【kq bđ y】Nơi người bệnh vùng sâu gửi niềm tin
>> Nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm Ngày thầy thuốc Việt Nam
>> Hai điển hình tiêu biểu trong ngành y tế Bình Phước
BP - Khi trạm y tế ở khu vực thị trấn,vkq bđ y thị xã chủ yếu thực hiện chức năng tiêm chủng mở rộng thì ở xã Đức Hạnh (Bù Gia Mập) thuộc vùng sâu, đông đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, trạm y tế nơi đây đã phát huy hiệu quả cao, đem lại niềm tin cho người bệnh. Sự gần gũi, hỗ trợ tích cực và tại chỗ của đội ngũ thầy thuốc nơi đây đang ngày càng khẳng định vị trí cần thiết của mình.
Địa chỉ khám bệnh ban đầu uy tín
Là xã thuần nông, đa số kinh tế người dân Đức Hạnh dựa vào nông nghiệp nên điều kiện chăm sóc sức khỏe ban đầu còn nhiều hạn chế. Quyền điều hành Trạm Y tế xã Đức Hạnh Nguyễn Quý Như Ý (đang học bác sĩ chuyên ngành y học cổ truyền) cho biết: “Đức Hạnh là xã vùng sâu xa bệnh viện tuyến huyện. Vì vậy, người dân đến chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh ban đầu ở trạm khá đông, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2017, trạm có 324 bệnh nhân đến khám, chữa bệnh điều trị nội trú; 324 bệnh nhân điều trị theo y học cổ truyền; 3.386 lượt trường hợp chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình. Trang thiết bị của trạm tương đối đầy đủ, đảm bảo yêu cầu khám và chữa trị cho người bệnh. Ngoài ra, chúng tôi triển khai đầy đủ chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe thông qua khám, chữa bệnh hằng ngày và qua các buổi họp dân, sinh hoạt hội, đoàn thể...”.
Trạm Y tế xã Đức Hạnh thực hiện tốt nhiệm vụ góp phần vào hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới
Ông Điểu Driêng (1951) ở thôn Sơn Trung xúc động: “Gia đình tôi thuộc hộ nghèo của xã, không có phương tiện đi lại thuận lợi nên ít quan tâm chăm sóc sức khỏe. Chỉ khi nào bị bệnh nặng hoặc sơ, cấp cứu do tai nạn mới đến Trạm Y tế xã. Hiểu hoàn cảnh chúng tôi nên các thầy thuốc ở đây rất nhiệt tình chữa trị. Chúng tôi rất ưng cái bụng, không phải lo lắng gì”.
Khó khăn lớn nhất của Trạm Y tế xã Đức Hạnh là địa bàn rộng, dân cư đông nhưng lực lượng làm công tác y tế mỏng. Trạm phải sắp xếp nhân lực kiêm nhiệm; tổ chức khám bệnh theo đối tượng và phân chia nhân lực bám sát cơ sở để phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt tại các thôn đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như Sơn Trung và Bù Kroai.
Đảm bảo tốt chương trình mục tiêu y tế tuyến cơ sở
Trạm Y tế xã Đức Hạnh đạt chuẩn quốc gia vào ngày 30-8-2016 theo Quyết định số 2250/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc công nhận xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế đến năm 2020. Đó chính là động lực để cán bộ, nhân viên của trạm cống hiến nhiều hơn. Năm 2016, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 75% thì đến nay, gần 79% số dân đã tham gia; dự kiến đến năm 2020, trên 90% số dân tham gia bảo hiểm y tế. Đặc biệt, trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi đã giảm hơn một nửa so với tiêu chí cần đạt (13,5/31,4%). Từ khi được công nhận chuẩn quốc gia về y tế, Trạm Y tế xã Đức Hạnh luôn giữ vững các chỉ tiêu.
