【7m ti so】Đồng Sậy ngày mới
Chuyển dịch cơ cấu sản xuất tạo ra luồng gió mới cho Ðồng Sậy. Từ vùng đất phèn hoang vu giờ đã biến thành những đầm tôm - lúa, tôm - cua và rẫy hoa màu bạt ngàn.
Trung tâm hành chính xã, trạm y tế, trường học, bưu điện văn hoá,… được xây dựng khang trang là những gì phóng viên ghi nhận được sau một buổi rong ruổi trên vùng đất phèn đầy khó khăn trước kia mà nhiều người vẫn quen gọi với cái tên Ðồng Sậy. Ðồng Sậy gian khổ một thời nay đã đổi thịt, thay da.
Đồng Sậy bao gồm 2 khu vực là Ðồng Sậy Lớn thuộc Ấp 1 và Ðồng Sậy Nhỏ thuộc Ấp 2 của xã Thới Bình, huyện Thới Bình. Thời kháng chiến, nơi đây là vùng đất đã nuôi chứa cán bộ cách mạng.
Một thời gian khó
Do địa thế giao nhau của nhiều tuyến kinh toả ra nhiều hướng, Ðồng Sậy là một vị trí quan trọng được địch chọn đóng đồn nhằm tạo thành chuỗi liên hoàn với đồn Ðầu Nai, Ô Rô, Cây Gừa,… trong các thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Mô hình nuôi cua trong vuông tôm đang cho thu nhập cao và được người dân trong xã nhân rộng. |
Vào những năm 1940, nơi đây là rừng. Khi địa chủ Hoà Khện về đây lập khu, tiến hành cho phá rừng, sậy mới bắt đầu mọc. Sinh ra, lớn lên và từng tham gia kháng chiến ở khu vực này, ông Bùi Vũ Thanh, nguyên Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Thới Bình, nhớ lại, khu vực này lúc đó chỉ có khoảng 20 gia đình. Thời điểm đó mọi người hay gọi Ðồng Sậy Lớn là Lẫm Hoà Khện, còn Ðồng Sậy Nhỏ là Lẫm Thầy Cai. Tuy nhiên, sau đó sậy mọc quá nhiều nên mọi người gọi là Ðồng Sậy và trở thành địa danh đến bây giờ.
Ðến thời kỳ bình định những năm 1970-1971, do có địa thế quan trọng nên Mỹ lại về đây lập nên đồn Ðồng Sậy để tạo thành thế liên hoàn với các đồn Ðầu Nai, Ô Rô, Cây Gừa,… Khi ấy khu vực này cũng chỉ mới được khoảng 40 hộ gia đình. Ông Thanh cho biết: “Một điều đặc biệt là cả 40 gia đình này đều theo cách mạng và làm nên những trận đánh đồn Ðồng Sậy vang tiếng”.
Ông kể tiếp, vào năm 1973, người dân ở đây vừa làm cơ sở và binh vận, kết hợp với lực lượng vũ trang xã, huyện đã dễ dàng tiêu diệt đồn Ðồng Sậy. Năm 1974, địch đóng lại đồn, nhưng cũng chỉ vài tháng, người dân địa phương đã giải phóng Ðồng Sậy lần thứ hai.
Hoà bình lập lại, gần như toàn bộ khu vực Ðồng Sậy là sậy và năn. Theo ông Thanh, đất năn và sậy cộng với phèn nên sản xuất lúa vô cùng khó khăn, làm lúa hầu như năm nào cũng thất bại.
Ðất phèn chuyển mình
Khó khăn đeo bám người dân Ðồng Sậy trong suốt thời gian dài, mãi đến giai đoạn 2001-2002, khi nơi đây được chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ độc canh cây lúa sang làm 1 vụ tôm - 1 vụ lúa. Ông Thanh nhớ lại: "Những năm mới chuyển dịch, nuôi tôm trúng lắm, 1 ha bình quân thu về trên 100 triệu đồng/năm".
