【kqbd đêm qua】Lao động di cư về quê trước tết
Nhiều lao động di cư đã chọn ở lại quê hương và có việc làm, thu nhập ổn định |
Về quê để tránh các khoản "chi tiêu"
Anh Viết Sỹ, quê xã Điền Hải, huyện Phong Điền thời gian qua vào làm ăn ở TP. Hồ Chí Minh. Trừ năm bùng dịch lớn, những năm còn lại khoảng cận tết Nguyên đán hoặc trước tết khoảng 10 ngày anh mới về quê đoàn tụ cùng gia đình. Nhưng năm nay, chưa tới tháng chạp Âm lịch, anh và một số lao động cùng quê đã phải kéo nhau về quê đón "tết sớm".
Cũng như anh Sỹ, chị Phạm Chi ở xã Vinh Hà, huyện Phú Vang cũng "hồi hương" đón tết từ cách đây hơn nửa tháng. Chị Chi cho biết, do công ty cắt giảm ngày công, thay vì trước đây có lúc làm hơn 30 công/tháng mà giờ chỉ còn 14 công/tháng. Ngày công giảm kéo theo tiền lương, thu nhập giảm chỉ còn một nửa, trong khi nghe đâu lương thưởng tết năm nay chẳng bõ bèn, nên chị đành về quê để tránh phải chi tiêu thêm các khoản đắt đỏ như tiền thuê nhà, tiền ăn... "Về quê ăn tết sớm trong tình thế "chẳng đặng đừng" nên công nhân làm ăn xa quê như chúng tôi cũng không mấy thoải mái cho chuyện chi tiêu tết năm nay. Nhưng bù lại, được về quê ăn tết sum vầy cùng gia đình, người thân cũng là "món ăn" tinh thần rất lớn", chị Chi tâm sự.
Dự đoán tình hình còn khó khăn, chị Lê Thị Tuyết ở Phong Chương, Phong Điền làm công nhân may ở Bình Dương trù tính sẽ không "Nam tiến" nữa mà quyết định ăn tết xong sẽ xin vào Công ty may Scavi ở Khu công nghiệp Phong Điền qua thông báo công ty này đang cần tuyển 1.000 lao động ở nhiều vị trí việc làm. Với kinh nghiệm và tay nghề vững, chị Tuyết hy vọng sẽ được công ty tuyển dụng với mức lương cao, đảm bảo chi phí sinh hoạt cũng như dành dụm một khoản tiết kiệm phòng thân.
Đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) chia sẻ, trong bối cảnh bình thường, nhiều người lao động đi làm ăn xa phải sống tằn tiện, gửi con về quê nhờ ông bà chăm giúp, số tiền tích lũy cũng không được mấy đồng. Nên trước tình hình khó khăn của doanh nghiệp, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, những đối tượng lao động di cư này càng dễ bị tổn thương. Ngành sẽ tìm mọi cách để hỗ trợ về kết nối tạo việc làm, duy trì đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp...
Tạo việc làm, ổn định thị trường lao động
Theo thống kê của ngành LĐTB&XH tỉnh, gần đây, lao động qua đào tạo nhập cư và di cư từ Thừa Thiên Huế có xu hướng giảm. Tuy nhiên, lao động qua đào tạo di cư từ Thừa Thiên Huế đến các tỉnh, thành phố khác cao hơn so với số lao động nhập cư đến tỉnh. Năm 2022, số lao động qua đào tạo di cư hơn 16 nghìn người, gấp 1,8 lần so với lao động nhập cư. Chủ yếu ở nhóm lao động nữ, nhóm tuổi từ 25-34 tuổi, có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ cao đẳng, đại học trở lên. Phần lớn lao động di cư từ Thừa Thiên Huế đến TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương làm việc trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Một số lao động di chuyển sang các tỉnh lân cận, như Đà Nẵng, Quảng Nam làm việc trong các ngành du lịch, lữ hành, lưu trú và ăn uống. Phần lớn lao động qua đào tạo nhập cư và di cư đang làm việc trong ngành dịch vụ.
