【lich thi đấu ngoại hạng】Thách thức nguồn cung điện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu không được để thiếu điện
Đây không phải là lần đầu tiên người đứng đầu Chính phủ nhắc tới thông điệp này. Trước đó,áchthứcnguồncungđiệnThủtướngChínhphủyêucầukhôngđượcđểthiếuđiệlich thi đấu ngoại hạng Thủ tướng Chính phủ từng phát biểu “nếu cắt điện sẽ bị cắt chức”.
Yêu cầu không được để thiếu điện của Thủ tướng được đưa ra trong điều kiện các nguồn cung điện đang gặp những khó khăn nhất định.
Nhà máy thuỷ điện Hoà Binh hạn nhất trong 30 năm kể từ khi đi vào vận hành |
Theo báo cáo của EVN, năm 2019, tình hình khô hạn xảy ra ở hầu hết các khu vực, nước về các hồ chứa ở mức rất thấp. Đặc biệt nước về các hồ thủy điện lưu vực sông Đà thấp nhất trong 30 năm trở lại đây (kể từ khi có Nhà máy thuỷ điện Hòa Bình). Nên sản lượng thủy điện năm 2019 giảm 16,3 tỷ kWh so với năm 2018 và thấp hơn 7,0 tỷ kWh so kế hoạch. Đồng thời, tổng lượng nước tích trong các hồ thủy điện đến cuối năm 2019 hụt trên 11 tỷ m3 so với đầy hồ, tương ứng sản lượng điện thiếu hụt khoảng 4,5 tỷ kWh.
Việc đảm bảo các nguồn nhiên liệu khác cho phát điện còn gặp nhiều khó khăn
Đơn cử như nguồn khí Đông Nam bộ đã suy giảm mạnh, sản lượng khí cấp đầu năm 20 triệu m3/ngày, đến cuối năm giảm còn 16,5 triệu m3/ngày. Đối với khí Tây Nam bộ quyền nhận khí phía Việt Nam giảm còn một nửa so với trước đây, nhưng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chưa thống nhất với phía Petronas mua khí bổ sung để cấp cho phát điện.
Cạnh đó, nguồn than sản xuất trong nước không đáp ứng nhu cầu nên phải nhập khẩu than để bổ sung, điều này ảnh hưởng đến chất lượng than, đồng thời làm tăng chi phí mua than. Đối với than nhập khẩu, chủ yếu từ thị trường Indonesia, có nhiều yếu tố rủi ro về chính sách, thời tiết, tôn giáo, chỉ số than.
Ông Nguyễn Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) cho hay, tổng sản lượng thủy điện thủy điện theo nước về năm 2019 thấp hơn 10,6 tỷ kWh so với kế hoạch năm, tương đương với 14,3% tổng sản lượng thủy điện dự kiến huy động theo kế hoạch năm.
Không chỉ khó khăn về nhiên liệu đầu vào cho các nhà máy hiện có phát điện, với các công trình mới, việc triển khai đầu tưcũng gặp nhiều trắc trở.
Năm 2019, giá trị khối lượng đầu tư toàn Tập đoàn ước đạt 100.480 tỷ đồng, bằng 95,8% kế hoạch. Giá trị giải ngân ước đạt 98.748 tỷ đồng, bằng 94,1% kế hoạch.
Đáng nói là việc đầu tư xây dựng cơ bản tại EVN vẫn đang tiếp đà đi xuống từ năm 2016 trở lại đây, khi giá trị khối lượng đầu tư năm sau giảm hơn năm trước.
Cụ thể, năm 2016, giá trị khối lượng đầu tư toàn EVN là 134.858 tỷ đồng; năm 2017 giảm xuống còn 130.934 tỷ đồng; năm 2018 chỉ còn là 118. 894 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, năm 2020, giá trị đầu tư của EVN chỉ còn là 93.216 tỷ đồng.
Năm 2019, EVN đã phải huy động gần 1,8 tỷ kWh điện và tới năm 2020, kế hoạch là huy động ít nhất 3,4 tỷ kWh điện chạy dầu.
