【truc tiep bong dá】Bình dị mà cao quý
Giai đoạn 2021-2023,truc tiep bong dá toàn tỉnh có 4 tập thể và 39 cá nhân là điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen. Đây chính là vinh dự mà mỗi tập thể, cá nhân tiếp tục nỗ lực và phấn đấu hơn nữa.
Tiên phong trong các phong trào
Xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú có hơn 35% dân cư là người DTTS, trong đó phần lớn là đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Nhiều năm qua, già làng Vi Thị Phúc (62 tuổi) bằng uy tín, lời nói cũng như hành động của mình, thường xuyên đến nhà các hộ DTTS trong xã để nói những lời hay, lẽ phải, phân tích đúng, sai để mọi người hiểu và làm theo.
Chị Nông Thị Xuân ở xã Tân Hưng chia sẻ, trong cuộc sống đôi lúc có mâu thuẫn lớn, nhỏ và bản thân cũng chưa giải quyết được thấu đáo. Khi đó, già Phúc cùng cán bộ ấp đến phân tích đúng, sai thì tôi hiểu và thay đổi rất nhiều.
Già làng Vi Thị Phúc (thứ 7 từ trái sang) và chị Thị Lộc (thứ 9 từ phải sang) nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh ở hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2023
5 năm gắn bó với vai trò, trách nhiệm của già làng, bà Phúc đã cùng Ban điều hành ấp Suối Đôi thực hiện nhiều việc làm thiết thực như: Vận động người dân lắp các trụ đèn chiếu sáng; xây dựng mô hình rác thải gia đình để đảm bảo vệ sinh đường làng, ngõ xóm; vận động người dân thay đổi những phong tục cũ, không còn phù hợp… Những đổi thay tích cực ở ấp đều có sự đóng góp thầm lặng của già Phúc. Hai lần được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen là người DTTS tiêu biểu, với bà đó là niềm tự hào vô cùng to lớn. “Được đi tập huấn, được “nói chuyện” với bà con, tôi vui lắm. Nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh bản thân cảm thấy tự hào, nếu còn sức khỏe tôi vẫn cố gắng tiếp tục tham gia công tác xã hội” - già làng Phúc chia sẻ.
Già làng Vi Thị Phúc đến thăm gia đình chị Nông Thị Xuân ở ấp Suối Ðôi, xã Tân Hưng, huyện Ðồng Phú
Để làm tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, “già” Phúc thường xuyên đến tận nhà người dân trên địa bàn ấp Suối Đôi để vận động, tuyên truyền
Già làng Hoàng Việt Chu ở ấp 4, xã Tân Thành, TP. Đồng Xoài cũng là một trong những điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS. Thực hiện phong trào “việc phố, việc làng, đất vàng cũng hiến” do thành phố phát động thời gian qua, già làng nhiệt tình hưởng ứng và góp sức lan tỏa phong trào ngày càng sâu rộng. Cụ thể, ngay khi được các cấp thông báo một phần diện tích vườn có đường quy hoạch đi qua, ông Chu đã tiên phong hiến 1,8 sào đất cao su đang thu hoạch mà không nghĩ đến đền bù. Từ việc làm của ông mà nhiều hộ dân xung quanh, đặc biệt là đồng bào Tày, Nùng cũng đã hiến đất. Già làng Hoàng Việt Chu phấn khởi: Sau khi hiến đất, thông qua các cuộc họp, tôi phân tích cho người dân trong ấp hiểu rằng Nhà nước làm đường, trước mắt người dân có lợi, tiếp đó là làm đẹp cho quê hương, đất nước. Không chỉ người dân Bình Phước, mà người dân các vùng khác đi qua khen con đường đẹp, mình cũng tự hào.
“Gia đình có tốt thì nói người ta mới nghe”- là quan điểm của già làng Hoàng Việt Chu. Vì thế ở tuổi này ông vẫn chăm chỉ lao động, làm gương cho con, cho cháu, từ đó tiếng nói của ông mới có “uy” với đồng bào, đặc biệt là người Tày, Nùng ở ấp 4
Để làm tròn nhiệm vụ, già làng Hoàng Việt Chu xác định phải xây dựng được tính tiên phong, gương mẫu. Đó là phải gương mẫu chấp hành tốt các quy định của pháp luật; gương mẫu làm kinh tế, nuôi dạy con cháu trở thành người có ích cho xã hội. “Gia đình mình có tốt thì nói người ta mới nghe” đó là quan điểm cũng như cách để ông xây dựng lòng tin, nâng cao uy tín, tiếng nói của mình đến người dân địa phương.
Bảo tồn văn hóa truyền thống
Những năm gần đây, xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh được mọi người biết đến nhiều hơn, bởi đây là nơi ra đời của Hợp tác xã lúa gạo chất lượng cao Lộc Khánh. Với 17 ha lúa ST24 trồng theo hướng hữu cơ, năng suất cao, chất lượng tốt được người tiêu dùng ưa chuộng, việc thành lập hợp tác xã đã tập hợp được đồng bào DTTS trồng lúa trong vùng thay đổi tập quán cũ, đảm bảo canh tác cây lúa theo hướng bền vững, lâu dài.