Tín hiệu đáng mừng cho thị trường lao động của tỉnh là gần đây, ở các địa phương, khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh hình thành một số nhà máy về may mặc, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, chế tạo máy, chế biến thực phẩm... đã tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Riêng năm 2023, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho hơn 17.000 người, trong đó hơn 2.000 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đây chính là cơ hội việc làm để lao động từ các thành phố lớn dịch chuyển về địa phương. "Mặc dù so với mức lương được chi trả thấp hơn so với khi làm việc ở các tỉnh, thành phố lớn, nhưng so về chi phí sinh hoạt, các khoản tiền thuê nhà, tiền học cho con... lại thấp hơn, dễ tích lũy tiết kiệm", đại diện Sở LĐTB&XH phân tích.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 12% lao động có việc làm yêu cầu kỹ năng cao, khoảng 79% lao động có việc làm yêu cầu kỹ năng trung bình và khoảng 9% lao động có việc làm yêu cầu kỹ năng thấp. Có khoảng 25% lao động có việc làm yêu cầu kỹ năng phù hợp trình độ, 4,6% việc làm yêu cầu kỹ năng thấp hơn trình độ và 70% việc làm yêu cầu kỹ năng cao hơn trình độ.
Để ổn định thị trường lao động, tạo việc làm cho người dân ổn định cuộc sống, an sinh xã hội, ngoài chú trọng đào tạo tay nghề còn cần nhiều giải pháp đồng bộ. Ngành LĐTB&XH sẽ tăng cường kết nối, cung cấp thông tin về thị trường lao động, triển khai các hình thức, phương thức giúp người lao động dễ tiếp cận thông tin tuyển dụng, với các nguồn tuyển dụng uy tín, các doanh nghiệp, tổ chức đang cần tuyển việc làm. Về lâu dài, tỉnh cũng cần có chính sách thu hút đầu tư, hình thành nhiều doanh nghiệp với nhiều ngành nghề và tiền lương thỏa đáng để người lao động yên tâm làm việc, ổn định cuộc sống.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Chủ tịch Hà Nội khen thưởng công an truy bắt đối tượng bắt cóc trẻ em
- ·Giá đất lao dốc, chung cư, biệt thự vẫn được “lùng” mua nhiều nhất
- ·Vững niềm tin, ta cùng nhau vững bước
- ·Đảng bộ bộ phận khu vực 4 làm theo gương Bác
- ·Thu hồi và tiêu hủy kem dưỡng trắng da ngăn ngừa nám Bảo Xinh
- ·Đề nghị rà soát, lắp đặt đèn tín hiệu giao thông
- ·Ðề nghị kéo điện hạ thế
- ·Đề nghị sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục
- ·Lai Châu chú trọng nâng tầm chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân
- ·Khởi công Nhà ga T3 sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất trị giá gần 11.000 tỷ đồng
- ·Nhận định, soi kèo Cartagena vs Leganes, 21h30 ngày 5/1: Giải quyết sau phút 90
- ·Xã Tân Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên: Hoàn thành 5 tuyến đường ngõ hẻm nông thôn
- ·Yêu cầu cấp bách của AIPA là tăng cường đoàn kết, phát triển ngoại giao nghị viện
- ·Đồng bộ giải pháp, tiến tới loại trừ bệnh dại
- ·Xuất cấp hơn 1.128 tấn gạo dự trữ quốc gia cho tỉnh Gia Lai dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt
- ·Việt Nam thu hút công nghệ chế biến hiện đại của EU thông qua FDI
- ·Đất nền tại một số tỉnh miền Bắc vẫn tăng giá
- ·ADB dự báo Việt Nam tăng trưởng 1,8% trong năm nay
- ·BẢN TIN THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH BÁO HẬU GIANG 7h ngày 4
- ·Giáo dục phiên bản 5.0