【kết quả giải bóng đá ngoại hạng】Trao giấy phép đầu tư cho 3 doanh nghiệp FDI; Khởi động dự án Cảng hàng không 5.839 tỷ đồng
Bình Dương trao giấy chứng nhận đầu tưcho 4 doanh nghiệpSingapore
Nằm trong khuôn khổ sự kiện "Gặp gỡ Singapore 2023" diễn ra tối 11/12,ấyphépđầutưchodoanhnghiệpFDIKhởiđộngdựánCảnghàngkhôngtỷđồkết quả giải bóng đá ngoại hạng UBND tỉnh Bình Dương đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho 4 doanh nghiệp Singapore.
Lãnh đạo Tỉnh ủy và UBND tỉnh Bình Dương trao giấy chứng nhận đầu tư cho 4 doanh nghiệp Singapore |
Trong đó, Dự án có vốn lớn nhất được trao giấy chứng nhận đầu tư đợt này là Dự áncủa Công ty cổ phần Tetra Pak Bình Dương , với số vốn đầu tư hơn 173 triệu USD.
Tetra Pak đã đầu tư tại Bình Dương và bắt đầu hoạt động nhà máy từ giữa năm 2019, chuyên sản xuất hộp giấy tiệt trùng cho thị trường nội địa và xuất khẩu sang các nước trong khu vực ASEAN, Úc và New Zealand.
Dự án thứ hai là của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển điện Becamex - VSIP, vốn đầu tư 4,2 triệu USD để lắp đặt và phân phối điện mặt trời đến các nhà máy tại các khu công nghiệp ở Bình Dương.
Tiếp theo là Dự án của chi nhánh Công ty TNHH R-PAC Việt Nam, vốn đầu tư 2,5 triệu USD. Dự án thứ tư là của Công ty TNHH Công nghệ Petersson Việt Nam, vốn đầu tư 2 triệu USD.
Theo số liệu thống kê của UBND tỉnh Bình Dương, hiện nay Singapore là quốc gia đứng thứ 5 về số lượng dự án đầu tư vào Bình Dương với 294 dự án, với tổng vốn đầu tư 5,4 tỷ đô la Mỹ.
Đánh giá về môi trường đầu tư của Bình Dương, ông Kho Ngee Seng Roy, Tổng Lãnh sự Singapore tại TP.HCM cho biết, tỉnh Bình Dương là một trong những địa điểm hấp dẫn và hứa hẹn hàng đầu tại Việt Nam đối với các nhà đầu tư Singapore nhờ có vị trí chiến lược tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Doanh nghiệp Singapore đã trực tiếp tham gia vào sự phát triển của tỉnh Bình Dương bằng nhiều hình thức đầu tư, giao thương và hợp tác khác nhau. Các khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) là biểu tượng rõ nét nhất cho sự hợp tác thành công tốt đẹp và lâu dài của hai nước. Tỉnh Bình Dương là địa phương đầu tiên có khu công nghiệp VSIP, và hiện nay đang là tỉnh có nhiều khu công nghiệp VSIP nhất tại Việt Nam.
Ông tin rằng vẫn còn nhiều cơ hội và lĩnh vực để tiếp tục hợp tác phát triển giữa tỉnh Bình Dương và các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là trong những lĩnh vực mới nổi như chuỗi cung ứng và logistics, kinh tếxanh và kinh tế số.
"Doanh nghiệp Singapore cũng rất sẵn sàng để tìm hiểu thêm những lĩnh vực mới như giáo dục, y tế, du lịch để hai bên có thể cùng hợp tác trong thời gian tới", ông Kho Ngee Seng Roy nhấn mạnh.
Quảng Ngãi: Quy hoạch tỉnh là công cụ quan trọng, khơi thông nguồn lực phát triển
Chiều 12/12, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức họp báo chuyên đề về “Lễ Công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Khởi công dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi; Lễ kỷ niệm 10 năm VSIP Quảng Ngãi”.
Ông Trần Phước Hiền, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi phát biểu tại họp báo chuyên đề về “Lễ Công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Khởi công Dự ánđường Hoàng Sa – Dốc Sỏi; Lễ kỷ niệm 10 năm VSIP Quảng Ngãi”. |
Ông Trần Phước Hiền, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, lễ Công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Khởi công dự án đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi chính thức tổ chức vào ngày ngày 24/12/2023.
“Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thể hiện tư duy đổi mới, quan điểm và tầm nhìn mới phù hợp với định hướng phát triển đất nước, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung và tỉnh Quảng Ngãi. Đây là công cụ quan trọng để tỉnh Quảng Ngãi hoạch định phương hướng, điều hành và quản lý mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, phát triển không gian lãnh thổ trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ tới, đảm bảo tính kết nối đồng bộ, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phát triển cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững”, ông Hiền nhấn mạnh.
Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi được tiếp cận một cách hệ thống, đa chiều, dựa trên sự phát triển bền vững cân bằng giữa 3 yếu tố: kinh tế - xã hội - môi trường.
Từ đó, quan điểm lập Quy hoạch từ 5 khía cạnh là biến thách thức thành cơ hội; Phát triển bền vững; Phát triển tập trung; Tập trung vào phát triển hạ tầng; Yếu tố liên kết vùng.
Tỉnh Quảng Ngãi đưa ra 3 tầm nhìn chiến lược đó là Quảng Ngãi phát triển dựa trên những ưu thế riêng có của mình - hướng đến mô hình phát triển kiểu mẫu bền vững; Quảng Ngãi - một điểm đến mới, chuyên sâu trên cung kinh tế trọng điểm miền Trung; Quảng Ngãi phát huy lợi thế riêng có để trở thành Trung tâm hậu cần cảng biển, kinh tế biển - đảo, hành lang kinh tế Đông Tây.
Mục tiêu phát triển đến năm 2030, Quảng Ngãi phấn đấu là tỉnh phát triển khá của cả nước, có thu nhập bình quân đầu người ít nhất bằng mức bình quân của cả nước. Nâng cao tính tự chủ và khả năng thích ứng với những biến động của nền kinh tế. Tập trung phát triển kinh tế số, kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn.
Từng bước hình thành công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ cao tại các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung. Xây dựng được thương hiệu về các loại hình dịch vụ chất lượng cao, với điểm nhấn là du lịch. Nhân rộng mô hình nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn.
Ngoài ra, phát triển và hoàn thiện hạ tầng phục vụ phát triển các đô thị xanh, đô thị thông minh. Phấn đấu đạt được các chỉ tiều về xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao. Hình thành Trung tâm lọc, hóa dầu và năng lượng quốc gia tại Khu kinh tế Dung Quất và phát triển huyện đảo Lý Sơn trở thành Trung tâm du lịch biển - đảo.
Theo quy hoạch, tỉnh Quảng Ngãi sẽ phát triển với 4 hành lang kinh tế chiến lược, 6 không gian kinh tế động lực, 2 trung tâm động lực tăng trưởng và 3 Trung tâm đô thị. Trong đó, mỗi không gian được định vị các lĩnh vực quan trọng có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của khu vực trong tương lai. Cấu trúc này đảm bảo sự phát triển cân bằng giữa vùng duyên hải và vùng trung du miền núi hay hải đảo về mặt kinh tế.
Đối với dự án Đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi, có tổng chiều dài tuyến là 26,88 km với điểm đầu tuyến giao với đường Trì Bình - Dung Quất, thuộc huyện Bình Sơn và điểm cuối tuyến kết nối với đường Hoàng Sa, tại nút giao đầu cầu Đập dâng sông Trà Khúc thuộc địa phận TP. Quảng Ngãi.
Dự án có tổng mức đầu tư 3.500 tỷ đồng, được thực hiện từ năm 2022- 2027.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho hay, công trình Đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất chủ trương chọn là công trình trọng điểm của tỉnh đưa vào danh mục các công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Dự án sau khi hoàn thành sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh theo quy hoạch được duyệt; đồng thời hình thành trục dọc giao thông quan trọng của tỉnh kết nối nhanh, thuận lợi từ sân bay Chu Lai, Khu kinh tế Dung Quất đến TP. Quảng Ngãi và các địa phương phía Nam.
Đồng thời, tạo thành hành lang phát triển kinh tế chủ đạo, làm động lực để thu hút đầu tư và khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển kinh tế đối với khu vực phía Đông của các huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh và thành phố Quảng Ngãi; giảm lưu lượng phương tiện trên tuyến Quốc lộ 1, nhất là trong giờ cao điểm hiện đang bị quá tải; đồng thời, đáp ứng nhu cầu đi lại thuận lợi cho Nhân dân.
TP.HCM kiến tạo lợi thế từ Nghị quyết 98 để thu hút đầu tư
Ngày 12/12, tại TP.HCM, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) phối hợp với Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức Diễn đàn Hỗ trợ pháp lý đầu tư 2023 với chủ đề "Kiến tạo lợi thế mới cho nhà đầu tư Thành phố trong bối cảnh Nghị quyết 98/2023/QH15".
Phát biểu tại diễn đàn, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho rằng, khung pháp lý và cách thức tổ chức vận dụng quy định pháp luật có thể xem là một trong những yếu tố then chốt, góp phần quyết định sự tăng trưởng của hoạt động đầu tư, không chỉ tại TP.HCM mà còn ở tất cả các tỉnh, thành phố khác.
“Nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài đã và đang có lòng tin về môi trường kinh doanh của chúng ta, kể cả ở giai đoạn khó khăn nhất. Vì thế, để đối đáp lại lòng tin đó, chúng ta cần phải đem đến cho họ sự đảm bảo về tính an toàn khi thực hiện đầu tư, mà trong đó an toàn về pháp lý là yêu cầu cấp thiết nhất”, ông Lộc nhấn mạnh.
Theo ông Lộc, TP.HCM đang thí điểm cơ chế đặc thù mới (Nghị quyết 98/2023) và nếu thành công, Thành phố chắc chắn sẽ trở thành hình mẫu để áp dụng cho nhiều nơi khác. Đây là bước ngoặt mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng sẽ đặt ra trọng trách lớn cho chính quyền địa phương và cộng đồng doanh nghiệp.