Chị Thị Lộc trao đổi kỹ thuật với già làng Lâm Khênh ở cánh đồng lúa ở ấp Sóc Lớn, xã Lộc Khánh (Lộc Ninh)
Với hơn 60% dân cư là người DTTS, đa phần là đồng bào Khmer, S’tiêng, chị Thị Lộc, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã - một trong những điển hình tiêu biểu vừa được UBND tỉnh khen thưởng luôn suy nghĩ tìm ra những cách làm hay, hiệu quả để bảo tồn nét đẹp văn hóa của đồng bào mình. Bên cạnh thành lập hợp tác xã lúa gạo, chị cũng đưa vào hoạt động tổ đan lát truyền thống của đồng bào Khmer; duy trì tổ, hội, nhóm để giúp chị em DTTS có cơ hội tiếp cận nguồn vốn, vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Chính vì thế, khi được tuyên dương là điển hình trong vùng đồng bào DTTS, chị càng thêm trân trọng và dặn lòng sẽ làm thêm nhiều điều ý nghĩa. “Bản thân sẽ cố gắng tiếp tục đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến từng người dân, đặc biệt là phụ nữ nắm rõ và làm theo, góp phần đưa xã Lộc Khánh ngày càng phát triển” - chị Thị Lộc chia sẻ.
Ở vai trò là Chủ tịch Hội LHPN xã Lộc Khánh, chị cũng thường xuyên đi cơ sở để kịp thời lắng nghe và giải quyết thấu đáo các nguyện vọng, ý kiến của các hội viên
Năm 2023, ngoài các kết quả nổi bật khác, tỉnh Bình Phước đã giảm được 2.200 hộ nghèo, trong đó có hơn 1.100 hộ đồng bào DTTS. Có được kết quả đó là sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành, trong đó có các điển hình trong vùng đồng bào DTTS. Mới đây, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị biểu dương các điển hình tiên tiến người DTTS nhằm kịp thời động viên và mong muốn đội ngũ này tiếp tục phát huy vai trò, đồng hành với tỉnh phát triển bền vững.
Với truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực tự cường, các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS sẽ tiếp tục là tấm gương lan tỏa tinh thần tích cực đến đồng bào DTTS, nhất là về ý chí, ý thức lao động, học tập, công tác, góp phần xây dựng cộng đồng ngày càng giàu đẹp, văn minh. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh TRẦN TUYẾT MINH |
Những năm gần đây, đời sống vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh đã thay đổi tích cực trên tất cả lĩnh vực. Trong sự phát triển đó có dấu ấn của những nhân tố tiêu biểu là người DTTS có uy tín, nhân sĩ, trí thức, nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi… Bằng việc làm cụ thể, thiết thực, mỗi điển hình đồng bào DTTS mang nét riêng nhưng góp sức chung cho cộng đồng khi vừa xây dựng gia đình hạnh phúc vừa góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.
(责任编辑:World Cup)
- ·Hà Tĩnh: Án mạng ở trung tâm thương mại, một người nước ngoài tử vong
- ·Giá thuê nhà ở xã hội Hà Nội gần bằng 1 tháng lương, người nghèo 'choáng váng'
- ·Xuất khẩu gạo 2024 khả năng đạt kỷ lục mới
- ·Sáng sớm, khách đến xuống tiền đặt cọc nhưng căn nhà được 'chốt' trước 10 phút
- ·Đoàn tàu metro Bến Thành
- ·Phần mềm Nông nghiệp Cà Mau: Công cụ hỗ trợ hiệu quả cho nông dân
- ·Hà Nội: Huyện Hoài Đức đấu giá 20 lô đất, giá khởi điểm 7,3 triệu đồng/m2
- ·Giá vàng hôm nay 5/11: Vàng chững lại trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ
- ·Singapore dùng robot bay giao hàng
- ·Giá vàng hôm nay 2/11: Trong nước và thế giới cùng giảm nhẹ
- ·Tấn công mạng toàn cầu: Việt Nam đã có trường hợp bị nhiễm mã độc
- ·EVN đề xuất giá điện hai thành phần, có thể thực hiện từ đầu năm 2025
- ·Đặt cọc trước 3 tháng vẫn bị chủ nhà 'lật kèo' đòi tăng giá 1 tỷ đồng
- ·Lương tăng nhỏ giọt, đuổi theo giá nhà phi mã: Người trẻ chật vật mua nhà Hà Nội
- ·Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường cả năm 2024 đạt mức 227.500 tỷ đồng
- ·Giá vàng hôm nay 7/11: Vàng lao dốc sau bầu cử Tổng thống Mỹ
- ·TP.HCM chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
- ·Vietnam Airlines tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia
- ·Giải cứu 2 cô giáo bị sạt lở đất vùi lấp trên đường đi dạy về
- ·Giá vàng hôm nay 5/11: Vàng chững lại trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