Nguồn khí thiếu khiến nhiều nhà máy điện khí phải đổ dầu vào thay thế |
Cũng theo tính toán của A0, các năm từ 2021-2025 sẽ thiếu nguồn cung lớn, cao nhất là 15 tỷ kWh ở năm 2023 và thấp nhất là 1,9 tỷ kWh năm 2025. Mặc dù hiện nay đã có sự cân đối giải pháp tối đa các nguồn hiện có, khiến sản lượng điện thiếu trong giai đoạn 2021 - 2025 đã giảm xuống chỉ còn khoảng 1,2 tỷ - 8,9 tỷ kWh/năm nhưng thách thức vẫn còn rất lớn.
Nhận xét, các dự áncung ứng điện chậm tiến độ, gặp khó khăn, dẫn tới nguy cơ thiếu điện trong những năm tới mà cụ thể khi rà soát 60 dự án nguồn điện có công suất lớn trên 200 MW dự kiến đưa vào vận hành giai đoạn đến 2030 thì có đến 35 dự án đang triển khai với tổng công suất 39.000 MW chậm tiến độ, trong đó, EVN có 7 dự án chậm tiến độ, Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh, phát triển điện phải đi trước một bước, điện có vị trí quan trọng đối với nền kinh tếvà đời sống nhân dân. Sắp tới, sẽ thông qua quy hoạch điện lực, nhất là Tổng sơ đồ 8 cũng như Chiến lược năng lượng, Chiến lược phát triển ngành điện.
Thủ tướng cũng giao Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệpphối hợp với EVN và các tập đoàn lớn trong điều hành tốt than và khí cho việc cung ứng điện với quan điểm nếu thiếu khí thì phải ưu tiên cho sản xuất điện.
“Hơn ai hết, trong lúc hạn hán, thiếu nước ở miền Bắc, miền Trung, hạn hán ở miền Nam thì EVN càng phải thể hiện vai trò chủ đạo, nhiệm vụ bảo đảm cung cấp điện, vận hành an toàn hệ thống điện. Có phương án ứng phó tình hình khô hạn, nắng nóng, nhu cầu điện tăng cao”, Thủ tướng nói và giao Bộ Công Thương xây dựng, trình một Chỉ thị về sử dụng, tiết kiệm điện hiệu quả để trình ngày trong tháng 1/2020.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Apple điều tra sự cố iPhone 7 Plus cùng phát nổ giống Note 7
- ·Bạc liêu: Kết nối cung
- ·Cầu thủ Việt Nam quyết tâm dành tặng món quà ý nghĩa cho thầy Park
- ·Cơn mưa lời khen từ cổ động viên châu Phi dành cho đội tuyển Maroc
- ·Nhạc trực tuyến Apple Music cán mốc 20 triệu người dùng trả phí
- ·Phương Trang nâng cao chất lượng xe buýt hoạt động tại Cần Thơ
- ·Vòng 4 Night Wolf V.League 2023, Becamex Bình Dương
- ·Dịch vụ spa dưỡng sinh thư giãn, làm đẹp được ưa chuộng
- ·Soi kèo góc Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1
- ·Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng 2022: Đà Nẵng tăng lực hút từ dự án công nghệ cao
- ·Tắm ở bể bơi, nam sinh 14 tuổi chết đuối
- ·Bộ Giao thông Vận tải phát tín hiệu cảnh báo một nhà đầu tư cao tốc Cam Lâm
- ·Thừa Thiên Huế tập trung xúc tiến, mở rộng thu hút đầu tư từ Philippines
- ·Hơn 11.000 thành viên các đoàn thể thao tham dự SEA Games 32
- ·Nữ giáo viên mất gần 100 triệu đồng vì dính bẫy lừa trúng thưởng
- ·Chốt 6 ngành nghề ưu tiên thu hút đầu tư vào Khu Kinh tế Vân Phong
- ·Becamex Bình Dương hòa Hoàng Anh Gia Lai 1
- ·Hồ sơ xin điều chỉnh dự án của Công ty Phong Phú
- ·Đơn vị sự nghiệp có được sử dụng chung tài sản công?
- ·Trà Vinh xây dựng Cụm công nghiệp Phú Cần