【lịch đấu】Phát triển Khu công nghiệp sạch Kim Động: UBND tỉnh Hưng Yên có “cản bước” nhà đầu tư?
Hơn 10 năm không hoàn thành xong giải phóng mặt bằng
Mới đây,áttriểnKhucôngnghiệpsạchKimĐộngUBNDtỉnhHưngYêncócảnbướcnhàđầutưlịch đấu Báo Công Thương nhận được phản ánh của ông Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng DĐK (Công ty DĐK, địa chỉ số 8, lô 5A, đường Trung Yên 9, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) về những vướng mắc tại Dự án Khu công nghiệp sạch Kim Động.
Một góc Khu công nghiệp sạch Kim Động vẫn còn là cánh đồng |
Theo ông Dương, đến nay, Công ty DĐK đã khẩn trương, nghiêm túc tiến hành thực hiện các bước theo trình tự đầu tư thực hiện dự án theo tiến độ được duyệt và các quy định pháp luật hiện hành với mục tiêu đưa dự án vào hoạt động đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án, Công ty DĐK đã gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, UBND huyện Kim Động chủ trì công tác bồi thường, đền bù giải phóng mặt bằng của dự án nhưng không tháo gỡ vướng mắc khiến nhà đầu tư không thể triển khai các bước tiếp theo.
Theo lãnh đạo Công ty DĐK, ngày 22/3/2022, nhà đầu tư có Văn bản số 535/DĐK-DA gửi Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên, kiến nghị nhiều vấn đề trong quá trình thực hiện Dự án Khu công nghiệp sạch Kim Động. Văn bản nêu rõ, dự án trên được Ban quản lý Khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 05221000120 ngày 17/12/2010 và UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 1540/QĐ-UBND ngày 2/7/2021.
Hồ sơ của Công ty DĐK thể hiện tổng diện tích đất thu hồi cho dự án giai đoạn 1 khoảng 100ha, nhưng đến nay, sau 11 năm cấp giấy chứng nhận đầu tư mới chỉ thực hiện kiểm đếm được 46,3ha với tổng kinh phí đền bù hơn 152 tỷ đồng. Công ty DĐK hợp đồng với Trung tâm phát triển quỹ đất của tỉnh Hưng Yên thực hiện và đã chuyển 30 tỷ đồng. Phần diện tích còn lại là 53,7ha của dự án được giao cho UBND huyện Kim Động GPMB với tổng kinh phí hỗ trợ bồi thường khoảng 155 tỷ đồng. Trong các cuộc họp liên ngành, lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Động luôn báo cáo “đã hoàn thành 100% công tác kiểm đếm, quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng cho cả 100ha của giai đoạn 1 và chủ đầu tư không có tiền để chi trả”.
Tuy nhiên, Công ty DĐK cho rằng, UBND huyện Kim Động và các ban ngành của huyện có liên quan không triển khai thực hiện công tác đền bù giải tỏa dẫn đến thiệt hại rất lớn về tài chính cho chủ đầu tư, khiến cho dự án không thể triển khai được.
Trước đó, ngày 4/6/2021, Công ty DĐK cũng đã có Văn bản số 313/CV-DĐK đề nghị các cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án hỗ trợ bồi thường, GPMB Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Kim Động theo đơn giá mới. Cũng tại các cuộc họp, Công ty DĐK đã nhiều lần đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt chủ đầu tư vì chậm triển khai để làm căn cứ bồi thường chênh lệch theo đơn giá mới, tránh 01 dự án 02 đơn giá không đồng bộ. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được các cấp có thẩm quyền giải quyết.
Để có cơ sở cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng, ngày 29/3/2021, ngày 14/4/2021, Công ty DĐK cũng đã có các văn bản 253/DĐK-DA, 26/DĐK-DA đề nghị cung cấp hồ sơ thu hồi đất, phương án bồi thường GPMB, bản đồ đánh dấu diện tích đã đền bù của dự án, đồng thời có nhiều công văn đề nghị cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ thực hiện thủ tục về đất đai để giải phóng mặt bằng Khu công nghiệp sạch Kim Động, trong đó công ty luôn cam kết bố trí đủ tài chính, nhân lực để thực hiện đúng tiến độ của dự án.