Đề cập đến cơ hội thu hút đầu tư, ông Đỗ Văn Sử, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng đang bước vào thời cơ nhận chuyển dịch đầu tư từ nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy vậy, muốn hưởng lợi từ cơ hội này thì cần có chiến lược và kế hoạch rõ ràng cũng như chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư, nhất là liên quan kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Thế nhưng, hiện tại bộ khung pháp lý liên quan đến các vấn đề về kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trong đó liên quan nhiều đến năng lượng, phát thải… vẫn chưa được quy định cụ thể. Thêm vào đó, nhiều chính sách của Nhà nước còn chưa có nên thiếu sự hấp dẫn nhà đầu tư nên cần nhanh chóng ban hành luật, nghị định liên quan giúp nhà đầu tư có cơ sở, niềm tin để an tâm thực hiện Dự án.
Khi tiếp xúc với nhà đầu tư, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cũng cho biết, nhà đầu tư khi muốn mở rộng TP.HCM luôn đặt dấu hỏi rằng Thành phố có tạo được môi trường đầu tư xanh, năng lượng xanh, tài chính xanh, giúp các sản phẩm của họ có thể xuất khẩu sang các nước có yêu cầu về sản xuất xanh.
“Khi tôi tiếp xúc với Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ và CEO Nvidia mới đây, họ nói sẵn sàng đến với chúng ta nhưng họ cần chính sách vượt trội hơn chính sách các nơi khác”, ông Hoan chia sẻ và mong muốn lắng nghe góp ý của chuyên gia để xây dựng chính sách phù hợp.
Ông Hoan cho rằng, khâu hỗ trợ pháp lý cho nhà đầu tư trước đây Thành phố có làm nhưng làm chưa sâu, chưa cụ thể. Vì vậy, vấn đề này cần chú trọng hơn trong thời gian tới.
Hậu Giang trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bản ghi nhớ cho 12 doanh nghiệp
Tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tổ chức sáng ngày 12/12, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang đã trao Quyết định cho thuê đất; giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; biên bản ghi nhớ; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 12 nhà đầu tư, doanh nghiệp.
Cụ thể, lãnh đạo UBND tỉnh Hậu Giang đã trao Quyết định cho thuê đất cho Công ty TNHH Sunjin Vina với diện tích 26.449,3 m2 để thực hiện Dự án nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản Sunjin tại Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh - giai đoạn 1, có tổng mức đầu tư 530 tỷ đồng.
Trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Trường phổ thông liên cấp của Công ty TNHH Giáo dục FPT; diện tích sử dụng đất là 5,4 ha với tổng mức đầu tư 261 tỷ đồng; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa số 10 thực hiện Dự án mở rộng Bệnh viện đa khoa số 10, diện tích mở rộng dự án 1,27 ha, quy mô đầu tư 150 giường bệnh, tổng mức đầu tư phần mở rộng hơn 400 tỷ đồng;
Trao biên bản ghi nhớ đầu tư cho Công ty TNHH Dịch vụ Hàng hải Thái Bình Dương thực hiện nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư Dự án kho bãi logistics qui mô 10 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến 500 tỷ đồng trong Khu công nghiệp Sông Hậu 2; Công ty TNHH Hải Tín nghiên cứu, khảo sát, đầu tư nhà máy sản xuất khí công nghiệp qui mô 10 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến 500 tỷ đồng trong Khu công nghiệp Sông Hậu 2.
Đồng thời, UBND tỉnh Hậu Giang cũng trao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghệ số tỉnh Hậu Giang cho Công ty TNHH Giải pháp công nghệ 689Cloud Solutions- chuyên cung cấp các giải pháp chia sẻ và bảo mật dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây;
Công ty TNHH MTV Phát triển phần mềm Âu Lạc thực hiện các hoạt động thiết kế phần mềm trong lĩnh vực tự động hoá, cung ứng cho thị trường trong nước và Quốc tế;
Công ty TNHH Digi-Texx Việt Nam - công ty 100% vốn FDI từ Đức hoạt động trong lĩnh vực gia công quy trình kinh doanh (BPO) và dịch vụ số;
Công ty TNHH Công nghệ giáo dục Steamzone Mekong hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ giáo dục, sản xuất học liệu số và giáo dục STEM/STEAM;
Công ty TNHH NDN Việt Nam thuộc tập đoàn có trụ sở tại Hồng Kong, chuyên về công nghệ mới AI, Blockchair…
Công ty cổ phần QAS hoạt động trong lĩnh vực lập trình các sản phẩm phần mềm quản trị doanh nghiệp;
Công ty TNHH Noiz Distribution Vietnam chuyên về công nghệ tài chính, bảo hiểm.
Quảng Ngãi sắp trao chứng nhận đầu tư cho 4 dự án, tổng vốn gần 70 triệu USD
Theo ông Trần Phước Hiền, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, hơn 10 năm đầu tư và phát triển hạ tầng theo chuẩn mực của khu công nghiệp chuyên nghiêp, xanh và thân thiện với môi trường, VSIP Quảng Ngãi đã và đang là điểm sáng trong công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh Quảng Ngãi.
Tính đến nay, VSIP Quảng Ngãi đã thu hút được 35 nhà đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD đến từ các quốc gia/vùng lãnh thổ, Trong đó 26 nhà đầu tư đã đi vào hoạt động sản xuất tạo hơn 29.000 việc làm, dự kiến khi 35 nhà đầu này đi vào hoạt động sẽ tạo ra khoảng 53.000 việc làm cho lao động địa phương.
Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, trong lễ Kỷ niệm 10 năm VSIP Quảng Ngãi sẽ trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 4 Dự án cấp mới vào KCN VSIP Quảng Ngãi trong năm 2023 với tổng vốn đăng ký khoảng 69,3 triệu USD.
Cụ thể, dự án Nhà máy sản xuất vải Sedo – Dung Quất do Công ty TNHH Sedo Camping (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư. Dự án có quy mô khoảng 10ha, với tổng vốn đầu tư khoảng 31,8 triệu USD.
Dự án Nhà máy sản xuất vật dụng trang trí bể cá cảnh Yusee – Techlink Quảng Ngãi do Công ty TNHH Yusee Industrial (Hồng Kông) làm chủ đầu tư. Dự án nhằm sản xuất gia công các vật dụng làm từ nhựa thông, plastic, silicon (cây hoa; hòn non bộ; mô hình tàu, máy bay...) để trang trí bể cá, trang trí nhà cửa; hoàn thiện bể cá cảnh. Dự án này có quy mô khoảng 2,6ha với tổng vốn đầu tư 6 triệu USD.
Dự án Nhà máy sản xuất hàng thể thao vật liệu mới kỹ thuật Hui Feng Quảng Ngãi do Công ty TNHH Qingyuan Qingxin Xiaofeng Footwear Material (Trung Quốc) làm chủ đầu tư. Dự án nhằm gia công, sản xuất các loại giày dép, lót giày, đế giày và nguyên phụ liệu giày dép. Quy mô công suất giày dép khoảng 6.000.000 đôi/năm; đế giày, lót giày và nguyên phụ liệu giày dép khoảng 8.000.000 sản phẩm/năm. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 6,5 triệu USD.
Dự án Nhà máy sản xuất vải Z-Wovens Quảng Ngãi do Công ty TNHH Zhongwang Fabric (Trung Quốc) làm chủ đầu tư. Dự án sẽ ản xuất và gia công vải dệt thoi (dùng trong trang trí nội thất); sản xuất và gia công bọc ghế sofa. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 25 triệu USD.
Và 2 dự án đầu tư mở rộng với tổng vốn tăng thêm khoảng 10,8 triệu USD, gồm: Dự án Nhà máy gia công và sản xuất nệm Gesin Việt Nam - Dung Quất do Công ty TNHH Hong Kong Gesin Technology (Hồng Kông) làm chủ đầu tư và dự án nhà máy gia công và sản xuất nệm – đồ nội thất Gesin Việt Nam – Dung Quất do Công ty TNHH giấy Yuen Foong Yu làm chủ đầu tư.
Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, dự án Khu công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi là dự án thứ 5 của VSIP tại Việt Nam. Dự án có quy mô khoảng 660ha, với tổng vốn đầu tư khoảng 2.936 tỷ đồng, tương đương khoảng 140 triệu USD.
Riêng KCN VSIP Quảng Ngãi, từ đầu năm 2023 đến nay (27/11/2023), Ban Quản lý đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 4 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 45,5 triệu USD.
Đồng thời, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 10 lượt dự án, trong đó có 4 dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm khoảng 15 triệu USD. Như vậy, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm từ đầu năm đến nay 60,5 triệu USD.
Đại diện Công ty TNHH VSIP Quảng Ngãi cho biết, dự án Khu công nghiệp, Đô Thị và Dịch vụ VSIP II Quảng Ngãi, vào tháng 2/2023, tỉnh Quảng Ngãi đã ký kết Biên bản ghi nhớ với Công ty TNHH VSIP Quảng Ngãi về việc đề xuất khảo sát, nghiên cứu đầu tư dự án này.
Trên cơ sở đó, Công ty TNHH VSIP Quảng Ngãi đã lập và trình hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN VSIP II Quảng Ngãi, giai đoạn 1 với diện tích khoảng 497,7 ha ở huyện Bình Sơn; tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 161 triệu USD.
Kế hoạch thẩm định Hồ sơ Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch vùng vừa ban hành văn bản 120/KH-HĐTĐ Kế hoạch thẩm định hồ sơ Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Mục đích của Kế hoạch là xây dựng tiến độ tổng thể để thực hiện các nhiệm vụ trong quá trình tổ chức thẩm định hồ sơ Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật về bảo vệ môi trường; tổ chức thực hiện và theo dõi, đôn đốc thực hiện tiến độ thẩm định theo đúng Kế hoạch thẩm định đề ra.
Kế hoạch nêu rõ, ngoài việc có ý kiến thẩm định chung đối với hồ sơ Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (bao gồm cả Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược); các bộ, cơ quan ngang bộ là thành viên Hội đồng thẩm định có trách nhiệm thẩm định theo nội dung và các nội dung khác theo nhiệm vụ, chức năng quản lý.
Theo phân công, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ thẩm định hiện trạng phát triển kinh tế và quan điểm, mục tiêu về phát triển kinh tế của vùng; thực trạng phát triển và phương hướng phát triển hệ thống khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn vùng.
Các Bộ, ngành thẩm định tiêu chí xác định Dự án ưu tiên và bố cục dự thảo Quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng và giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch tỉnh.
Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, môi trường và Phương hướng bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học (bao gồm cả phương hướng phát triển các khu bảo tồn); phương hướng khai thác, bảo vệ tài nguyên nước lưu vực sông trên lãnh thổ vùng.
