【ket qua bong d】Quỹ bảo trì chung cư: Người muốn nhả, kẻ giữ khư khư
Từ 10/12,ỹbảotrìchungcưNgườimuốnnhảkẻgiữkhưkhưket qua bong d những chủ đầu tưchây ỳ bàn giao quỹ bảo trì cho cư dân sẽ bị cưỡng chế thực hiện. ảnh: Đức Thanh |
Nhiều doanh nghiệpchây ỳ
Năm 2015, sự kiện người dân Chung cư Keangnam phải có đơn “cầu cứu” đến Thủ tướng Chính phủ để đòi lại quỹ bảo trì chung cư lên đến trên 120 tỷ đồng, cho thấy sự bất lực của người dân trong việc đòi lại quỹ bảo trì, một khi chủ đầu tư chây ỳ không muốn trả.
Trước đó, “cuộc chiến” đòi quỹ bảo trì nhà chung cư tại chung cư Keangnam đã diễn ra căng thẳng và kéo dài nhiều tháng trời. Trong quá trình đòi lại quỹ bảo trì chung cư, Ban quản trị cư dân đã gửi đơn đến nhiều cơ quan chức năng, nhưng chủ đầu tư là Công ty Keangnam Việt Nam vẫn quyết không chịu trả.
Trước thông tin Tập đoàn Keangnam (Hàn Quốc), công ty mẹ của Công ty Keangnam Việt Nam có thể bị phá sản, đặc biệt là thông tin tập đoàn này rao bán Dự ánKeangnam Hà Nội có thể khiến cư dân mất trắng quỹ bảo trì, làm cho cư dân Tòa nhà Keangnam Hà Nội đã phải có đơn cầu cứu đến Thủ tướng.
Thế nhưng, ngay cả khi Văn phòng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo UBND TP. Hà Nội xử lý vụ việc, việc đòi lại quỹ bảo trì của cư dân Keangnam vẫn gặp nhiều khó khăn, bế tắc.
Tại Hà Nội, Keangnam không phải là dự án duy nhất người dân gặp khó khăn trong việc đòi lại quỹ bảo trì. Bởi trước đó, cư dân Tòa nhà D11, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy cũng mất rất nhiều thời gian để đòi lại phí bảo trì tòa nhà này từ chủ đầu tư là CTCP Xây dựng số 3 Hà Nội (Hanco3), nhưng không được doanh nghiệp này bàn giao.
Không đòi được quỹ bảo trì, mới đây cư dân Tòa nhà D11 đã tiến hành kiện Hanco3 ra Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm. Việc giải quyết vụ khiếu kiện này chưa biết kết quả như thế nào và việc thi hành án sau đó (nếu cư dân thắng kiện) ra sao, nhưng sẽ tạo ra một tiền lệ để cư dân các tòa nhà khác hành xử với các chủ đầu tư chây ỳ bàn giao quỹ bảo trì. Trong khi đó, với chủ đầu tư Hanco3, việc sẵn sàng chấp nhận tai tiếng bị khách hàng khiếu kiện cho thấy, doanh nghiệp này vẫn chưa sẵn sàng trả lại tiền phí bảo trì cho các cư dân.
Mới đây nhất, Đầu tư Bất động sảncũng nhận được đơn thư của cư dân Chung cư Sông Hồng Parkview, 165 Thái Hà, Đống Đa, phản ánh việc chủ đầu tư dự án là Tổng CTCP Sông Hồng và CTCP Đầu tư địa ốc Sông Hồng không tiến hành tổ chức hội nghị nhà chung cư để thành lập ban quản trị tòa nhà và bàn giao quỹ bảo trì cho cư dân, dù dự án đã đi vào hoạt động 3 năm. Vụ việc này hiện vẫn đang lùm xùm khi cả cư dân và chủ đầu tư đang lời qua, tiếng lại về vấn đề này, cũng như nhiều vấn đề khúc mắc khác của dự án.
