【thứ hạng của đội tuyển bóng đá quốc gia liechtenstein】Bộ trưởng Công Thương: Việt Nam có nguy cơ thiếu điện do nhiều dự án chậm tiến độ
Bộ trưởng Công Thương: Việt Nam có nguy cơ thiếu điện do nhiều dự án chậm tiến độ
Tổng công suất nguồn điện truyền thống có thể đưa vào vận hành giai đoạn 2016-2020 chỉ đạt gần 60%.
Tại phiên giải trình "Thực trạng,ộtrưởngCôngThươngViệtNamcónguycơthiếuđiệndonhiềudựánchậmtiếnđộthứ hạng của đội tuyển bóng đá quốc gia liechtenstein giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội' của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm nay (7/9), Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã báo cáo về tình hình thực hiện quy hoạch điện VII, quy hoạch điện VII điều chỉnh và phương hướng, kế hoạch thực hiện lập quy hoạch điện VIII. Bộ trưởng cho biết tổng công suất nguồn điện truyền thống có thể đưa vào vận hành giai đoạn 2016-2020 chỉ đạt gần 60%.
Để xảy ra tình trạng này là do việc huy động vốn cả tư nhân và nhà nước cho dự án điệnđều gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, nguồn năng lượng tái tạo dù phát triển nhanh nhưng hệ thống truyền tải giải tỏa công suất chưa đồng bộ, dẫn đến tình trạng, một số dự án điện(chủ yếu điện mặt trời) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, với tổng công suất khoảng 690 MW đã phải hạn chế một phần công suất phát. Tình trạng này sẽ được cải thiện vào cuối năm nay khi hệ thống truyền tải hoàn thành việc thi công.
Ngoài ra, việc đảm bảo nhiên liệu cho phát điện ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu cũng là một trong những nguyên nhân khiến nguồn cung điện truyền thống cho giai đoạn 2016-2020 bị thiếu hụt. Việt Nam đã phải nhập khẩu than và tới đây sẽ phải nhập khẩu LNG cho sản xuất điện. Bộ Công Thươngước tính cần nhập khoảng 60 triệu tấn than và 12 triệu tấn LNG vào 2030.
Những thách thức vừa nêu là hệ quả của việc xây dựng và chất lượng thực hiện chiến lược quy hoạch ngành điện chưa cao, thể hiện ở tính dự báo, điều chỉnh chưa kịp thời, thiếu đồng bộ và chưa có cơ chế giám sát thực hiện chiến lược, quy hoạch ngành điện.
Đồng thời, văn bản pháp luật về cung ứng điện còn nhiều bất cập, mâu thuẫn và vướng mắc như xác định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các dự án nhóm A có tổng mức đầu tư dưới 5.000 tỷ đồng sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước xây dựng trên địa bàn nhiều địa phương.
Bên cạnh đó, còn phải kể đến việc chưa có cơ chế đấu thầu để thu xếp vốn đầu tư cho ngành điện, chưa có chế tài ràng buộc trách nhiệm của các chủ đầu tư khi thực hiện chậm trễ dự án điện
Ngoài ra, kế hoạch, tiến độ thực hiện, xác định nguồn lực một số dự án điện cũng chưa rõ ràng. Nhiều vướng mắc trong đàm phán các dự án BOT khiến thời gian phát triển dự án kéo dài. Thêm nữa, cơ chế giá điện thiếu đột phá, chậm thay đổi, chưa có giá điện hai thành phần, giá mua điện theo miền, theo khu vực để đưa ra tín hiệu định hướng đầu tư và phát triển phụ tải.
Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc đầu tư phát triển ngành điện, đáp ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, Bộ Công Thươngkiến nghị Quốc hội xem xét ban hành một nghị quyết cho phép ngành điện thực hiện thí điểm một số chính sách chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành để hỗ trợ các chủ đầu tư dự án đẩy nhanh tiến độ các dự án.
Trong đó, đề xuất Thủ tướng có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án nhóm A có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng đến dưới 5.000 tỷ đồng sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách do các tập đoàn, tổng công ty nhà nước làm chủ đầu tư.
Trường hợp những dự án đầu tư xây dựng công trình điện nhóm A đã có trong quy hoạch phát triển điện lực được Thủ tướng phê duyệt, Bộ Công Thương kiến nghị cho phép chủ đầu tư không phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi mà được lập ngay báo cáo nghiên cứu khả thi để quyết định đầu tư dự án.
Đồng thời, Bộ Công Thương còn đề xuất được áp dụng cơ chế Nhà nước cho vay với lãi suất vay tín dụng đầu tư ưu đãi từ nguồn tín dụng đầu tư của Nhà nước hoặc được cấp bảo lãnh Chính phủ về vốn vay theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công đối với đầu tư phát triển dự án công nghiệp điện.
Ngoài ra, với những dự án điện phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì cho phép chủ đầu tư cam kết đảm bảo về bảo vệ môi trường (không phải thực hiện lập, trình phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường). Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường sẽ được thực hiện trong giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
Thêm nữa, Bộ Công Thương cũng kiến nghị cho phép các dự án điện thuộc trường hợp là công trình được xây dựng theo lệnh khẩn cấp hoặc công trình điện xây dựng nhằm đảm bảo an ninh cung cấp điện thì chỉ phải xin chủ trương điều chỉnh quy hoạch của Thủ tướng mà không phải thực hiện các thủ tục điều chỉnh quy hoạch.