“Xã có địa bàn rộng, dân cư sống rải rác, thời tiết thay đổi thất thường và số dân di cư tự do vào làm ăn theo thời vụ đông nên việc kiểm soát bệnh tật, nhất là các bệnh lây nhiễm không dễ. Tuy nhiên, xác định xã Đức Hạnh là vùng sốt rét còn lưu hành, nhiều bệnh lây nhiễm dễ bùng phát thành dịch nên đội ngũ thầy thuốc của trạm luôn chủ động phòng chống theo mùa. Phòng chống lao, sốt xuất huyết, tâm thần, tay - chân - miệng, sởi... cũng được coi trọng. Hằng tháng, ngoài nhân viên y tế thôn, bản hoạt động thường xuyên ở 6/6 thôn báo cáo kịp thời tình hình thì nhân viên y tế của trạm được giao quản lý chương trình cũng đều đặn đến tận thôn giám sát, theo dõi, cấp thuốc. Nhờ đó, các bệnh đều được hạn chế qua các năm và trong tầm kiểm soát” - y sĩ Nguyễn Quý Như Ý chia sẻ.
Tuy nhiên, với một xã vùng sâu, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số khoảng 30% thì việc khám, chữa bệnh ở Đức Hạnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Việc thiếu bác sĩ, 4 y tế thôn bản chưa được đào tạo theo khung của Bộ Y tế, tỷ lệ thực hiện các biện pháp tránh thai, nhất là với đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp... là những hạn chế dễ thấy. Bí thư Đảng ủy xã Dương Văn Tý cho rằng, để động viên tinh thần phấn đấu, lãnh đạo xã mong muốn “ngành dọc” tăng cường bác sĩ về công tác tại trạm. Riêng xã đưa nội dung y tế vào tiêu chuẩn thi đua với các ban, ngành; tăng cường sự phối hợp giữa các ban, ngành nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân; đồng thời tạo mọi điều kiện cho nhân dân đến khám, chữa bệnh. Tập trung mọi nguồn lực, đặc biệt là ngay tại các thôn để tuyên truyền phòng chống bệnh, dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm...
Ngọc Tú
(责任编辑:La liga)
- ·Nhận định, soi kèo Al Najma vs Abha, 19h30 ngày 6/1: Cửa trên thắng thế
- ·Vận hành ổn định với công suất cao
- ·Đảng ủy Tổng cục Hải quan ra nghị quyết về nhiệm vụ thu
- ·Chấn chỉnh kỷ cương kỷ luật cán bộ, công chức thuế
- ·Nhận định, soi kèo U23 Braga vs U23 CD Mafra, 18h00 ngày 6/1: Tin vào đội khách
- ·Ông Âu Anh Tuấn, Quyền Cục trưởng Cục GSQL về hải quan trả lời phỏng vấn về đại lý thủ tục hải quan
- ·Chậm ban hành danh mục hàng hóa gây khó cho hải quan
- ·Việt Nam sẽ là cơ sở sản xuất của ASEAN?
- ·Nhận định, soi kèo Marbella vs Atletico Madrid, 03h30 ngày 5/1: Đá chơi thắng thật
- ·Inter Miami bổ nhiệm Mascherano làm HLV trưởng theo ý Messi
- ·Quả cầu Vàng 2025: Tôn vinh nghệ thuật và những câu chuyện đầy cảm hứng
- ·Indonesia tính thu thuế tài sản như thế nào?
- ·Cân nhắc biện pháp quản lý nhập khẩu sản phẩm CNTT trong danh mục cấm
- ·Kết quả bóng đá hôm nay 13/12
- ·Điều tra nguyên nhân tử vong của một nghi can trộm chó ở Bình Thuận
- ·Ronaldo biết trước Mbappe gặp sóng gió ở Real Madrid
- ·Ký Biên bản ghi nhớ Dự án BOT Nhiệt điện sông Hậu 2
- ·Sáng tạo nâng cao giá trị sản xuất
- ·Hà Nội muốn xây dựng tiếp đường Vành đai 5
- ·Bắc Ninh: Thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 34% dự toán