Ngoài 3 dự án trên, còn hàng loạt dự án chung cư khác tại Hà Nội, dù đã đưa vào sử dụng từ lâu, nhưng cư dân vẫn phải vất vả chạy theo chủ đầu tư trong việc đòi lại quỹ bảo trì. Chẳng hạn, Dự án Sky City 88 Láng Hạ, sau 5 năm đi vào hoạt động, dự án đã thành lập được Ban quản trị nhà chung cư, nhưng số tiền quỹ bảo trì còn lại khoảng 30 tỷ đồng, chủ đầu tư là Hanotex đến nay vẫn chưa trả hết cho cư dân. Hoặc tại Dự án N05 Trung Hòa Nhân Chính của Vinaconex, đã bàn giao nhà từ lâu, đã thành lập được ban quản trị nhà chung cư, nhưng theo phản ánh mới đây của cư dân, chủ đầu tư không chịu trả khoảng 70 tỷ tiền phí bảo trì cho ban quản trị.
Việc chủ đầu tư không trả phí bảo trì, dự án không được bảo trì thường xuyên khiến Dự án N05 xuống cấp rất nhanh.
Trường hợp chủ đầu tư không bàn giao kinh phí bảo trì hoặc bàn giao không đầy đủ, không đúng hạn theo quy định, thì ban quản trị tòa nhà có văn bản đề nghị UBND cấp tỉnh, nơi có nhà chung cư, yêu cầu chủ đầu tư bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư.
Trong vòng tối đa 45 ngày, UBND cấp tỉnh, nơi có nhà chung cư yêu cầu chủ đầu tư bàn giao phí bảo trì sẽ phải thực hiện hoàn toàn các công việc cưỡng chế và chuyển giao khoản kinh phí này cho các ban quản trị tòa nhà.
Trong quá trình thực hiện cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì, nếu phát hiện chủ đầu tư có hành vi vi phạm pháp luật hình sự, thì UBND cấp tỉnh phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Kết thúc phiên đấu giá, biển số 51K
- ·Vụ tàu cá chở 14 thuyền viên bị đâm chìm trên biển Côn Đảo: Tìm thấy 1 thi thể
- ·Thủ đoạn mạo danh hải quan sân bay Tân Sơn Nhất tiếp cận người giàu để lừa đảo
- ·Sạt lở ở Hà Giang: 3 người chết và mất tích, số nạn nhân 'có thể tăng lên'
- ·Bình Định khởi công tuyến đường hơn 1.170 tỷ đồng
- ·'Cần thủ' liều mình ngồi ven đập câu cá khi thủy điện Hòa Bình mở 3 cửa xả đáy
- ·Khám xét nơi ở, nơi làm việc của Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị
- ·Quân nhân chưa có chế độ nhà ở, kiến nghị hỗ trợ thêm vào lương hằng tháng
- ·Đề xuất xây khu tái định cư nứt đất ở Đắk Nông
- ·Những kháp đấu kịch tính của các “ông trâu” tại lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2024
- ·Australia phát triển phương pháp chẩn đoán nhanh ung thư da
- ·Bộ đội diễn tập lắp ráp đạn tên lửa cho tổ hợp phòng không S
- ·Chủ 2 mỏ đất tự công bố số liệu sai phạm, chủ tịch huyện không chấp nhận
- ·Thượng úy CSHS ở Hà Nội bị 2 thanh niên đi xe máy tông nhập viện
- ·TP.HCM công bố lộ trình ít nguy cơ kẹt xe dịp lễ 2/9
- ·Bắc Kạn khẩn trương khắc phục sự cố sạt lở và vỡ đập bùn thải chì kẽm
- ·Đề xuất loạt quy định mới về đào tạo, sát hạch, nâng hạng bằng lái ô tô
- ·'Đáng lo nhất là ngập lụt tại Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng do áp thấp gây mưa lớn'
- ·100 điểm sạt lở trên Quốc lộ 32, chưa thể thông tuyến qua Mù Cang Chải
- ·Phú Thọ đề nghị cử đặc công 'người nhái' tìm nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu
- National Assembly to open eighth session in October
- PM thanks outgoing Irish Ambassador Cáit Moran
- China asked to withdraw ships from Việt Nam’s territorial waters
- PM chairs Gov’t meeting on law building
- Thai community in HCM City helps needy children
- Vietnamese leaders send condolences to China
- Vietnamese experts in Cambodia receive top honour
- Top Lao leader receives officials of Party Central Committee’s Office
- Officials prosecuted for State property misuse
- Deputy PM delighted at growing Việt Nam