“Tuy nhiên, đến nay công ty vẫn chưa nhận được bất kỳ tài liệu, thông báo nào bằng văn bản về việc chuyển kinh phí của Hội đồng hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Kim Động để công ty thực hiện chuyển tiền chi trả hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng’’- Văn bản số 535/DĐK-DA nêu rõ.
Ngày 25/2/2022, đại diện chủ đầu tư tiếp tục làm việc với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Động về các công việc đã và đang triển khai. Tuy nhiên đơn vị này trả lời vẫn đang triển khai thực hiện. Trước đó, ngày 27/10/2021, UBND huyện Kim Động đã ra văn bản thông báo thu hồi đất của 926 hộ dân để thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Kim Động, quy định thời gian điều tra, khảo sát đo đạc, kiểm đếm là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp. Đến nay đã hơn 4 tháng triển khai, kết quả là vẫn “giậm chân tại chỗ”.
UBND tỉnh Hưng Yên “ngâm” hồ sơ hơn 10 năm không giải quyết ?
Không chỉ có dấu hiệu báo cáo “sai sự thật” về tiến độ giải phóng mặt bằng mà dự án Khu công nghiệp sạch huyện Kim Động còn đang vướng mắc về công tác quy hoạch.
Cụ thể: Tại Chứng nhận đầu tư số 05221000120, diện tích thực hiện dự án là 100ha, có địa điểm nằm trên các địa phận các xã Chính Nghĩa và Phạm Ngũ Lão. Tuy nhiên, chứng nhận đầu tư này đã thiếu tên địa danh xã Toàn Thắng với diện tích 14,7ha. Trong Quyết định số 1540/QĐ-UBND ngày 02/7/2021 thì diện tích dự án là 99,89ha có bổ sung địa danh xã Toàn Thắng. Theo đại diện doanh nghiệp, nếu không bổ sung tên địa danh hành chính xã Toàn Thắng trong Giấy chứng nhận đầu tư thì không đủ điều kiện để thực hiện các bước tiếp theo trong công tác đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng.
Được biết, Công ty DĐK đã thực hiện xong Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Dự án Khu nhà ở công nhân Khu công nghiệp Kim Động và gửi Sở Xây dựng từ ngày 21/12/2011, đến 17/01/2012, Sở Xây dựng đã thẩm định xong hồ sơ và lập Tờ trình số 09/TTr-SSX gửi UBND tỉnh Hưng Yên đề nghị phê duyệt Đồ án quy hoạch Chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nhà ở công nhân Khu công nghiệp Kim Động. Vậy nhưng sau 10 năm hồ sơ vẫn chưa được UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt và không có hướng dẫn cụ thể.
Tháng 9/2021, Công ty DĐK tiếp tục gửi văn bản đề nghị Sở Xây dựng phê duyệt đồ án trên. Ngày 12/10/2021, Sở Xây dựng có Văn bản số 1056/SXD-QH trả lời đồ án trên được lập từ 2012 không còn phù hợp để trình UBND tỉnh phê duyệt. Ngày 20/12/2021, Sở Xây dựng ra Công văn số 416/TB-SXD về việc từ chối giải quyết thẩm định hồ sơ quy hoạch với lý do hồ sơ phải được lập trên cơ sở nhiệm vụ phục vụ xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đề nghị bổ sung Quyết định phê duyệt nhiệm vụ đồ án này, trong khi đó, hồ sơ quy hoạch đã trình từ năm 2011.