Bộ Xây dựng thẩm định thực trạng hệ thống đô thị và nông thôn; phương hướng xây dựng hệ thống đô thị, nông thôn; phương hướng phân bố và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cấp, thoát nước, xử lý nước thải, chuẩn bị kỹ thuật và các khu xử lý chất thải…
Đà Nẵng: 225 dự án vốn đầu tư công chậm triển khai, chậm tiến độ
Tại Kỳ họp thứ 15 Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND Thành phố Đà Nẵng vừa tiến hành xem xét, thảo luận các kết quả chuyên đề giám sát của HĐND thành phố về tình hình thực hiện các Dự án chậm triển khai, dự án chậm bàn giao, dự án chậm đưa đất vào sử dụng trên địa bàn thành phố, và việc thực hiện các quy định pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố.
Theo đó, hiện nay, trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng có nhiều dự án chậm triển khai, hạ tầng thi công dở dang, kéo dài dự án, chậm trễ tiến độ, chậm bàn giao gây bức xúc trong nhân dân; những dự án, khu đất chậm đưa đất vào sử dụng gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị, đặc biệt là các dự án nằm trên các tuyến đường khu vực trung tâm thành phố gây bức xúc trong nhân dân và được nhiều cử tri rất quan tâm.
Theo chuyên đề giám sát của HĐND Thành phố Đà Nẵng về tình hình thực hiện các dự án chậm triển khai, dự án chậm bàn giao, dự án chậm đưa đất vào sử dụng trên địa bàn thành phố có phạm vi rất rộng, bao gồm dự án chậm triển khai, dự án chậm bào giao và dự án, khu đất chậm đưa đất vào sử dụng trải dài qua 2 nhiệm kỳ, từ ngày 1/1/2016 đến 31/12/2022, và có những dự án đã kéo dài hơn 10 năm, thậm chí có những dự án đã triển khai từ trước năm 2016 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành; đồng thời, chuyên đề có tính tổng hòa, giám sát toàn diện các dự án có nguồn vốn đầu tư công và vốn đầu tư ngoài ngân sách.
Theo đó, thành phố này hiện có 225 dự án có nguồn vốn đầu tư công chậm triển khai, chậm tiến độ; 1.036 dự án, khu đất thuộc đối tượng kiểm tra tiến độ sử dụng đất; 131 dự án thuộc diện đã thi công hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ công trình, đủ điều kiện bàn giao từng phần hoặc toàn bộ nhưng chậm bàn giao.
Đối với dự án có nguồn vốn ngoài ngân sách, hiện có 19 dự án chưa triển khai; 11 dự án đang triển khai nhưng bị chậm tiến độ; 4 dự án nhà đầu tư chấm dứt hoạt động dự án theo quy định; 47 dự án đã đưa vào hoạt động một phần hoặc cơ bản hoàn thành, chuẩn bị đưa vào hoạt động hoặc đang triển khai trong thời gian tiến độ cho phép; ngoài ra, có 8 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư/Quyết định chủ trương đầu tư trước năm 2016 nhưng chậm triển khai.
Kết quả giám sát đánh giá, thời gian qua, UBND thành phố đã quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo khá quyết liệt trong công tác tổ chức triển khai các dự án, thực hiện rà soát khó khăn, vướng mắc của các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố và có các buổi làm việc trao đổi để tìm giải pháp tháo gỡ cho các nhà đầu tư.
Qua đó, năm 2022 - 2023, UBND Thành phố Đà Nẵng đã tháo gỡ các dự án có vướng mắc kéo dài nhiều năm, cấp, điều chỉnh chủ trương đầu tư cho nhiều dự án tồn tại kéo dài nhiều năm; đồng thời, đã rà soát, báo cáo các khó khăn vướng mắc các dự án liên quan đến pháp lý về đầu tư, đất đai tại các buổi làm việc với Đoàn công tác tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Xây dựng.
Thông qua giám sát cũng cho thấy nhiều tồn tại, hạn chế, do các nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó có những hạn chế trong một thời gian dài không được xem xét, tìm giải pháp xử lý cụ thể, như: một số chủ đầu tư có năng lực quản lý, điều hành dự án còn hạn chế; công tác lựa chọn đơn vị tư vấn, nhà thầu chưa đáp ứng và phù hợp với thực tiễn, dẫn đến việc chậm hoàn thành hồ sơ, thủ tục, kéo dài tiến độ triển khai thực hiện dự án; có tình trạng nhà thầuchậm trễ, thiếu trách nhiệm trong việc lưu trữ hồ sơ công trình, không phối hợp khắc phục, sửa chữa các hư hỏng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện bàn giao công trình theo đúng quy định.
Bên cạnh đó, công tác quản lý, phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan trong việc rà soát xử lý các dự án chậm triển khai, chậm bàn giao, chậm đưa đất vào sử dụng còn chưa chặt chẽ, chưa quy định trách nhiệm cụ thể trong việc phối hợp theo dõi, đôn đốc, chia sẻ thông tin liên quan; tiến độ triển khai các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch tái thiết đô thị một số khu vực chậm cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc triển khai quy hoạch chi tiết các dự án để hoàn thiện các thủ tục triển khai thực hiện.
Tham gia thảo luận tại phiên họp, đại biểu Đinh Vui đề nghị UBND thành phố tăng cường chỉ đạo các sở, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan nâng cao chất lượng và trách nhiệm trong công tác thẩm định năng lực tài chính, kinh nghiệm trong lựa chọn nhà đầu tư; việc quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch; chấp thuận/điều chỉnh chủ trương đầu tư, dự án; chuyển đổi mục đích sử dụng đất... đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Đại biểu Đinh Vui cho rằng, Đà Nẵng cần phải nâng cao năng lực quản lý của các cấp chính quyền và năng lực thực sự của chủ đầu tư trong việc tổ chức thực hiện triển khai dự án; nghiên cứu, đề xuất quy định mới, tiêu chí cụ thể để rà soát, thẩm tra năng lực thực chất của nhà đầu tư, đồng thời có giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn các chính sách, quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng, quy hoạch, công khai cho các tổ chức, cá nhân và người dân được rõ; tái kiểm tra các dự án đã được kiểm tra, cho phép gia hạn tiến độ nhưng chưa hoàn thành.
Các ý kiến thảo luận cũng cho rằng, UBND thành phố cần chỉ đạo các cấp, các ngành thường xuyên, liên tục rà soát, cải cách, đơn giản hoá thủ tục hành chính và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác phối hợp xử lý công vụ liên quan đến việc lập các thủ tục về đầu tư, xây dựng, quy hoạch, đất đai, môi trường; thường xuyên theo dõi, tích cực phối hợp tham gia ý kiến khi có yêu cầu trong việc xử lý các kiến nghị của thành phố liên quan đến việc chồng chéo, vướng mắc, chưa rõ ràng của quy định pháp luật về quy hoạch, đầu tư, đất đai, xây dựng nói chung và về xử lý các dự án chậm tiến độ nói riêng.
Theo đại biểu Lê Văn Dũng, UBND thành phố cần tăng cường rà soát, kiểm tra, thanh tra công tác bàn giao toàn bộ số lô đất, quỹ đất công từ các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư, tái định cư từ nguồn vốn ngân sách, đảm bảo toàn bộ quỹ đất được bàn giao cho đơn vị quản lý theo quy định, tránh thất thoát, bỏ sót; đồng thời, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm phê duyệt Nghị định liên quan đến công tác bàn giao dứt điểm các dự án.
Thu hút đầu tư năm 2023 của Đà Nẵng còn khiêm tốn so với vị thế
Ngày 13/12, trả lời ý kiến thảo luận của Đại biểu Nguyễn Thanh Phúc về tình hình thu hút đầu tư của năm 2023 còn khiêm tốn so với vị thế, tiềm năng và quyết tâm của thành phố, bà Trần Thị Thanh Tâm, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng cho hay giai đoạn 2020 - 2021, kinh tế thành phố ảnh hưởng nặng bởi dịch COVID-19. Năm 2022, nền kinh tế bắt đầu phục hồi và sớm lấy lại thế cân bằng do chủ yếu dựa vào dịch vụ, du lịch.
Đến năm 2023, do ảnh hưởng bởi hậu dịch COVID-19 và tình hình khó khăn của kinh tế thế giới, nền kinh tế thành phố bị chững lại. Cả thu hút đầu tư và tăng trưởng kinh tế đều chững lại. Theo bà Tâm, Đà Nẵng đã có nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tháo gỡ khó khăn nhưng chưa có kết quả. Bà Tâm cho rằng, có thể từ năm 2024, những giải pháp đã thực hiện mới phát huy hiệu quả.
Bà Tâm nhìn nhận, tiềm năng kinh tế của thành phố đang chững lại và đang cần động lực mới. Lãnh đạo Thành phố đã xác định và tập trung xây dựng mũi nhọn mới cùng các chính sách đột phá, cơ chế để tạo động lực mới.
Theo bà Tâm, Thành phố sẽ tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế đã đặt ra trong năm 2023 nhưng chưa hoàn thành và năm 2024 buộc phải hoàn thành. Bà Tâm hy vọng từ đó sẽ có những sức bật mới cho nền kinh tế.
Đại biểu Nguyễn Thanh Phúc cho rằng, năm 2023, kinh tế - xã hội của Đà Nẵng có nhiều kết quả đáng ghi nhận nhưng thực tế vẫn còn nhiều điểm nghẽn, vướng mắc. Trong đó, một số vướng mắc liên quan đến đất đai vẫn chưa xử lý được, đã kéo dài nhiều năm. Nhiều Dự án được kỳ vọng có tác động, đóng góp to lớn cho sự tăng trưởng kinh tế của thành phố chưa thể triển khai.
Thị trường bất động sản thì chuyển biến chậm dù thành phố tích cực tháo gỡ. Những điều trên theo đại biểu Phúc đã ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của thành phố. Đà Nẵng là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, kết quả thu hút đầu tư của năm 2023 còn khiêm tốn so với vị thế, tiềm năng và quyết tâm của thành phố.
Ngoài cơ chế, thể chế thì công tác xúc tiến đầu tư của Thành phố chưa hiệu quả. Đại biểu Phúc đề xuất năm 2024, Thành phố cần ổn định các chính sách, ổn định xã hội trong trình hình kinh tế thế giới và khu vực đang gặp khó khăn.
“Quan trọng nhất là làm sao để nhà đầu tư yên tâm, tự tin khi đến Đà Nẵng. Thành phố cần có cơ chế, thông thoáng trong các chính sách, “trải thảm đỏ” cho nhà đầu tư”, đại biểu Phúc thảo luận.