Chuyển dịch cơ cấu sản xuất tạo ra luồng gió mới cho Ðồng Sậy. Từ vùng đất phèn hoang vu giờ đã biến thành những đầm tôm - lúa, tôm - cua và rẫy hoa màu bạt ngàn. Tuyến kinh Tân Phong, đoạn từ kinh Hai Ngó đến kinh xáng Láng Trâm, dài khoảng 4 km, hai bên bờ gần như không mảnh đất nào trống. Những giàn dưa leo, khổ qua cho đến giồng cải củ thay nhau lấn dần cỏ dại, lau sậy.
Anh Trần Văn Hận, một trong những người khá lên nhờ trồng màu ở khu vực này, cho biết, anh vừa trúng đậm vụ dưa leo, chỉ khoảng 3 công đất mà từ đầu năm đến nay đã thu lãi gần 150 triệu đồng.
So sánh cuộc sống hôm nay với cách đây hơn chục năm, bà Nguyễn Thị Hường ví von: “Sáng mở mắt ra bắt được 2-3 con cua là bằng làm lúa ròng rã cả năm trời”.
Làm ăn thuận tiện nên người dân về đây sinh sống ngày một đông hơn. Chỉ mấy mươi nóc nhà trước kia thì giờ đây chỉ tính riêng Ấp 1 (Ðồng Sậy Lớn) đã có 348 hộ. Ðặc biệt vào năm 2013, khi trụ sở hành chính xã được di dời về đây, Ðồng Sậy Lớn mỗi ngày một sầm uất hơn với nhiều cơ sở kinh doanh chen nhau mọc lên, tạo ra diện mạo mới cho xứ lau sậy này.
Phó Chủ tịch UBND xã Thới Bình Nguyễn Thanh Toàn vui mừng cho biết: "Ðồng Sậy Lớn có 348 hộ, nhưng giờ chỉ còn 12 hộ nghèo và 7 hộ cận nghèo, Ðồng Sậy Nhỏ giờ cũng còn không tới 3% hộ nghèo. Ðặc biệt, Ðồng Sậy Lớn giờ đã trở thành trung tâm hành chính của xã với đầy đủ cơ sở hạ tầng từ điện, đường, trường học, trạm y tế và cả bưu điện văn hoá".
Những khu vực khó khăn nhất chuyển mình góp phần làm cho diện mạo xã ngày một đổi thay. Ðến nay, xã Thới Bình đã đạt 14/19 tiêu chí nông thôn mới. Ông Toàn cho biết, xã đang phấn đấu đến năm 2018 sẽ được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới./.
Bài và ảnh: Nguyễn Phú
(责任编辑:La liga)
- ·Nâng hạng thị trường chứng khoán có tác động ra sao đến dòng vốn ngoại?
- ·Thích tải app lạ, coi chừng tự rước họa !
- ·Thông tin quan trọng về bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên năm học 2023
- ·Cấm cũng như không ?
- ·Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ bị tin tặc tấn công?
- ·Sao mua vàng tiệm này, đi bán tiệm khác lại lỗ muốn tuột… huyết áp ?
- ·Khách quan, chính xác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo
- ·Một chặng đường nâng chất tuyên truyền lưu động
- ·Ngành nước tại Việt Nam gặp thách thức lớn do biến đổi khí hậu
- ·Thiết thực mô hình “Tấm lòng nhân ái”
- ·BẢN TIN THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH BÁO HẬU GIANG 7h ngày 4
- ·Chăm lo gia đình chính sách, hộ nghèo: Việc làm thường xuyên
- ·Đề phòng mưa giông, sét đánh trong giai đoạn chuyển mùa
- ·Học hè hay chơi hè ?!
- ·Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
- ·Mùa Euro, vui quá coi chừng hóa “bác thằng bần”...
- ·Vui, buồn từ chuyện bộ phim đặt hàng...
- ·Giúp người lao động bị thất nghiệp ổn định cuộc sống
- ·Đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, hướng dẫn thực thi pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- ·Sạt lở làm sụp 2 căn nhà