【đội hình man utd gặp wolves】Quyết liệt hơn nữa trong cắt giảm, bãi bỏ các thủ tục kiểm tra chuyên ngành không cần thiết
Theo đó, nhiệm vụ cấp bách là các bộ cần khẩn trương hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật đã được giao tại các Nghị quyết 19/NQ-CP và Quyết định 2026/QĐ-TTg; việc sửa đổi, bổ sung phải bảo đảm tính hiệu quả, hiệu lực, không xung đột, chồng chéo, khắc phục triệt để tình trạng một mặt hàng phải thực hiện nhiều thủ tục, chịu sự KTCN của nhiều đơn vị thuộc một bộ hoặc của nhiều bộ khác nhau.
Các bộ quản lý chuyên ngành khẩn trương rà soát, công bố danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện phải KTCN kèm theo mã số HS thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành của bộ mình, bao gồm cả danh mục hàng hóa bắt đầu thực hiện từ năm 2018 theo hướng không chồng chéo danh mục giữa các bộ, giảm tối đa số lượng hàng hóa phải KTCN tại khâu thông quan để bảo đảm đạt mục tiêu giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải KTCN tại giai đoạn thông quan xuống 15% đúng theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 19/NQ-CP.
Đồng thời, các bộ quản lý chuyên ngành khẩn trương hoàn thành việc ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với danh mục hàng hóa thuộc diện phải KTCN khi nhập khẩu ở khâu thông quan để thuận lợi trong việc áp dụng quản lý rủi ro.
Quyết liệt hơn nữa trong việc rà soát, rút gọn quy trình, thủ tục, hồ sơ, yêu cầu, điều kiện và thời gian thực hiện thủ tục KTCN; kiên quyết cắt giảm, bãi bỏ các thủ tục, quy trình, giấy tờ KTCN không cần thiết, không hợp lý, nhằm cắt giảm thời gian, chí phí liên quan đến hoạt động KTCN. Đồng thời, công bố công khai quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn, phương thức KTCN đối với từng mặt hàng; xây dựng và công bố công khai tiêu chí quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành của từng bộ. Bên cạnh đó, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh việc công nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp.
Đặc biệt, báo cáo nêu rõ, các bộ cần chấn chỉnh, khắc phục ngay tình trạng độc quyền trong đánh giá sự phù hợp (thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận kiểm tra chất lượng). Thay bằng việc chỉ định duy nhất một đơn vị đánh giá sự phù phù hợp, các bộ khẩn trương rà soát, chỉ định bổ sung nhiều đơn vị đánh giá sự phù hợp để tạo thuận lợi giảm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp.
Liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, Bộ Y tế khẩn trương thực hiện việc hoàn chỉnh Dự thảo Nghị định theo hướng áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, chuyển sang hậu kiểm; bổ sung thêm đối tượng được miễn kiểm tra an toàn thực phẩm như hàng tạm nhập tái xuất, hàng nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu…; quy định cụ thể tại Nghị định việc công bố của doanh nghiệp, hạn chế tối đa các hướng dẫn của các bộ về vấn đề này; thực hiện đơn giản hóa và rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính theo đúng chỉ đạo Thủ tướng tại Thông báo số 321/TB-VPCP ngày 21/7/2017 của Văn phòng Chính phủ.
Cuộc kiểm tra của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện trong tháng 8/2017. Kết quả kiểm tra cho thấy, trong việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động KTCN đối với hàng hóa XNK, các bộ, cơ quan liên quan đã nỗ lực, cố gắng trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ giao tại Quyết định 2026/QĐ-TTg và Nghị quyết 19-2017/NQ-CP. Đến nay, các bộ đã thực hiện 64 nhiệm vụ tại Quyết định 2026/QĐ-TTg; còn 34 nhiệm vụ chưa hoàn thành. Công tác KTCN vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, tình trạng một mặt hàng bị điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật, phải thực hiện nhiều thủ tục, KTCN của nhiều bộ, tỷ lệ mặt hàng phải thực hiện 2 hoặc 3 thủ tục KTCN, chiếm khoảng 58%, làm tăng chi phí, phiền hà cho DN. Phương pháp quản lý, kiểm tra chưa theo chuẩn mực quốc tế dẫn đến kéo dài thời gian thông quan hàng hóa, hầu hết hàng hóa. Khoảng gần 100.000 nghìn mặt hàng phải KTCN đều thực hiện kiểm tra tại cửa khẩu trong quá trình thông quan với tỷ lệ phát hiện vi phạm rất thấp (dưới 0,1%); không thực hiện công nhận chất lượng sản phẩm hàng hóa giữa các nước, nhất là hàng hóa có nguồn gốc từ các nước phát triển. Với các tồn tại, hạn chế nêu trên, dẫn đến tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải KTCN tại giai đoạn thông quan chưa giảm nhiều, vẫn ở mức 35% (mục tiêu của Nghị quyết 19/NQ-CP, giảm xuống còn 15%), gây khó khăn, phiền hà, làm tăng chi phí cho doanh nghiệp. Mỗi năm doanh nghiệp phải bỏ ra khoảng 28,6 triệu ngày công và khoảng 14,3 nghìn tỷ đồng để thực hiện các quy định, thủ tục về KTCN… |
(责任编辑:La liga)
- ·Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh
- ·Thu về 251 đơn vị máu trong ngày hội hiến máu tình nguyện
- ·Giá vàng hôm nay (10/3): Giá vàng thế giới tăng, trong nước biến động nhẹ
- ·Bắt vụ vận chuyển trên 500 iPhone đã qua sử dụng tại ga Sài Gòn
- ·Tháo dỡ căn nhà 3 mặt tiền án ngữ giữa giao lộ TP.HCM suốt 10 năm
- ·Ninh Bình: Doanh thu du lịch cả năm 2024 ước đạt gần 9.000 tỉ đồng
- ·Giá vàng hôm nay (15/2): Giá vàng thế giới tiếp tục chịu áp lực lạm phát
- ·Thai navy open fire on Việt Nam’s fishing boats, injuring two
- ·Tài xế xe chở cát liều lĩnh tông vào xe CSGT khi bị lập biên bản
- ·Bắt giữ gần 3.000 bao thuốc lá lậu trên xe chở khách
- ·Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
- ·Ngân hàng Nhà nước “thúc” thực hiện gói hỗ trợ 2% lãi suất
- ·Giá cao su hôm nay 20/5/2024: Giá cao su thế giới tăng "sốc", vượt mức 2%
- ·Quan chức Nga cảnh báo nguy cơ xung đột toàn diện với NATO
- ·Đang điều tra vụ nhận hối lộ ở Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29
- ·Nga chặn 42 UAV Ukraine gần Crưm, Mỹ áp trừng phạt nhiều cá nhân thân Moscow
- ·Trùm Wagner lần đầu xuất hiện trên video từ sau cuộc nổi loạn
- ·Tỷ giá hôm nay (9/2): USD trung tâm tăng nhẹ, Vietcombank giảm
- ·iPhone 7 sẽ chính thức ra mắt vào ngày 7/9
- ·Tỷ giá hôm nay (15/2): USD trung tâm chỉ tăng 1 đồng