Theo đại biểu Phúc, việc “trải thảm đỏ” cần mang tính thiết thực và ý nghĩa, làm sao để nhà đầu tư thấy được vị thế, không gian của Đà Nẵng. Bên cạnh đó, Thành phố cần triển khai hiệu quả các nghị quyết gắn với quy hoạch mới vừa được công bố; tháo gỡ nút thắt về cải cách hành chính, đồng hành cùng nhà đầu tư tháo gỡ vướng mắc, khơi thông vốn đầu tư.
Kiến nghị sớm cấp đủ 18,5 triệu m3 cát cho cao tốc Cần Thơ - Cà Mau
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc khai thác, cung ứng vật liệu cát cho Dự án thành phần đoạn Cần Thơ - Cà Mau thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.
Thi công cao tốc Bắc - Nam, đoạn Cần Thơ - Cà Mau. |
Theo đó, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng có công điện chỉ đạo Chủ tịch UBND các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long quyết liệt, khẩn trương chỉ đạo các sở, ngành triển khai đồng thời các thủ tục, rút ngắn thời gian thực hiện giữa các bước để hoàn thành, đảm bảo đủ điều kiện để các nhà thầu tổ chức khai thác chậm nhất vào cuối tháng 12/2023 đối với 9 mỏ mở mới (tỉnh An Giang 4 mỏ, tỉnh Đồng Tháp 2 mỏ, tỉnh Vĩnh Long 3 mỏ).
Các địa phương nói trên cũng sẽ phải rà soát, để có phương án nâng công suất khai thác các mỏ, đảm bảo hoàn thành việc cung ứng toàn bộ khối lượng đã được Thủ tướng giao (An Giang 7 triệu m3, Đồng Tháp 7 triệu m3, Vĩnh Long 5 triệu m3) trước ngày 30/6/2024.
Trường hợp không đủ điều kiện nâng công suất tại các mỏ, cần bổ sung thêm các mỏ mới để cấp cho Dự án hoặc cung cấp từ các mỏ đang khai thác trên địa bàn nhằm đáp ứng tiến độ triển khai Dự án.
Bên cạnh đó, Bộ GTVT đề xuất Thủ tướng giao UBND tỉnh Vĩnh Long xác định đủ nguồn cung cho khối lượng khoảng 2,14 triệu m3 còn thiếu và hoàn thành thủ tục để khai thác trong tháng 2/2024.
“Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT và UBND các tỉnh để kịp thời hướng dẫn thủ tục cấp mỏ, nâng công suất mỏ cũng như bổ sung thêm các mỏ phục vụ Dự án, bảo đảm tiến độ yêu cầu”, Bộ GTVT đề xuất.
Được biết, Dự án thành phần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đã được khởi công từ ngày 1/1/2023. Ngay sau khi khởi công, Bộ GTVT đã yêu cầu Chủ đầu tư quyết liệt chỉ đạo các nhà thầu khẩn trương huy động nhân vật lực, máy móc thiết bị, tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, tổ chức triển khai thi công các hạng mục ít phụ thuộc vào nguồn vật liệu cát đắp nền với mục tiêu hoàn thành sản lượng khoảng 35% giá trị hợp đồng cũng như phối hợp chặt chẽ với các địa phương để triển khai các thủ tục cấp mỏ vật liệu theo cơ chế đặc thù cho Dự án.
Đến nay, các nhà thầu đã huy động 440 máy móc thiết bị các loại, cùng 1.072 nhân sự, tổ chức 140 mũi thi công. Sau hơn 11 tháng triển khai thi công sản lượng Dự án đến nay chỉ đạt 15% giá trị hợp đồng, chậm so với kế hoạch đặt ra. Nguyên nhân chậm chủ yếu do thiếu nguồn vật liệu cát đắp nền đường, các nhà thầu chỉ có thể triển khai thi công đường công vụ, các cầu, đúc cấu kiện bê tông và một số hạng mục phụ trợ.
Để tháo gỡ khó khăn về nguồn vật liệu cát đắp, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ GTVT đã trực tiếp kiểm tra, làm việc với các địa phương và có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương về thủ tục cấp mỏ vật liệu cho Dự án.
Tại phiên họp lần thứ 5 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, Thủ tướng đã chỉ đạo UBND các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long ưu tiên bố trí ngay nguồn cát đắp cho Dự án với khối lượng: An Giang 7 triệu m3 (năm 2023 là 3,3 triệu m3), Đồng Tháp 7 triệu m3 (năm 2023 là 3,3 triệu m3), Vĩnh Long 5 triệu m3 (năm 2023 là 2,5 triệu m3).
Mặc dù thủ tục cấp mỏ và nguồn cung ứng vật liệu cho Dự án của các địa phương đã đạt được kết quả như đã báo cáo ở trên, tuy nhiên, hiện nay sản lượng khai thác và cung ứng mới chỉ đạt khoảng 22.000 m3/ngày, chưa đáp ứng nhu cầu vật liệu để hoàn thành dự án (khoảng 86.000 m3/ngày) cũng như không đáp ứng được chỉ tiêu năm 2023 (9,1 triệu m3).
Đến khi các địa phương hoàn thành thủ tục để đưa toàn bộ các mỏ vào khai thác mới có thể nâng công suất khai thác đạt 66.000 m3/ngày. Riêng các mỏ có trữ lượng từ 1 triệu m3 trở lên, nếu công suất khai thác khoảng 4.000 m3/ngày thì đến hết tháng 6/2024 cũng không khai thác hết trữ lượng mỏ nên vẫn thiếu hụt nguồn cát.
Theo tính toán của Tư vấn, để bảo đảm tiến độ hoàn thành Dự án vào cuối năm 2025 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng, cần phải hoàn thành toàn bộ khối lượng đắp cát 18,5 triệu m3 trước ngày 30/6/2024 để chuyển sang giai đoạn chờ lún (thời gian chờ lún thường từ 12-15 tháng).
“Như vậy, ngoài việc xác định đủ nguồn cung ứng cần phải đẩy nhanh thủ tục để khai thác toàn bộ các mỏ cũng như xem xét nâng công suất khai thác các mỏ có trữ lượng lớn mới đáp ứng yêu cầu”, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết.
Dự án metro 3,6 tỷ USD nối TP.HCM với Đồng Nai, Bình Dương chờ vốn ngân sách
Sở Giao thông -Vận tải TP.HCM đã hoàn thiện báo cáo phương án đầu tư kéo dài tuyến đường sắt đô thị số 1, tuyến Bến Thành - Suối Tiên (metro số 1) đến Bình Dương và Đồng Nai.
Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Ảnh: Lê Toàn |
Theo phương án đầu tư được công bố, Dự án này có tổng chiều dài 53,3 km, được chia làm 3 đoạn. Đoạn 1 từ ga Bến xe Suối Tiên đến ga Bình Thắng, tỉnh Bình Dương (viết tắt ga S0) dài 1,8 km, tổng vốn gần 3.000 tỷ đồng, do TP.HCM chịu trách nhiện đầu tư. Đoạn 2, từ ga S0 đi TP. Tân Uyên (Bình Dương) dài 31,3 km với 14 ga và 1 depot, tổng vốn gần 52.000 tỷ đồng, do Bình Dương đầu tư. Đoạn 3 từ ga S0 đi, huyện Trảng Bom (Đồng Nai) dài 20 km với 11 ga và 1 depot, tổng vốn hơn 31.400 tỷ đồng, do Đồng Nai đầu tư.
Sơ bộ khái toán tổng mức đầu tư của dự án kéo dài tuyến metro số 1 khoảng 86.150 tỷ đồng (hơn 3,6 tỷ USD). Trong đó, chi phí xây dựng là 1,3 tỷ USD (tương đương 32.132 tỷ đồng), chi phí thiết bị 991 triệu USD (23.414 tỷ đồng), chi phí giải phóng mặt bằng là 460 triệu USD (10.859 tỷ đồng), ngoài ra là các chi phí khác như quản lý dự án, tư vấn, dự phòng… Nguồn vốn đầu tư được Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM đề xuất là vốn đầu tư công.
Liên quan dự án này, đầu tháng 7/2023, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã ký thỏa thuận với Chính phủ Việt Nam để cung cấp 6.244 triệu yên (tương đương 1.093 tỷ đồng) vốn ODA để tỉnh Bình Dương xây dựng hạ tầng kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 1 của TP.HCM tại ga Suối Tiên. Tuy nhiên, với tổng mức đầu tư 52.000 tỷ đồng để xây dựng tuyến đường sắt kết nối từ Bình Dương đến TP.HCM, thì số vốn hơn 1.000 tỷ đồng vay ODA chỉ giải quyết được một phần rất nhỏ.
Để có nguồn vốn đầu tư cho các dự án hạ tầng, nhiều tỉnh, thành phố trong vùng Đông Nam bộ như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai đang ráo riết thực hiện việc đấu giáđất dọc các tuyến đường bộ và các tuyến metro để có nguồn vốn đầu tư trở lại cho hạ tầng.
Tại TP.HCM, các sở, ngành đang xây dựng kế hoạch đấu giá đất dọc đường Vành đai 3, dự kiến thu về 27.000 tỷ đồng. Thành phố cũng đang rà soát quỹ đất dọc tuyến metro số 1 để thực hiện đấu giá, dự kiến thu về hàng chục ngàn tỷ đồng để đầu tư trở lại cho hạ tầng.
Còn tại Đồng Nai, địa phương này đã lên kế hoạch tiến hành thu hồi 21 khu đất dọc 9 tuyến đường giao thông để đấu giá, dự kiến thu về 42.843 tỷ đồng. Theo kế hoạch, Đồng Nai sẽ dùng số tiền đấu giá được từ đất để đầu tư cho hạ tầng giao thông.
Tương tự, Bình Dương cũng lên phương án đấu giá 36 khu đất với diện tích 17.925 ha dọc đường đường Vành đai 3 và 4 (TP.HCM), cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành… để lấy vốn đầu tư hạ tầng.
Ông Benedict Eijbergen, Giám đốc Ban Quản lý giao thông khu vực Đông Á - Thái Bình Dương của ngân hàng Thế giới (WB) khuyến nghị TP.HCM và các tỉnh lân cận nên phát triển mạng lưới đường sắt đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) và phương thức đầu tư đối tác công - tư (PPP). Khi phát triển giao thông công cộng sức chở lớn sẽ tận dụng quy hoạch hành lang xung quanh các nhà ga metro để gia tăng giá trị từ đất. Từ đó, có thể tạo nguồn thu nhiều hơn từ bán vé và nguồn thu từ khai thác quỹ đất.
