, cơ cấu ngân sách cho hành chính, chi thường xuyên chi cho bộ máy quản lý, mua sắm, lương bổng chiếm tới 70%; còn chi cho đầu tư phát triển còn thấp so với nhu cầu”, đại biểu Cao Sỹ Kiêm phân tích.
Theo ông, để giảm bội chi xuống 3% cần phải hội tụ cả 3 yếu tố: Thứ nhất, phải tăng nguồn thu, cải tiến các chính sách, cải tiến quản lý thu chi để tăng nguồn thu. Đây là biện pháp tích cực nhất. Thứ hai, cũng là biện pháp truyền thống, phải giảm chi kể cả chi hành chính, chi thường xuyên, chi nợ công, chi mua sắm, vay nước ngoài để giảm chi. Thứ ba, nâng cao hiệu lực quản lý bộ máy hành chính phải có hệ thống luật pháp, chế tài xử lý những trường hợp vi phạm như chi sai, lãng phí, dàn trải, chi ngân sách lớn mà không hiệu quả…
Đây là 3 biện pháp truyền thống được nhiều nước áp dụng. “Tôi nhắc lại muốn khống chế bội chi ngân sách, phải tăng nguồn thu, quản lý chặt nguồn chi; đồng thời phải cải thiện cả hoạt động các cơ quan công quyền nhằm đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch đối với các đối tượng, các thành phần” - ông Kiêm nói.
Có nên thắt chặt khi còn nhiều khoản chi cấp bách?
Theo Luật NSNN hiện hành quy định bội chi NSNN là bội chi NSTƯ và được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước. Chi NSNN bao gồm chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay, bội chi NSNN bao gồm toàn bộ các khoản vay để bù đắp chênh lệch thu, chi NSNN. Như vậy, phần vay được phản ánh 2 lần trong chi ngân sách: Lần thứ nhất sử dụng nguồn vay để chi, lần thứ hai chi trả nợ gốc khi đến hạn. Do đó, mức bội chi NSNN của Việt Nam thường cao hơn so với phương pháp tính bội chi ngân sách theo thông lệ quốc tế.
Theo Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội Bùi Đức Thụ, đó là sự khác biệt cơ bản giữa cách tính bội chi của nước ta và quốc tế, nếu tính theo thông lệ quốc tế thì bội chi NSNN của Việt Nam thấp hơn so với số liệu mà Chính phủ báo cáo ra Quốc hội.
Để so sánh các năm và căn cứ vào Luật NSNN thì bội chi NSNN năm 2015 Chính phủ trình là 226.000 tỷ đồng và bằng 5% GDP dự kiến. Như vậy thấp hơn 0,3% so với bội chi NSNN của năm 2014 (5,3% GDP). Vấn đề đặt ra là có giảm được hơn nữa không? Theo ông Bùi Đức Thụ, với thu NSNN là 911.100 tỷ đồng và bội chi NSNN dự kiến trình Quốc hội là 226.000 tỷ đồng trong năm 2015 thì tổng chi NSNN hơn 1,1 triệu tỷ đồng và mới đáp ứng một phần của nhu cầu chi. “Đối với chi thường xuyên, nhiều chế độ chính sách đã ban hành như cải cách tiền lương, hỗ trợ nhà ở đối với người có công là chúng ta chưa giải quyết được hoặc giải quyết được một phần, một số khoản phải giãn. Đối với chi đầu tư, chúng ta bố trí ở mức rất thấp, mới bố trí được 195.000 tỷ đồng, nếu so với bội chi 226.000 tỷ đồng, thì không đúng quy định của pháp luật là vay bù đắp bội chi chỉ sử dụng để đầu tư, chúng ta đang sử dụng một phần để trả nợ. Tôi cho chi đầu tư cũng là quá thấp”, trả lời phỏng vấn báo Hải quan, ông Bùi Đức Thụ nói.
Theo ông, chi trả nợ của Việt Nam, theo nghĩa vụ nợ đến hạn năm 2015 chúng ta phải trả 280.000 tỷ đồng, nhưng mới bố trí được 150.000 tỷ đồng, đủ để trả nợ nước ngoài và trả nợ một phần của nợ trong nước. Như vậy, bố trí được mức 150.000 tỷ đồng mới bằng hơn 60% nghĩa vụ trả nợ. Ông Bùi Đức Thụ cho hay: “Với tinh thần thắt chặt tài khóa, triệt để tiết kiệm chi nhưng chi NSNN 2015 mới bố trí được một phần của nhu cầu chi cấp bách. Nếu giảm bội chi nữa, tôi cho rằng các khoản chi tiếp tục cắt giảm sẽ khó khăn cho thực hiện và nếu như vẫn bố trí chi thường xuyên, chi đầu tư ở mức tối thiểu như Chính phủ trình, nếu giảm bội chi nữa thì dẫn đến giảm trả nợ, giảm trả nợ thì bội chi giảm nhưng dư nợ công không thay đổi thì chúng ta có nên giảm bội chi không?”.