Cuối cùng, Bộ Công Thương còn đề xuất xem xét ủy quyền cho các bộ quản lý ngành một số nội dung công việc trong quá trình triển khai xây dựng và điều chỉnh các quy hoạch ngành.
Ông Phùng Quốc Hiển, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu quan điểm phải tập trung xử lý, giải quyết những tồn tại, vướng mắc để đưa 10 dự án điện chậm tiến độ vào vận hành, nhất là các dự án Long Phú 1, Thái Bình 2, Vũng Áng 2… Đồng thời, ngành điện còn được yêu cầu triển khai các tuyến truyền tải điện đã được phê duyệt, đã có quy hoạch trên nguyên tắc đã có dự án nguồn điện cần phải có dự án đường truyền để điện đi từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, ông Hiển còn yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương xây dựng, bổ sung, hoàn thiện và thông qua quy hoạch của ngành năng lượng nói chung và quy hoạch sơ đồ điện VIII nói riêng đảm bảo có tầm nhìn, có sự kế thừa sơ đồ điện VII điều chỉnh, tránh tư tưởng cục bộ của các bộ, ngành, địa phương.
Ngoài ra, Phó Chủ tịch Quốc hội còn yêu cầu ngành Công Thương tăng cường ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại có khả năng tiết kiệm nguyên liệu, tiết kiệm chi phí, giảm thải tác hại môi trường.
Về cơ chế giá điện, Bộ Công Thương được yêu cầu tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện giá bán buôn và bán lẻ điện đảm bảo các nguyên tắc của cơ chế thị trường, tính đúng, tính đủ và tạo nguồn lực tài chính để tái đầu tư ngành năng lượng, khắc phục cho được cách tính giá điện chưa hợp lý như hiện nay.
Về phương hướng phát triển điện lực giai đoạn 2021-2030, Bộ Công Thương dự báo nhu cầu điện thương phẩm sẽ duy trì mức tăng khoảng 8% trong giai đoạn 2021-2030, trong đó dự kiến đạt khoảng 337,5 tỷ kWh vào 2025 và đạt khoảng 478,1 tỷ kWh vào 2030. Đồng thời, công suất nguồn điện đến 2030 dự kiến khoảng 138.000 MW, trong đó nhiệt điện than chiếm 27%, nhiệt điện dầu và khí chiếm 19%, thủy điện chiếm 18%, điện gió và mặt trời chiếm 28%, nhập khẩu 5%, còn lại là các nguồn khác.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cho biết sẽ trình Thủ tướng quy hoạch điện VIII trong tháng 10 và được phê duyệt trong năm nay.
- ·Nên làm gì khi điện thoại thông minh bị lỗi sạc
- ·Sự thật thông tin người nhóm máu O hay bị muỗi đốt
- ·Xuất nhập khẩu hơn 25 tỷ USD trong nửa tháng, nhiều nhóm tăng đột biến
- ·Bật báo động đỏ cấp cứu người đàn ông trẻ vỡ tim sau tai nạn
- ·Bình Phước police hailed for strong performance in maintaining local security, order
- ·Danh mục 12 nhóm dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam
- ·Bí ngô đầu bảng về dinh dưỡng giúp phòng ung thư và bệnh tim mạch
- ·Dịch bùng phát, TPHCM đồng loạt tiêm vắc xin sởi cho trẻ
- ·SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt mức 15% trong năm 2025
- ·Nữ bác sĩ đột quỵ giữa đêm được ra viện về nhà
- ·Mạng xã hội, não bộ suy yếu và làm quen lại với việc đọc sách
- ·Lần đầu tiên tôm đông lạnh xuất khẩu đi EU theo EVFTA
- ·CPI tháng 8 tăng 0,07%, thấp nhất trong 5 năm qua
- ·Đặc sản Việt vào siêu thị lớn, xuất Singapore, xuất Nhật
- ·Bình Phước: Đề nghị tạm đình chỉ trưởng công an xã trong clip đấm đá dân
- ·Ba chữ giúp cụ ông sống thọ 108 tuổi
- ·Người phụ nữ trẻ nhập viện cấp cứu sau 2 ngày đi chơi ngoài nắng
- ·Bộ trưởng Bộ KH&ĐT: Thực thi EVFTA đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam
- ·Từ ngày 01/1/2025, những đối tượng nào được chi trả 100% bảo hiểm y tế?
- ·Ca mắc sởi tăng nhanh, lãnh đạo Sở Y tế TPHCM yêu cầu xử lý người anti vắc xin
- Tìm thấy bia đá bí ẩn khắc loại ngôn ngữ thất truyền Bashplemi
- [eMagazine] Tiêu chuẩn trong ứng phó với biến đổi khí hậu
- Đại hội thường niên các tổ chức đánh giá sự phù hợp Châu Á 2017
- Công chúa lấy chồng xa nhất trong lịch sử Trung Hoa
- Ngành Nông nghiệp và định hướng tăng trưởng gắn với chất lượng
- TS. Cấn Văn Lực dự báo M&A tăng mạnh và sự trở lại của 'nhà đầu tư kền kền'
- Lật tẩy những chiêu trò nhập khẩu, kinh doanh dầu nhờn kém chất lượng
- Volkswagen ra mắt mẫu sedan đẹp long lanh, động cơ đạt tiêu chuẩn cao
- Hệ quả khôn lường khi bổ sung vi chất 'bừa' cho con trẻ
- Thành phố thông minh hưởng lợi từ lực lượng đặc nhiệm tiêu chuẩn quốc tế mới