Hiện nay, TOD kết hợp với PPP đang triển khai rộng rãi và thành công tại các dự metro ở nhiều quốc gia như Brazil, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ… “Phương án này rất khả thi, tạo nguồn vốn quan trọng, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia”, ông Benedict Eijbergen nhấn mạnh.
Đồng tình với phương án do chuyên gia của WB đưa ra, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM cho biết, đây là phương án mà TP.HCM đã tính tới vì quỹ đất xung quanh các nhà ga metro rất hấp dẫn nhà đầu tư. Ông Lâm cho biết, phương án khai thác quỹ đất xung quanh nhà ga metro đã được Sở Giao thông - Vận tải TP. HCM hoàn thiện và gửi đến UBND TP.HCM phê duyệt.
Hiện nay, các khu đất dọc các tuyến đường lớn hoặc vùng phụ cận sân bay Long Thành đang nhận được sự quan tâm rất lớn của nhà đầu tư. Và phương án đấu giá đất dọc các tuyến đường là hoàn toàn khả thi. Nếu như các phương án đấu giá đất của TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai thực hiện theo đúng kế hoạch, thì các địa phương sẽ có thêm nguồn tiền để đầu tư các tuyến metro kết nối liên vùng.
Sẽ thành lập Ban Chỉ đạo Dự án xây dựng cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo
Tỉnh uỷ Quảng Trị cho biết vừa có thông báo kết luận của Ban thường vụ tỉnh uỷ về dự án đường bộ cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo.
Trước đó, trong ngày 5/12/2023, Ban thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Trị đã họp nghe Ban cán sự UBND tỉnh báo cáo tình hình triển khai thực hiện Dự án cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo.
Cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo sẽ chạy song song với Quốc lộ 9 hiện hữu. Ảnh: Ngọc Tân |
Sau khi nghe Ban cán sự đảng UBND tỉnh, đại diện nhà đầu tư (Tập đoàn Sơn Hải), đơn vị tư vấn trình bày Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo; ý kiến phát biểu của các uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Tỉnh uỷ Lê Quang Tùng đã có kết luận.
Theo đó, Dự án đường bộ cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo là một trong những dự án giao thông có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng trong việc kết nối, tạo động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội hội, góp phần đảm bảo quốc phòng- an ninh và hợp tác quốc tế trên tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây.
Dự án đã được xác định tại Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng – an ninh vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; đã được đưa vào quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, với tiến trình đầu tư trước 2030; phù hợp với Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, giao UBND tỉnh Quảng Trị là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền triển khai thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư (PPP) và ý kiến chỉ đạo của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về triển khai dự án, Ban cán sự đảng UBND tỉnh đã tích cực chỉ đạo UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương liên quan phối hợp với nhà đầu tư, đơn vị tư vấn xây dựng Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.
Ban thường vụ Tỉnh uỷ đánh giá cao sự tích cực chỉ đạo của Ban cán sự đảng UBND tỉnh, sự nỗ lực thực hiện của UBND tỉnh, cùng các sở, ban, ngành, nhà đầu tư, đơn vị tư vấn trong thời gian qua. Đồng thời, Ban thường vụ Tỉnh uỷ thống nhất cao với Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đề xuất thực hiện dự án theo phương thức PPP, giao Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh xây dựng phương án với nội dung:
Về phương án tuyến, dự án có điểm đầu tại Km12+050 tuyến cao tốc Cam Lộ- La Sơn (điểm giao cắt giữa đường tỉnh 579 với cao tốc Cam Lộ - La Sơn) thuộc địa phận huyện Triệu Phong. Điểm cuối tại vị trí giao giữa đường Trần Phú và Quốc lộ 9 thuộc địa phận huyện Hướng Hoá (gần vị trí trung tâm thương mại cửa khẩu Lao Bảo) với tổng chiều dài tuyến nghiên cứu khoảng 56 km.
Về quy mô đầu tư, chọn phương án tối ưu có quy mô đầu tư 4 làn xe hoàn chỉnh, tốc độ thiết kế 100km/h, mặt cắt ngang Bnền= 24,75 m.
Về nguồn vốn Nhà nước tham gia dự án, đồng ý chủ trương để Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét cho áp dụng cơ chế đặc thù với tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia vào dự án trên 70% để tháo gỡ khó khăn, đảm bảo tính khả thi về phương án tài chính của dự án.
Đây là dự án giao thông có quy mô lớn, quan trọng của tỉnh, Ban thường vụ Tỉnh uỷ thống nhất đưa dự án vào danh mục các dự án trọng điểm của tỉnh để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện.
Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Trị Lê Quang Tùng giao Ban Tổ chức Tỉnh uỷ chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo các dự án động lực cấp tỉnh và các cơ quan, địa phương có liên quan tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thành lập Ban Chỉ đạo Dự án xây dựng cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo.
Ban Chỉ đạo Dự án có nhiệm vụ giúp Ban thường vụ Tỉnh uỷ chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện dự án. Thành lập Tổ giúp việc, xây dựng quy chế làm việc, kế hoạch tổng thể, phân công trách nhiệm rõ người, rõ việc, hướng dẫn hỗ trợ và đồng hành cùng nhà đầu tư để triển khai dự án.
Trước mắt, giao Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh, nhà đầu tư, đơn vị tư vấn tiếp thu ý kiến của Ban thường vụ Tỉnh uỷ để hoàn thiện hồ sơ và triển khai thực hiện các bước tiếp theo của dự án đúng quy định pháp luật.
Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo do Tập đoàn Sơn Hải đề xuất thực hiện với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 13.726 tỷ đồng. Tuyến đường này khi hoàn thành sẽ là sự kết nối thuận lợi giữa biển Đông, Việt Nam với các nước Lào, Thái Lan, Myanmar và khu vực.
Trước đó, vào tháng 5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý giao UBND tỉnh Quảng Trị làm cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện dự án này theo phương thức đối tác công tư (PPP) và yêu cầu UBND tỉnh Quảng Trị chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung đề xuất.
Ngày 7/7/2022, Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải (Tập đoàn Sơn Hải) đã có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc xin đầu Dự án theo phương thức đối tác công tư, cam kết tự bỏ kinh phí để thực hiện các thủ tục giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Được biết, hiện nay tuyến Quốc lộ 9 từ cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, huyện Hướng Hóa về thành phố Đông Hà đã xuất hiện tình trạng quá tải, nhiều thời điểm lượng xe đông gây ùn tắc, mất an toàn giao thông, đặc biệt là khoảng thời gian từ đầu năm đến nay. Việc dự án được triển khai trong tương lai sẽ giúp phá thế độc đạo của Quốc lộ 9, cũng như đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng quá cảnh, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại xuyên biên giới.
Chính phủ đồng ý kéo dài thời gian bố trí vốn cho 4 dự án giao thông lớn
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 9757/VPCP – CN gửi Bộ trưởng các Bộ: GTVT, tài chính, Kế hoạch và Đầu tư để truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái về việc kéo dài thời gian bố trí vốn các Dự án của Bộ GTVT.
Ảnh minh hoạ. |
Theo đó, Phó Thủ tướng đồng ý kéo dài thời gian bố trí vốn tối đa đến hết năm 2024 cho 4 dự án gồm: Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 8A đoạn Km37 - Km85+300, tỉnh Hà Tĩnh; Dự án đầu tư xây dựng công trình Luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu, giai đoạn 2 và tối đa đến hết năm 2025 cho Dự án gia cố các hầm yếu kết hợp mở mới các ga và cải tạo kiến trúc tầng trên đoạn Vinh - Nha Trang, tuyến đường sắt Hà Nội - TP. HCM; Dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội - Vinh, tuyến đường sắt Hà Nội - TP. HCM.
Phó Thủ tướng giao Bộ GTVT chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của các thông tin và số liệu báo cáo đề xuất; tập trung hoàn thiện các thủ tục cần thiết, bố trí đủ số vốn còn thiếu cho các Dự án nêu trên; kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Dự án theo đúng quy định, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, tránh thất thoát, lãng phí, sớm hoàn thành đưa Dự án vào sử dụng theo đúng tiến độ.
Theo Bộ GTVT, Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 8A đoạn Km37 - Km85+300 được Thủ tướng gia hạn thời gian thực hiện và giải ngân đến năm 2023.
Trong quá trình thực hiện, Bộ GTVT đã chủ động, tích cực phối hợp với địa phương và các cơ quan liên quan để đẩy nhanh công tác bàn giao mặt bằng, đặc biệt là các phạm vi vướng mắc thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.
Tuy nhiên, đến tháng 7/2023 Dự án mới được bàn giao mặt bằng sạch để tiếp tục thi công, nên không thể hoàn thành toàn bộ dự án trong năm 2023. Đến nay, Dự án đã hoàn thành 7/12 gói thầu xây lắp; đang tiếp tục thực hiện các hạng mục còn lại thuộc phạm vi vướng mặt bằng mới được bàn giao của 5/12 gói thầu xây lắp.
Bộ GTVT đã yêu cầu chủ đầu tư chỉ đạo các nhà thầu tranh thủ thời tiết thuận lợi, tăng ca, tăng kíp, để phấn đấu đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục công trình thuộc phạm vi mặt bằng mới được chuyển đổi đất rừng; phấn đấu thi công hoàn thành toàn bộ Dự án trong năm 2024.
Dự án đầu tư xây dựng công trình Luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu, giai đoạn 2 được Thủ tướng Chính phủ gia hạn thời gian thực hiện và giải ngân đến năm 2023. Bộ GTVT đã chủ động, tích cực phối hợp với địa phương và các cơ quan liên quan đẩy nhanh công tác bàn giao mặt bằng. Tuy nhiên, đến tháng 10/2023 công tác bàn giao bàn giao mặt bằng sạch cho nhà thầu mới được xử lý dứt điểm.
Với khối lượng còn lại lớn, trong đó phần lớn các hạng mục thi công bằng thủ công, không thể cơ giới hoá được (nhân công xếp rọ đá, thợ lặn xếp rọ đá dưới đáy kè…) và bị ảnh hưởng bởi con nước, giới hạn bởi thuỷ triều, không thể đẩy nhanh được tiến độ thực hiện, nên Dự án không thể hoàn thành công trình ngay trong năm 2023.
Bộ GTVT phấn đấu hoàn thành toàn bộ Dự án đầu tư xây dựng công trình Luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu, giai đoạn 2 trong quý I/2024.