Sẽ sửa Luật để tính lại bội chi
Được biết, để phản ánh đúng bản chất các khoản vay, phù hợp với thông lệ quốc tế, tăng cường tính minh bạch, tạo điều kiện hội nhập tốt hơn cũng như tranh thủ các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế và Chính phủ các nước, dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) trình Quốc hội tại kỳ họp này quy định: Bội chi NSNN là bội chi NSTƯ, được xác định bằng chênh lệnh giữa tổng chi NSTƯ và tổng thu NSTƯ; chi NSTƯ chỉ bao gồm chi trả nợ lãi. Đồng thời, để đảm bảo nguyên tắc cân đối ngân sách lành mạnh và phản ánh đầy đủ bội chi ngân sách, dự thảo Luật quy định: Bội chi NSTƯ được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước (phần chênh lệch giữa số vay trừ đi chi trả nợ gốc) và quy định rõ bội chi NSTƯ được xác định trên cơ sở chi NSTƯ, bao gồm chi đầu tư từ nguồn công trái, trái phiếu Chính phủ cho lĩnh vực giáo dục, y tế, giao thông, thuỷ lợi,...
Đối với khoản vay về cho vay lại tiếp tục thực hiện theo quy định hiện hành (không tính vào bội chi ngân sách) vì theo Bộ Tài chính, đây là khoản vay đã xác định được nguồn để trả nợ; đối tượng nhận vay chủ yếu là các DN.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, với điều chỉnh phạm vi tính như trên, bội chi NSNN năm 2014 ở mức 6,3% GDP, cao hơn 1% so với số bội chi đã trình ra Quốc hội trong dự toán NSNN năm 2014. Tuy nhiên, đây chỉ là vấn đề phương pháp tính toán (đưa thêm trái phiếu Chính phủ hiện nay đang để ngoài theo dõi riêng không tính vào bội chi NSNN), nên không thay đổi về mức dư nợ Chính phủ và ảnh hưởng đến an ninh tài chính. Với quy định này, việc vay nợ sẽ được quản lý, giám sát chặt chẽ, bội chi NSNN trong những năm tới sẽ phấn đấu giảm dần, đảm bảo các mức dư nợ Chính phủ, dư nợ quốc gia, dư nợ công trong giới hạn an toàn cho phép.
Theo cách tính mới này, Bộ Tài chính dự kiến tác động đến bội chi NSNN như sau: Dự toán NSNN năm 2014 bội chi NSNN tăng từ mức 5,3% GDP tính theo quy định của Luật NSNN hiện hành lên mức 6,3% GDP (tăng 1% GDP) nếu tính theo quy định của Luật NSNN (sửa đổi), chủ yếu do năm 2014 thực hiện phát hành trái phiếu Chính phủ ở mức cao; năm 2015- 2016 dự kiến bội chi NSNN tính theo quy định của Luật NSNN (sửa đổi) sẽ ở mức 5,5% GDP và 4,2% GDP.
(责任编辑:World Cup)
- ·Thực thi pháp luật, tuyên truyền công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã
- ·Đại Nam kéo dài thơi gian mở cửa miễn phí thêm 10 ngày
- ·ISIS công bố danh sách giá bán phụ nữ
- ·Tin tức thời sự mới nhất hôm nay ngày 13/11
- ·Nga và Ukraine trao đổi hơn 300 tù binh trước thềm năm mới
- ·Giám đốc Công an tỉnh ra đường bắt xe
- ·Dự báo thời tiết ngày mai 6/12/2014: Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển Đông
- ·Người Việt Nam hướng đến nạn nhân vùng ão Haiyan.
- ·Chủ tịch tỉnh ban bố tình trạng thiên tai khẩn cấp khi nào?
- ·Tin tức thời sự mới nhất hôm nay ngày 14/11
- ·Không để khiếu nại kéo dài với gói thầu 35 nghìn tỷ xây dựng sân bay Long Thành
- ·Đọc báo hôm nay: Những tin tức mới cập nhật 24h ngày 9/12
- ·Việt Nam đoạt giải quốc gia thu hút đầu tư sản xuất nhất châu Á
- ·Tình hình Ukraine: Nga yêu cầu chính phủ Ukraine ngừng tấn công quân sự ở miền đông
- ·Thời tiết hôm nay 29/12: Miền Trung mưa to, Nam Bộ mưa rào
- ·Tình hình Biển Đông ngày 21/10: Trung Quốc đang mở rộng gấp đôi diện tích đảo ở Trường Sa
- ·Bão số 4 mạnh lên cấp 11, Bắc bộ có mưa lớn
- ·Trung Quốc đáp trả Mỹ vụ xây đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông
- ·'Nhường chỗ' cho hồ chứa nước Ka Pét, rừng được khai thác và trồng mới thế nào?
- ·Tình hình Biển Đông ngày 9/11: Khả năng ảo và dã tâm thật của Trung Quốc sau giàn khoan Nam Hải 9