【bxh kazakhstan】3 quốc gia đứng đầu trong việc tiếp nhận lao động Việt Nam
3 quốc gia đứng đầu trong việc tiếp nhận lao động Việt Nam
(Dân trí) - Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc là 3 thị trường chủ lực, tiếp nhận lượng lớn lao động Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024.
Đây là thông tin được ông Phạm Viết Hương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao độngngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH, nêu tại buổi thông tin về tình hình lao động ra nước ngoài làm việc 6 tháng đầu năm, ngày 20/6.
Theo ông Hương, tính đến thời điểm ngày 20/6, Việt Nam có hơn 78.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài (trong đó có gần 24.000 nữ), đạt 62,4% kế hoạch năm (125.000 lao động).
Trong đó, Nhật Bản dẫn đầu với 40.597 lao động (hơn 15% nữ), nâng tổng số thực tập sinh Việt Nam ở Nhật Bản lên hơn 300.000 người.
Đứng thứ 2 là Đài Loan (Trung Quốc) với hơn 27.000 người. Tổng số lao động Việt Nam tại thị trường này đến thời điểm hiện tại là hơn 280.000 người, phần lớn làm việc trong lĩnh vực chế tạo, xây dựng…
Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc với hơn 5.500 lao động đưa đi trong 6 tháng qua. Lao động sang Hàn Quốc phần lớn theo chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc (Chương trình EPS) và hợp tác lao động kỹ thuật theo thị thực E7 thời hạn làm việc trên 5 năm.
"2 năm trở lại đây, thị trường Hàn Quốc thu hút nhiều lao động Việt Nam với trên 15.000 người xuất cảnh mỗi năm. Hạn ngạch phía bạn cấp cho Việt Nam trong năm nay là 15.400 người mà đến nay đã gần 45.000 người đăng ký.
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) tiếp tục là 3 thị trường chủ lực tiếp nhận lao động Việt Nam. Thị trường châu Âu như Đức, Rumani, Ba Lan… điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ rất tốt nhưng số lượng nhân lực đưa đi còn hạn chế.
Lao động Việt Nam đến các nước Trung Đông giảm so với các năm trước, do căng thẳng chính trị, thu nhập thấp", ông Hương thông tin.
Từ đầu năm tới nay, nhiều chương trình xúc tiến đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cũng đã được triển khai.
Vào tháng 3/2024, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Bá Hoan và Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đã ký kết kế hoạch thực hiện bản ghi nhớ giữa Chính phủ Australia và Chính phủ Việt Nam về hỗ trợ công dân Việt Nam đi làm việc trong ngành nông nghiệp tại Australia.
Theo đó, hai bên thống nhất triển khai kế hoạch hỗ trợ cho 1.000 lao động Việt Nam đi làm việc trong ngành nông nghiệp tại Australia theo chương trình PALM, dự kiến bắt đầu trong năm 2024.
Trong năm đầu tiên thực hiện chương trình, việc tuyển dụng lao động được thực hiện thông qua một đơn vị sự nghiệp công lập và tối đa sáu doanh nghiệpViệt Nam.
Việc triển khai thực hiện Bản ghi nhớ này là dấu mốc quan trọng của Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam trong hợp tác lao động Việt Nam - Australia.
Cũng trong tháng 6, tại Hà Nội, Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) đã ký thỏa thuận với Hiệp hội Chăm sóc y tế Osaka (Nhật Bản) về việc cung ứng thực tập sinh kỹ năng ngành hộ lý đi thực tập tại Nhật Bản.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Lao động mất việc được dùng sổ BHXH vay tiêu dùng?
- ·20% người dùng Internet Việt Nam đối mặt với sự cố an ninh mạng
- ·MobiFone hỗ trợ người dân chuyển đổi điện thoại 2G lên 4G
- ·MobiFone đồng hành cùng khách hàng duy trì kết nối liên lạc sau bão Yagi
- ·Không đăng ký dịch vụ, vẫn bị nhà mạng trừ tiền
- ·Phát hiện phương pháp bất ngờ giúp tăng gấp rưỡi tuổi thọ pin Li
- ·Vì sao Iphone 16 đáng mong đợi?
- ·Hiện tượng 'mèo béo TikTok'
- ·Cục Thuế Quảng Nam thu hồi hơn 5.000 tỷ đồng nợ thuế trong năm 2024
- ·Đối thủ trực tiếp trong thâm nhập bán dẫn của Việt Nam là một nước Đông Nam Á
- ·Tiêu hủy trên 29.000 sản phẩm nhập lậu
- ·Hướng dẫn chi tiết cách quảng bá kênh YouTube
- ·Trên tay iPhone 16 Pro Max
- ·Apple ấn định ngày ra mắt iPhone 16
- ·Bình Phước police hailed for strong performance in maintaining local security, order
- ·Đối thủ trực tiếp trong thâm nhập bán dẫn của Việt Nam là một nước Đông Nam Á
- ·Cha đẻ Telegram bị bắt, tiền số TON 'bốc hơi' hàng tỷ USD
- ·Meta đối diện án phạt 3,6 triệu USD vì quảng cáo giả mạo
- ·Trò chơi Pokemon Go chính thức cập bến thị trường Việt Nam
- ·Thực hư vụ bà Harris đeo tai nghe giả khuyên để được 'nhắc bài'