Sự chậm trễ phê duyệt và hướng dẫn thủ tục của các cơ quan ban ngành tỉnh Hưng Yên đã khiến cho doanh nghiệp khốn khổ: “Chúng tôi mất rất nhiều thời gian và chi phí để thực hiện lập Quy hoạch chi tiết 1/500 cho Khu nhà ở công nhân tại Khu công nghiệp nhưng vẫn chưa biết khi nào và làm như thế nào mới được phê duyệt”, lãnh đạo Công ty DĐK buồn rầu chia sẻ.
Bức xúc trước sự chậm trễ của các cơ quan chức năng, ông Dương đã phải có kiến nghị gửi UBND tỉnh phê duyệt chủ trương để UBND huyện Kim Động thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng cho dự án phần diện tích 14,57ha thuộc xã Toàn Thắng trong khi chờ các cơ quan chức năng có thẩm quyền điều chỉnh chủ trương đầu tư (bổ sung ranh giới xã Toàn Thắng vào dự án) theo quy định của pháp luật. Đề nghị UBND tỉnh Hưng Yên có hình thức kỷ luật, miễn nhiệm và thay thế các cán bộ có liên quan không đủ năng lực, thiếu trách nhiệm và báo cáo sai sự thật trong công tác đền bù GPMB của dự án để tạo niềm tin và đảm bảo hiệu quả đầu tư cho các nhà đầu tư đã, đang và sẽ thực hiện đầu tư trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Đồng thời, Công ty DĐK cũng kiến nghị lãnh đạo tỉnh Hưng Yên chỉ đạo UBND huyện Kim Động và các đơn vị liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao đẩy nhanh công tác đền bù GPMB theo quy định của pháp luật (có mốc thời gian cụ thể hoàn thành) để giao đất Khu công nghiệp sạch Kim Động cho chủ đầu tư. “Công ty DĐK luôn sẵn sàng phối hợp với các cơ quan có liên quan để thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành”, ông Dương nêu rõ trong đơn.
Để làm rõ những vấn đề trên, phóng viên đã liên hệ điện thoại đến số máy của ông Trần Quốc Văn, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên, ông Văn đã không nghe máy.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, hạn chế việc gây khó khăn, căn trở doanh nghiệp tham gia phát triển kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Phải chăng những hành động của UBND tỉnh Hưng Yên, UBND huyện Kim Động và các cơ quan chuyên môn đang đi ngược lại chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, gây cản trở sự phát triển sự phát triển của doanh nghiệp?
Câu trả lời xin nhường lại cho UBND tỉnh Hưng Yên và các cơ quan ban ngành.
Báo Công Thương sẽ tiếp tục thông tin.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Viettel tăng trưởng 2 con số, nộp ngân sách 44,3 nghìn tỷ đồng
- ·Thành lập đoàn giám sát về đổi mới chương trình, sách giáo khoa
- ·Nhiều giải pháp phòng, chống tham nhũng vặt
- ·Tiếp tục triển khai các chương trình giám sát theo kế hoạch
- ·Apple đang “gặp khó” với cảm biến dấu vân tay trên iPhone 8
- ·Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về cải cách hành chính
- ·Thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam
- ·Bộ trưởng Công thương: Sửa luật để bảo vệ bảo vệ tối đa thông tin của người tiêu dùng
- ·Bình Phước police hailed for strong performance in maintaining local security, order
- ·Kết nối, chia sẻ dữ liệu thương mại điện tử, Bộ Công Thương dự kiến vượt tiến độ 1,5 năm
- ·17 nghìn hộ dân khát nước bên nhà máy 35 tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm
- ·Nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát thi hành án dân sự
- ·Phê duyệt hạ tầng Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia
- ·Quốc hội khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ 7
- ·Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 04
- ·Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID
- ·Thủ tướng: Dứt khoát không để thiếu điện trong mọi trường hợp
- ·Hàn Quốc tiếp tục là thị trường khách quốc tế lớn nhất của Việt Nam
- ·Mỹ cáo buộc Triều Tiên tiến hành các vụ tấn công mạng từ năm 2009
- ·Việt Nam đóng góp chủ động, tích cực trong hợp tác ASEAN và ASEAN