Dự án gia cố các hầm yếu kết hợp mở mới các ga và cải tạo kiến trúc tầng trên đoạn Vinh - Nha Trang, tuyến đường sắt Hà Nội - TP. HCM được phê duyệt hoàn thành trong năm 2023, hiện đã hoàn thành 5/7 gói thầu xây lắp.
Đối với 2 gói thầu xây lắp còn lại đang thực hiện, không thể hoàn thành trong năm 2023, do công tác mặt bằng Gói thầu XL-08 đến nay chưa được xử lý dứt điểm (thời gian thi công các hạng mục còn lại dự kiến khoảng 12 tháng) và địa chất công trình Gói thầu XL-11A thay đổi so với thiết kế bản vẽ thi công, phải điều chỉnh giải pháp thi công hạng mục kết cấu chống đỡ vỏ hầm6 ; ngoài ra, công tác tổ chức thi công tại hiện trường không liên tục, phụ thuộc vào biểu đồ chạy tàu tuyến đường sắt Bắc – Nam đang khai thác.
Bộ GTVT đã chỉ đạo các nhà thầu thi công đẩy nhanh tiến độ thi công, phấn đấu cơ bản hoàn thành công trình trong năm 2024 và hoàn thiện một số hạng mục còn lại để bàn giao toàn bộ Dự án trong quý I/2025.
Dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội - Vinh, tuyến đường sắt Hà Nội - TP. HCM được phê duyệt hoàn thành trong năm 2023. Trong quá trình thực hiện, đối với các gói thầu được bàn giao mặt bằng, không vướng mắc các thủ tục đầu tư, Bộ GTVT đã yêu cầu chủ đầu tư chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện để sớm hoàn thành, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Đối với Gói thầu EPC (XL-07) về thông tin tín hiệu mặc dù chủ đầu tư đã tổ chức đấu thầu 3 lần nhưng chưa lựa chọn được nhà thầu.
Gói thầu XL-07 không triển khai được ảnh hưởng đến công tác nghiệm thu bàn giao của các ga Chợ Tía, Cát Đằng, Bình Lục, Nghi Long thuộc Gói thầu XL-6 do chưa kết nối được hệ thống thông tin tín hiệu.
Theo tính toán, Gói thầu XL-07 dự kiến thiết kế 3 tháng, thực hiện thi công khoảng 15 tháng, như vậy sẽ không kịp hoàn thành dự án trong năm 2023.
Bộ GTVT đang yêu cầu chủ đầu tư chủ động tích cực phối hợp với UBND TP.HCM, các cơ quan liên quan để sớm bàn giao mặt bằng thi công cho các nhà thầu; hoàn thiện thủ tục điều chỉnh Gói thầu XL-07 để triển khai các bước tiếp theo, phấn đấu hoàn thành toàn bộ Dự án trong năm 2025.
Đồng Nai trao giấy phép đầu tư cho 3 doanh nghiệp FDI, tổng số vốn 109 triệu USD
Dự án có vốn đầu tư lớn nhất là nhà máy Anctek Việt Nam chuyên sản xuất, gia công và lắp ráp các thiết bị điện gia dụng, thiết bị dùng trong nhà bếp. Dự án do NBDC Singapore Pte. Ltd - một doanh nghiệp Singapore (thuộc Tập đoàn Thiết bị điện Ningbo Dechang) làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 80 triệu USD.
Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai trao giấy phép đầu tư cho doanh nghiệp FDI chiều ngày 14/12- Ảnh: Lê Quân |
Bà Li Shu Ying, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Anctek Việt Nam cho biết, đây là dự án thứ hai của công ty tại Đồng Nai sau Dự án tại Khu công nghiệp Giang Điền. Bà cho biết, khi lên kế hoạch mở rộng đầu tư nhà máy thứ hai, doanh nghiệp được tỉnh Đồng Nai hỗ trợ rút ngắn thời gian làm thủ tục cấp phép đầu tư để doanh nghiệp sớm khởi công dự án.
Dự án thứ hai của Singapore được trao giấy chứng nhận đầu tư đợt này là Dự án của Công ty TNHH Công nghiệp J&H Yubo Việt Nam. Dự án này do J&H YUBO (Singapore) làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký 19 triệu USD.
Mặc dù là doanh nghiệp mới thành lập tại Singapore, nhà đầu tư đã nhận chuyển nhượng vốn góp của nhà đầu tư tại Việt Nam để thực hiện dự án sản xuất vải các loại.
Dự án thứ ba được trao giấy phép đợt này là Nhà máy Jhonsin Việt Nam chuyên sản xuất túi zip, các sản phẩm gia dụng bằng nhựa với tổng vốn đăng ký 10 triệu USD. Dự án do Taiwan Jhonsin (Đài Loan,Trung Quốc) đầu tư tại Khu công nghiệp An Phước, huyện Long Thành.
Phát biểu tại buổi lễ trao giấy chứng nhận đầu tư, bà Nguyễn Thị Hoàng cho biết, 3 dự án vừa được trao giấy chứng nhận đầu tư có ý nghĩa quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai lưu ý, trong quá trình triển khai dự án, nhà đầu tư cần chú trọng gắn với bảo vệ môi trường để cùng chính quyền địa phương hướng đến phát triển công nghiệp xanh và bền vững.
Lãnh đạo chính quyền tỉnh Đồng Nai cam kết, tiếp tục nỗ lực để tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng, an toàn, minh bạch, hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của các doanh nghiệp và xem sự phát triển của doanh nghiệp là sự thành công của tỉnh Đồng Nai.
Bộ GTVT nêu thời điểm trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng vừa ký văn bản gửi Đại biểu Quốc hội Phạm Thúy Chinh; đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang; Tổng Thư ký Quốc hội để trả lời chất vấn của đại biểu này về tiến độ triển khai đầu tư đường sắt tốc độ cao.
Theo người đứng đầu ngành GTVT, tại Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 20501 và Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có quy mô đường đôi, khổ 1.435mm với chiều dài khoảng 1.545km, lộ trình đầu tư trước năm 2030.
Vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/2/2023 về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, yêu cầu Dự án cần nghiên cứu, phân tích, đánh giá, kết hợp tham khảo kinh nghiệm quốc tế để lựa chọn phương án đầu tư xây dựng hiện đại, có tầm nhìn dài hạn, phát huy được các lợi thế, tiềm năng của đất nước, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới; mục tiêu đến 2025, phấn đấu hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án.
Triển khai Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án quan trọng quốc gia. Ban chỉ đạo đã họp cho ý kiến chỉ đạo về nội dung Đề án.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban chỉ đạo, Bộ GTVT đã lấy ý kiến các Ban đảng Trung ương, các Ủy ban của Quốc hội và các bộ, ngành để hoàn thiện Đề án và trình Thường trực Chính phủ.
Theo kế hoạch sau khi Đề án được cấp có thẩm quyền thông qua, Bộ GTVT sẽ hoàn thiện hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của Dự án và trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và phấn đấu khởi công xây dựng 2 đoạn ưu tiên trước năm 2030.
Trước đó, trong đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập Tổ công tác xây dựng Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vào tháng 6/2023, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đã đánh giá, Dự án xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có quy mô rất lớn, ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài đến phát triển kinh tế - xã hội đất nước, có tiêu chuẩn kỹ thuật - công nghệ phức tạp, nguồn lực đầu tư đặc biệt lớn.
Đồng thời đây là dự án chưa có tiền lệ, lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam nên cần có sự chỉ đạo tập trung từ cấp cao nhất, có quyết tâm chính trị mạnh mẽ; cần được nghiên cứu thận trọng, kỹ lưỡng để lựa chọn phương thức và nguồn vốn đầu tư, yếu tố kỹ thuật (công nghệ, tốc độ khai thác, đối tượng phục vụ v.v...), mô hình khai thác hợp lý trên cơ sở phù hợp với xu thế phát triển của quốc tế, điều kiện thực tế của Việt Nam, bảo đảm tầm nhìn chiến lược, dài hạn.
Hiện nay, Bộ GTVT đang chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định; các chuyên gia đồng thời triển khai thực hiện Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng phát triển GTVT đường sắt.
Bộ GTVT cũng đã tổ chức đoàn công tác đi học hỏi kinh nghiệm tại một số quốc gia có hệ thống đường sắt tốc độ cao phát triển như Châu Âu, Trung Quốc để cập nhật, bổ sung hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án và để có đầy đủ cơ sở khoa học, khách quan, Bộ GTVT sẽ huy động tư vấn quốc tế có kinh nghiệm để nghiên cứu, hoàn thiện làm cơ sở trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định chủ trương đầu tư trong năm 2025.
Đầu tư 1.665 tỷ đồng xây đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn
Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký Quyết định số 1636/QĐ – BGTVT phê duyệt Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh, đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn.
Dự án có điểm đầu tại Chợ Chu (điểm cuối đoạn Chợ Mới - Chợ Chu), huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; điểm cuối tại ngã ba Trung Sơn (giao cắt với Quốc lộ 2C), huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, tổng chiều dài tuyến khoảng 28,98 km.
Cụ thể, từ Chợ Chu, tuyến cơ bản bám theo đường cũ đến khoảng Km247, tuyến đi mới về phía trái đường cũ, tránh khu dân cư tập trung xã Phúc Chu, huyện Định Hóa, tuyến tiếp tục bám theo đường cũ đến khoảng Km251+800, tuyến đi mới về phía trái đường cũ, tránh khu dân cư hiện trạng.
Sau đó tuyến đi mới bám theo địa hình đến đỉnh đèo Muồng (ranh giới giữa hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang), tuyến tiếp tục đi bám theo địa hình, tránh các vị trí rừng tự nhiên đến nhập vào đường dẫn đầu cầu Bến Nước, tận dụng cầu Bến Nước và đường dẫn hai đầu cầu.
Từ đây tuyến cơ bản bám theo đường mòn cũ, có điều chỉnh cục bộ để giảm đào sâu, đắp cao, hạn chế tối đa giải phóng mặt bằng, tận dụng cầu Suối Cóc và đường dẫn hai đầu cầu. Đến khoảng Km269+900 tuyến rẽ phải men theo sườn đồi, tránh khu vực dân cư Đồng Trang (khu vực chợ Hùng Lợi),… để giảm khối lượng GPMB, sau đó nhập trở lại đường cũ.
Sau đó tuyến cơ bản bám theo đường cũ đến trường trung học phổ thông Trung Sơn, tuyến đi mới phía sau cây xăng Trung Sơn, đi trùng Quốc lộ 2C đến điểm cuối tuyến.
