【ket quả laliga】Bàn giải pháp bứt phá phát triển ngành Logistics
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Đỗ Thành Trung chia sẻ tại hội nghị |
Đánh giá về ngành Logistics Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Đỗ Thành Trung cho biết, tốc độ phát triển hàng năm của ngành logistics Việt Nam bình quân đạt 14- 15%, quy mô 40 - 42 tỷ USD/năm.
Doanh nghiệp logistics của Việt Nam tăng nhanh về số lượng, đến nay đã có khoảng trên 3.000 doanh nghiệp vận tải và logistics trong nước và khoảng 25 tập đoàn logistics hàng đầu thế giới đang hoạt động.
Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, cảng hàng không, cảng biển, kho bãi, hạ tầng thương mại, trung tâm logistics cũng đã không ngừng được mở rộng với quy mô lớn, rộng khắp trong thời gian qua. Các thủ tục, thời gian thông quan đối với hàng xuất khẩu đã cải thiện đáng kể.
Ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư, Trưởng ban tổ chức Hội nghị cho biết, logistics đã trở thành một trong những ngành tăng trưởng nhanh nhất tại Việt Nam với tốc độ bình quân khoảng 16%/năm, đóng góp khoảng 4,5% GDP, và logistics Việt Nam đã vươn lên thuộc nhóm 5 quốc gia đứng đầu khu vực ASEAN.
Ông cho biết, con đường phía trước với logistics Việt Nam tiếp tục được dự báo là một con đường thênh thang rộng mở.
“Quyết tâm của Chính phủ trong việc việc đẩy mạnh các đại dự án cơ sở hạ tầng trên khắp các lĩnh vực đường bộ, đường không, cảng biển, đường sắt, cũng như thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi kép gồm chuyển đổi số và chuyển đổi xanh đang mở ra nhiều cơ hội chưa từng có tiền lệ cho ngành logistics Việt Nam phát triển.”- ông Lê Trọng Minh nhấn mạnh.
Theo Ban tổ chức, mặc dù còn nhiều khó khăn hiện hữu, nhưng dự báo cho thấy thị trường vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ.
Theo dự báo về triển vọng thị trường của Precedence Research, quy mô thị trường logistics toàn cầu có thể đạt 21,91 nghìn tỷ USD vào năm 2033, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt 9,35% cho giai đoạn 2024 – 2033.
Tại Việt Nam, giá trị thị trường logistics đạt khoảng 40 tỷ USD vào năm 2023 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng với tỷ lệ khoảng 14 - 15% hàng năm đến năm 2025. Ngành logistics hiện đang đóng góp khoảng 4 - 5% GDP, và tạo ra công ăn việc làm cho hơn 1 triệu lao động trực tiếp.
Trao đổi tại hội nghị, các diễn giả cho rằng, với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, ngành logistics đã và đang đóng góp tích cực vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đồng thời giúp doanh nghiệp Việt Nam mở rộng phạm vi hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Tuy nhiên, cùng với những cơ hội, ngành logistics cũng đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số và sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Việc đón đầu các xu hướng mới, cải thiện hạ tầng và nâng cao năng lực quản lý chuỗi cung ứng là những yếu tố then chốt để ngành logistics có thể bứt phá và duy trì sức cạnh tranh.
Các diễn giả trao đổi tại phiên thảo luận. Ảnh: T.H |
Tuy nhiên, trên thực tế, ngành logistics trong nước vẫn đang tồn tại nhiều vấn đề cần được cải thiện. Thị trường bất động sản logistics còn phân tán, thiếu sự liên kết và quy hoạch đồng bộ. Chi phí logistics cao, trong khi quy mô doanh nghiệp còn nhỏ và phụ thuộc lớn vào vận tải đường bộ.
Tại các khu vực trọng điểm về xuất nhập khẩu nông sản như Đồng bằng sông Cửu Long, hệ thống cảng biển, đặc biệt là cảng nước sâu, vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu, buộc hàng hóa phải di chuyển qua các cảng lớn như TPHCM và Bà Rịa - Vũng Tàu, tạo ra áp lực lên hạ tầng và chi phí vận tải.
Sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng, việc áp dụng công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực logistics cũng là những hạn chế lớn cần cải thiện nếu muốn ngành logistics Việt Nam thực sự cạnh tranh với khu vực và thế giới.
Từ thực tế trên, để tối ưu hóa hoạt động logistics, các diễn giả cho rằng, Việt Nam cần hiện đại hóa hạ tầng, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy chuyển đổi số, và phát triển các mô hình kinh doanh logistics xanh, bền vững.
Ngoài ra, đẩy mạnh đầu tư công, mở rộng hệ thống cảng biển, nỗ lực chuyển đổi sang nền tảng dữ liệu số cũng như thành lập các khu thương mại tự do và các trung tâm logistics hiện đại để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế toàn cầu hóa…
Chỉ ra 4 tồn tại của ngành Logistics Việt Nam, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho rằng, các doanh nghiệp logistics muốn tồn tại và phát triển bắt buộc phải cải tiến hoạt động, đẩy mạnh chuyển đổi số, đầu tư ứng dụng các công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh.
Đây là những thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp logistics Việt Nam vốn phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với kinh nghiệm, nguồn vốn, trình độ nguồn nhân lực còn hạn chế.
“Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội lớn khi các doanh nghiệp được thúc đẩy thực hiện quá trình chuyển đổi nhanh hơn, mạnh mẽ hơn, thực chất hơn.
Theo đó, doanh nghiệp nào nắm bắt tốt hơn các làn sóng công nghệ mới sẽ vượt lên trên các doanh nghiệp khác, cũng như quốc gia nào nắm bắt tốt hơn các làn sóng công nghệ mới sẽ vượt lên trên các quốc gia khác.”- Thứ trưởng Đỗ Thành Trung khẳng định.
Tại hội nghị với hai phiên thảo luận chuyên đề các diễn giả đã tập trung thảo luận chuyên sâu về những vấn đề cấp bách nhất của ngành như hiện đại hóa hạ tầng logistics, tăng cường kết nối giao thông, đảm bảo các biện pháp ứng phó trước các thách thức thay đổi trong hoàn cảnh mới; tái cấu trúc chuỗi cung ứng hướng tới phát triển xanh bền vững, thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển hạ tầng thông minh.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tắm ở bể bơi, nam sinh 14 tuổi chết đuối
- ·Hoa hậu Hoàn vũ Philippines 2022 lộ clip hút thuốc ở nơi công cộng
- ·Nhìn lại hành trình 2 năm đương nhiệm của Đỗ Thị Hà
- ·Netizen trầm trồ trước đối thủ của Phương Anh tại Miss International
- ·Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh
- ·Hoa hậu Bảo Ngọc tăng chiều cao thêm 1 cm thành 1m86.
- ·Tây Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp “rục rịch” tăng
- ·Miss Earth 2022 về nước và nhận cái kết cay đắng
- ·Công an mời nhóm chạy mô tô ngược chiều ở phà Cát Lái lên làm việc
- ·Miss Universe hé lộ format gọi tên trong cuộc thi năm nay
- ·Facebook ra tính năng mới tố cáo tin tức giả trên mạng xã hội
- ·Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị đánh giá các Bộ chỉ số về cải cách hành chính
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm cấp Nhà nước đến Ấn Độ
- ·Ban hành Nghị định về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định EVFTA và Hiệp định UKVFTA
- ·Tai nạn giao thông trên quốc lộ 51, 1 Người đàn ông tử vong
- ·Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi, duy trì đà tăng trưởng tích cực
- ·Miss Universe 'thả thính' sân khấu siêu đẳng cấp
- ·Chủ động phản ứng chính sách, ổn định thị trường vàng, không để thiếu điện
- ·Mạnh tay xử lý gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm
- ·H'Hen Niê 'nhả vía' cho Hoa hậu Ngọc Châu đi thi Miss Universe