Dự án có quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật đường cấp III miền núi, vận tốc thiết kế 60km/h, bề rộng nền đường 9 m; riêng đoạn tuyến đi qua trung tâm xã Trung Sơn có chiều rộng nền đường 14 m; bề rộng cầu phù hợp với bề rộng nền đường.
Tổng mức đầu tư Dự án là 1.665 tỷ đồng, trong đó 2 khoản chi lớn nhất là bồi thường hỗ trợ và tái định cư là 419,608 tỷ đồng; chi phí xây dựng là 1.014,6 tỷ đồng, được đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách; tiến độ thực hiện là từ năm 2023 đến năm 2025.
Bộ GTVT giao Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở, lựa chọn nhà thầu để triển khai thực hiện dự án tuân thủ quy định; thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư dự án theo quy định pháp luật.
Đơn vị này cũng chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và Bộ trưởng Bộ GTVT trong quá trình quản lý, thực hiện dự án, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng, pháp luật về đấu thầu và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Hiện Chính phủ đã có Tờ trình số 629/TTr-CP ngày 5/11/2023 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc giao kế hoạch vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 của bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
Vì vậy, Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh khẩn trương phối hợp với các cơ quan tham mưu của các bộ, ngành và các đơn vị có liên quan hoàn chỉnh thủ tục để cấp có thẩm quyền bố trí vốn cho dự án theo quy định.
Được biết, Dự án khi hoàn thành sẽ góp phần từng bước hoàn thiện đường Hồ Chí Minh theo quy hoạch; tăng cường kết nối, nâng cao năng lực khai thác, giảm thiểu tai nạn giao thông, đáp ứng nhu cầu vận tải trong vùng trung du, miền núi phía Bắc và trên các hành lang vận tải từ Thái Nguyên và Tuyên Quang đến các các địa phương vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh.
Khởi công dự án Khu công nghiệp Quảng Trị, tổng mức đầu tư 2.074 tỷ đồng
Ngày 15/12, Công ty TNHH Liên Doanh Phát Triển Quảng Trị đã tổ chức lễ khởi công Dự án Khu công nghiệp Quảng Trị. Dự án có tổng diện tích 481 ha, địa điểm thực hiện tại thị trấn Diên Sanh, xã Hải Trường và xã Hải Lâm (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị).
Dự án được thực hiện bởi Công ty TNHH Liên Doanh Phát Triển Quảng Trị, là liên doanh của Công ty Liên doanh TNHH Khu Công Nghiệp Việt Nam - Singapore, Công ty Cổ phần Đô thị Amata Biên Hòa của Thái Lan và Tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản.
Dự án được Thủ tướng Chính phủ Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư số 418/QĐ-TTg ngày 23/3/2021 với tổng vốn đầu tư 2.074 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 1 có quy mô 97,4 ha - tổng vốn đầu tư 504,39 tỷ đồng.
Phát biểu tại lễ khởi công, ông Benald Tan, Tổng giám đốc Công ty TNHH Liên Doanh Phát Triển Quảng Trị cho biết, các ngành công nghiệp mục tiêu của Khu công nghiệp bao gồm dệt may, giày dép, bao bì và in ấn, chế biến gỗ và nội thất, thực phẩm và đồ uống.
"Chúng tôi hướng tới việc trở thành một điểm đến đầu tư an toàn, tin cậy và hiệu quả tại miền Trung, bằng cách thu hút các nguồn vốn đầu tư chất lượng từ các doanh nghiệp uy tín, mang lại nhiều cơ hội việc làm chất lượng, ý nghĩa cho người dân địa phương và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Tỉnh. Hiện nay, chúng tôi đã cơ bản hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 với diện tích 97,4 hecta. Tiếp theo, QTIP sẽ lập tức triển khai công tác thi công, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, phấn đấu bàn giao đất cho khách hàng vào Quý 4/2024", ông Benard Tan nói.
Về phía địa phương, ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, Khu công nghiệp Quảng Trị là dự án trọng điểm của tỉnh, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng, thế mạnh của Quảng Trị. Dự án được Chính phủ Việt Nam kỳ vọng góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Quảng Trị, tạo ra một trung tâm kinh tế dọc theo Hành lang Kinh tế Đông - Tây nối Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar.
"Tỉnh Quảng Trị tin tưởng và đánh giá cao đối với Liên doanh các nhà đầu tư. Đây là những nhà đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghiệp hàng đầu Việt Nam và khu vực đã tin tưởng và quyết tâm đầu tư lớn vào tỉnh Quảng Trị. Từ hôm nay, các bạn là một phần không thể thiếu của tỉnh Quảng Trị, thành công của các Bạn cũng đồng nghĩa với thành công của tỉnh Quảng Trị. Với phương châm: "Doanh nghiệp phát triển, Quảng Trị phát triển", tỉnh Quảng Trị luôn sẵn sàng và tạo mọi điều kiện, cùng đồng hành với doanh nghiệp trong và ngoài nước và là người bạn với các nhà đầu tư", ông Hưng chia sẻ.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cũng chỉ đạo các các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tích cực phối hợp, hỗ trợ Nhà đầu tư trong việc thu hút và giải quyết thủ tục cho các nhà đầu tư thứ cấp vào Khu công nghiệp Quảng Trị. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Tổ hợp Nhà đầu tư tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn lao động nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổ hợp nhà đầu tư, các đối tác và các nhà thầu trong quá trình triển khai thi công xây dựng, sớm đưa dự án đi vào hoạt động. Cùng với đó, các đơn vị, địa phương liên quan cần triển khai kịp thời công tác đào tạo nghề cho người lao động tại chỗ để có việc làm ngay trong Khu công nghiệp.
Tham dự và phát biểu tại lễ khởi công, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, dự án Khu công nghiệp Quảng Trị có những thuận lợi cơ bản đó là vị trí địa lý chiến lược hết sức quan trọng có sự kết nối về hạ tầng rất thuận lợi trong việc phát triển khu công nghiệp; tỉnh Quảng Trị có nguồn nhân lực dồi dào, mặt bằng sạch, nguồn năng lượng sạch và đặc biệt là sự quan tâm, ủng hộ của chính quyền và nhân dân đối với dự án.
Để sớm đưa Khu công nghiệp đi vào hoạt động hiệu quả, hướng đến trở thành một trung tâm kinh tế dọc theo hành lang kinh tế Đông - Tây nối Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị tỉnh Quảng Trị sớm hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tổ chức rà soát, điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị.
Tập trung nghiên cứu để hiện thực hóa Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị về việc phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Đẩy mạnh hơn nữa cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Theo đó, cần tiếp tục quan tâm, hỗ trợ và đồng hành cùng nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn và hiệu quả, kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư tại các KCN, KKT. Thực hiện tốt chiến lược phát triển nhà ở cho công nhân, người lao động, bảo đảm an sinh xã hội.
Về phía nhà đầu tư, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng yêu cầu thực hiện nghiêm túc các cam kết về tài chính, tiến độ đã được phê duyệt, triển khai thi công dự án bảo đảm an toàn, phù hợp với quy hoạch khu công nghiệp.
Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan của tỉnh Quảng Trị để có phương án xây dựng nhà ở, công trình xã hội, văn hóa, thể thao cho chuyên gia, người lao động trong khu công nghiệp, đảm bảo các vấn đề về môi trường.
Phát huy liên kết thế mạnh của liên danh để thu hút các nhà đầu tư lớn có tiềm lực về tài chính, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hiệu quả kinh tế và đóng góp nhiều cho ngân sách. Đặc biệt, ưu tiên cho những dự án tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chia sẻ, đồng hành với chính quyền và nhân dân địa phương trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Nhanh chóng tính toán đầu tư mở rộng giai đoạn tiếp theo của dự án, kịp thời đón bắt làn sóng đầu tư mới tại Việt Nam.
"Về phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa vai trò tham mưu giúp Chính phủ kiến tạo những bước đột phá trong cải cách thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh. Đồng thời, sẽ cùng các bộ, ngành hỗ trợ, phối hợp với tỉnh Quảng Trị trong việc hỗ trợ tỉnh kết nối và xúc tiến các nhà đầu tư lớn, các tập đoàn đa quốc gia tới khảo sát và tìm hiểu khả năng đầu tư vào tỉnh và Khu công nghiệp Quảng Trị", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Cũng tại lễ khởi công, 5 doanh nghiệp đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) để thuê đất tại Khu công nghiệp Quảng Trị. Công ty Winzen Holding của Hồng Kông (Trung Quốc) và công ty Join Success Wealth của Singapore có kế hoạch thực hiện sản xuất may mặc tại Khu công nghiệp, cùng với ba doanh nghiệp Việt Nam tham gia sản xuất đồ nội thất và phân phối xe máy.
Khởi động dự án Cảng hàng không Quảng Trị trị giá 5.839 tỷ đồng
Ngày 15/12, UBND tỉnh Quảng Trị và Liên danh nhà đầu tư T&T Group - CIENCO4 tổ chức Lễ khởi động dự án Cảng hàng không Quảng Trị.
Buổi lễ có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, cùng đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương và lãnh đạo địa phương.
Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công tư (PPP) tại Quyết định số 2148/QĐ-TTg ngày 20/12/2021 và được UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi vào tháng 8/2023.
Dự án có mục tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải đường hàng không ngày càng tăng cao, góp phần thúc đẩy phát triển chính trị, kinh tế, xã hội; đồng thời đảm bảo tính cơ động cao trong việc phòng thủ, cũng như trong công tác cứu hộ, cứu nạn; đảm bảo quốc phòng - an ninh của khu vực Trung Bộ nói chung và của tỉnh Quảng Trị nói riêng; phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển giao thông vận tải.
Theo đó, dự án được thực hiện tại các xã Gio Quang, Gio Hải và Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị với tổng mức đầu tư 5.839 tỷ đồng, quy mô 265 ha.
Dự án được đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn cảng hàng không cấp 4C (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế - ICAO), có khả năng phát triển khai thác tàu bay Code E, cho phép khai thác các chuyến bay quốc tế không thường lệ theo quy hoạch tại Quyết định số 648/QĐ-TTg ngày 07/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ (khi có nhu cầu) và sân bay quân sự cấp II, đáp ứng nhu cầu khai thác đến 5 triệu hành khách/năm và 25.500 tấn hàng hóa/năm.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Đức Tiến, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, hiện nay, tỉnh Quảng Trị đang chỉ đạo các đơn vị liên quan tích cực phối hợp với nhà đầu tư để hoàn thiện các thủ tục như: Đàm phán, ký kết hợp đồng BOT; lập thẩm định, phê duyệt tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500; chuẩn bị mặt bằng (hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất và bàn giao mặt bằng); lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế sau thiết kế cơ sở và dự toán; doanh nghiệp Dự án PPP thực hiện lựa chọn nhà thầu,…. để triển khai thi công. Phấn đấu hoàn thành các điều kiện để khởi công Cảng hàng không Quảng Trị trong quý I/2024 đưa công trình vào khai thác vận hành trong năm 2026.
"Trong quá trình triển khai thực hiện, tỉnh Quảng Trị tiếp tục mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương. UBND tỉnh Quảng Trị sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án sớm hoàn thiện các thủ tục, đẩy nhanh tiến độ thi công; chỉ đạo các Sở, ngành, đơn vị, địa phương tích cực phối hợp nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện", ông Tiến nói.
Về phần mình, ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, việc đầu tư dự án Cảng hàng không Quảng Trị sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị. Do vậy, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện dự án.
Cũng tại buổi lễ, UBND tỉnh Quảng Trị trao Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp dự án PPP cho Liên danh nhà đầu tư Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển hạ tầng giao thông T&T (thành viên Tập đoàn T&T Group) và Công ty CP Tập đoàn CIENCO4.
VSIP nghiên cứu đầu tư dự án Khu công nghiệp La Sơn - Thừa Thiên Huế
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương vừa có buổi làm việc với Công ty Liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) về việc nghiên cứu ý tưởng đầu tư Khu công nghiệp La Sơn.
Tại buổi làm việc, đại diện VSIP đã báo cáo ý tưởng đầu tư Khu công nghiệp La Sơn.
Theo đó, Khu công nghiệp La Sơn được định hướng là khu công nghiệp tổng hợp, đa ngành: chủ yếu các ngành chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến khoáng sản; công nghiệp cơ khí chế tạo; công nghiệp gia công, in ấn bao bì, sản xuất cơ khí, điện tử, may mặc...
Đi sâu vào phân tích, đánh giá Dự án, đại diện VSIP cho rằng, quá trình triển khai sẽ có nhiều thuận lợi như: Giao thông thuận lợi, dễ dàng tiếp cận đến các trục đường chính (Quốc lộ 1A, cao tốc La Sơn – Túy Loan, Cam Lộ - La Sơn, sân bay Phú Bài, TP. Huế; vùng địa hình cao, không xảy ra tình trạng ngập úng; khu vực dự kiến triển khai dự án rất ít dân cư, thuận lợi giải phóng mặt bằng...
Bên cạnh đó, chủ trương mở rộng TP. Huế cùng với việc phấn đấu đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới về thu hút nguồn lực, mở rộng đầu tư, phát triển các dịch vụ tiện ích… Chủ trương cải tạo, nâng cấp và mở rộng Cảng hàng không Phú Bài. Hành lang kinh tế Đông Tây đang dần được hoàn thiện và mở rộng; đó là những cơ hội tạo ra tính khả thi của dự án.
Đại diện VSIP mong muốn UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho phép Công ty TNHH VSIP Quảng Ngãi nghiên cứu, khảo sát dự án Khu công nghiệp La Sơn (Giai đoạn 1) diện tích khoảng 500ha.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương đánh giá cao ý tưởng và quyết tâm mong muốn đầu tư của Công ty Liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định, Thừa Thiên Huế luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư có chiến lược nghiên cứu, đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Chủ tịch Nguyễn Văn Phương đề nghị các sở, ngành liên quan phối hợp với Công ty TNHH VSIP Quảng Ngãi để hỗ trợ cũng như hướng dẫn các thủ tục liên quan. Tạo các điều kiện tốt nhất để nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ cũng như sớm triển khai dự án trên địa bàn tỉnh.
“Ông lớn” bất động sảnMalaysia xúc tiến dự án 1,4 tỷ USD tại Cần Thơ
Tại Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư TP. Cần Thơ tổ chức vào cuối tuần qua, lãnh đạo TP. Cần Thơ đã trao 43 bản ghi nhớ hợp tác đầu tư vào Thành phố.
Các bản ghi nhớ hợp tác đầu tư trên nhiều lĩnh vực gồm: Hạ tầng khu công nghiệp (KCN) và các hạ tầng kỹ thuật khác; đô thị; thương mại - dịch vụ; y tế - giáo dục, thể thao, giải trí...
Đặc biệt, trong đó, lãnh đạo TP. Cần Thơ đã trao bản ghi nhớ đầu tư cho đại diện Tập đoàn Pavilion International (Malaysia) là Công ty TNHH Global Partnership về nghiên cứu đầu tư Dự án Khu phức hợp thể thao, vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng Motor GP, với tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 1,4 tỷ USD.
Ông Bobby Yeoh Lam Jit, Chủ tịch Tập đoàn Pavilion International cho rằng, TP. Cần Thơ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch Thành phố giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, đây là điều kiện tiên quyết để Thành phố xinh đẹp, mến khách và thân thiện này tổ chức các hoạt động mời gọi đầu tư với các dự án, lĩnh vực ưu tiên nhằm khẳng định vai trò là đô thị hạt nhân của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Về lý do vì sao chọn TP. Cần Thơ làm “bến đổ”, Chủ tịch Tập đoàn Pavilion International chia sẻ: “Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, Tập đoàn Pavilion International đã có cơ hội tìm hiểu và trao đổi với lãnh đạo các địa phương tại Việt Nam, đặc biệt là tại TP. Cần Thơ. Trong suốt thời gian qua, giữa Pavilion International và lãnh đạo địa phương đã có những sự tìm hiểu, trao đổi làm việc nghiêm túc và đưa ra những dự án phù hợp xứng tầm. Sự tận tâm của lãnh đạo Thành phố là yếu tố mà chúng tôi đánh giá rất cao bên cạnh tiềm năng và cơ hội phát triển tại vùng đất xinh đẹp này. Chúng tôi mong muốn đem đến những dự án xứng tầm với tiềm lực và những ưu thế địa lý, kinh tế mà Cần Thơ đang có”.
Ông Bobby Yeoh Lam Jit tin rằng, với sự hỗ trợ và phối hợp của lãnh đạo địa phương, Tập đoàn Pavilion International sẽ sớm thực hiện được dự án Khu phức hợp thể thao, vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng Motor GP tại Cần Thơ với điểm nhấn là đường đua GP motor đẳng cấp quốc tế, đưa Việt Nam vẽ trên bản đồ đường đua GP Motor thế giới, từ đó mở ra các cơ hội lớn hơn về đầu tư, du lịch và thúc đẩy phát triển kinh tế cho vùng đất Tây Đô.
Tập đoàn Pavilion International là công ty phát triển bất động sản hàng đầu tại Malaysia chuyên về lĩnh vực phát triển khách sạn, trung tâm thương mại bán lẻ sang trọng, chất lượng cao và nhà ở cao cấp kết hợp với các dự án phức hợp với quy mô lớn tọa lạc các khu đô thị và vùng ngoại ô có giá trị cao…
Đà Nẵng sẽ đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù mới để phát triển Thành phố
Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho biết, với chủ đề đã được xác định “Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tiếp tục khơi thông các nguồn lực đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội”, năm 2024, UBND Thành phố chỉ đạo tập trung thúc đẩy thu ngân sách, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư triển khai trên thực tế; tiếp tục chủ động phối hợp với các Bộ, ngành trong đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù mới để phát triển thành phố.
“Năm 2024, dự báo sẽ còn nhiều khó khăn, nỗ lực và cần có thời gian để triển khai thực hiện. Với chủ đề năm 2024 đã được để ra, UBND thành phố sẽ tập trung triển khai các giải pháp thúc đẩy các Dự án đầu tư ngoài ngân sách, thu hút đầu tư Dự án Cảng Liên Chiểu, Khu Công viên phần mềm; đẩy mạnh tiến độ thi công hạ tầng các Khu Công nghiệp Hòa Cầm giai đoạn 2, Khu công nghiệp Hòa Ninh, Hòa Liên…”, ông Chinh cho hay.
Theo ông Chinh, năm 2023, quy mô nền kinh tế đạt gần 135.000 tỷ đồng, tăng hơn năm 2022 gần 10.000 tỷ đồng; dịch vụ, du lịch, kinh tế số, xây dựng thành phố thông minh, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vẫn là điểm sáng; thu ngân sách thành phố đạt được những kết quả tích cực; giải ngân vốn đầu tư công phấn đấu đến hết tháng 1/2024 đạt 95% theo chỉ tiêu Chính phủ giao.
Thành phố đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành Trung ương, bộ ngành đề xuất với Trung ương tháo gỡ những khó khăn từ các kết luận, kiểm tra và đã đạt được những kết quả khả quan.
Bên cạnh đó, thành phố tập trung tháo gỡ về thủ tục đất đai, quy hoạch, đầu tư xây dựng để thực hiện cấp mới, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư, chủ trương đầu tư cho 40 dự án, khơi thông gần 60.000 tỷ đồng; thu hút nguồn vốn FDI gần 200 triệu USD.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Các tỉnh Tây Nguyên ký cam kết đưa hàng hóa chất lượng vào TP. Hồ Chí Minh
- ·Shortlist of election candidates released
- ·Vietnam calls for stronger int’l links to tackle global security challenges
- ·Party chief offers incense to commemorate Hùng Kings
- ·Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn
- ·State leader hails contributions by former volunteers in Laos
- ·Nhận định, soi kèo Karbalaa vs Al Kahrabaa, 21h15 ngày 6/12: Chia điểm?
- ·Party chief meets with Kuwaiti PM
- ·Microsoft ra laptop đầu tiên, cập nhật nhiều thiết bị Windows 10
- ·Khai trừ Đảng một Phó chủ tịch xã ở Đồng Nai liên quan nhận tiền làm sổ đỏ
- ·Hà Nội công bố địa chỉ tiếp nhận ủng hộ nạn nhân vụ cháy chung cư mini
- ·Khai trừ Đảng một Phó chủ tịch xã ở Đồng Nai liên quan nhận tiền làm sổ đỏ
- ·Nhận định, soi kèo Bahla vs AL
- ·Works assigned for PM and Deputy PMs
- ·Huyện Sóc Sơn sẽ cưỡng chế các công trình 'xẻ thịt' đất rừng
- ·VN, Lao Party leaders laud special bilateral friendship
- ·Japan continues aid to Việt Nam
- ·Deputy FMs talk Việt Nam
- ·Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?
- ·New Lao President visits Việt Nam