会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả trận australia】Quan trọng là nhóm lên được ngọn lửa…!

【kết quả trận australia】Quan trọng là nhóm lên được ngọn lửa…

时间:2025-01-27 06:17:22 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:821次
 Nhà lưu niệm & lăng mộ cụ Phan Bội Châu ở dốc Bến Ngự.

Chỗ xóm tôi ở, có một di tích cấp Quốc gia: Nghĩa trang mang tên cụ Phan Bội Châu. Nghe tiếng nghĩa trang này cũng đã lâu, nhưng phải cách đây hai mươi năm, khi chuyển lên xóm mới, tôi mới biết đích xác nơi di tích này tọa lạc. Rồi nhân lúc thong thả, tôi vào thăm để xem những ai đang an nghỉ nơi đây, mới giật mình thấy toàn nhân vật lịch sử, những tên tuổi lớn không chỉ của Huế mà của đất nước: Nhà cách mạng Nguyễn Chí Diểu, Nữ sử Đạm Phương, Hải Triều Nguyễn Khoa Văn, nhà thơ Thanh Hải, liệt sĩ Lê Tự Nhiên, cụ Nguyễn Huy Nhu, tiến sỹ khoa thi Bính thìn triều Khải Định, nguyên Giáo sư Hán học Viện Đại học Huế; Hồng Sơn Dã Mã Võ Thanh Minh, nguyên Tổng ủy viên Hướng đạo sinh Đông Dương- người được ví là “con ngựa hoang núi Hồng Lĩnh”…

Sau đó, có dịp uống trà, chuyện vãn với vài người trong xóm, họ cũng tròn mắt ngạc nhiên không ngờ trên địa bàn mình sinh sống lại có một di tích lớn và quý như vậy. Cũng vì nguyên do như thế mà tôi đã có bài viết giới thiệu về di tích này với mong muốn để nhiều người được biết. Báo đăng, nhiều bạn đọc đã tìm đến thăm viếng. Kể cả có bạn đọc lớn tuổi từ Thành phố Hồ Chí Minh như ông Mai Lĩnh, cũng kết nối, nhờ tôi chỉ đường để được ghé đến, thành kính dâng nén hương thơm lên anh linh các danh nhân tiền bối.

 Chùa Thiên Mụ

Từ nghĩa trang Phan Bội Châu, tôi tẩn mẩn tự hỏi, Huế có bao nhiêu di tích và bao nhiêu người Huế chưa biết quê hương mình có những di tích đó để mà thăm, mà tìm hiểu? Chắc là sẽ rất nhiều. Vậy nên, dịp kỷ niệm Ngày Di sản 23/11/2019, nghe tin Sở Giáo dục và Đào tạo với Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cùng nhau ký biên bản ghi nhớ chương trình hợp tác, đưa chương trình giáo dục di sản văn hóa Huế vào trường học, tôi thấy rất mừng và phấn khích. Chương trình hợp tác bao gồm các đầu việc như biên soạn các loại hình tài liệu giới thiệu về di sản văn hóa Huế dùng cho học sinh; Xây dựng chuyên đề học tập lịch sử tại khu di sản Huế; Xây dựng các chương trình hoạt động tìm hiểu, khám phá, tương tác các loại hình di sản cho học sinh các cấp; Tổ chức các cuộc thi học sinh tìm hiểu di sản Huế... Những đầu việc ấy triển khai và duy trì tốt sẽ rất quan trọng; bởi từ đó cơ hội tiếp cận và lan tỏa di sản văn hóa Huế sẽ được nhân lên nhiều lần. Học sinh Huế, công dân Huế sẽ hiểu hơn về di sản của quê hương. Từ hiểu mới biết quý, biết yêu, biết bảo vệ giữ gìn và làm tỏa lan giá trị. “Vô tri bất mộ” (Không biết thì không quý) - người xưa đã chẳng nói như vậy là gì. Nếu chúng ta không hiểu, không biết yêu quý di sản cha ông ngay trên mảnh đất quê hương ta, thì lấy lý gì để “bắt” người khác phải đến mà tham quan du lịch, mà trân trọng di sản mà chúng ta đang được kế thừa, sở hữu?

 Học sinh tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)

Không biết có phải cảm hứng bắt nguồn từ Huế hay chăng mà gần đây, ngành giáo dục của Hà Nội và một số tỉnh thành khác cũng đã có văn bản đề nghị các trường học tổ chức giáo dục di sản văn hóa ngay tại địa phương, không nhất thiết phải tổ chức đưa học sinh đi xa ra khỏi thành phố, tỉnh nhà để tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử, văn hóa… Cách làm này lập tức được dư luận đồng tình, các bậc phụ huynh hết sức hoan nghênh chào đón. Đơn cử như tại Thành phố Hà Nội, có một thực tế là trong lúc rất nhiều học sinh chưa hiểu, thậm chí chưa đến với những Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long, Hồ Gươm tháp Rùa, Hỏa Lò “Hilton- Hanoi”,… thì lại được nhà trường tổ chức cho đi tham quan ở các tỉnh xa như Quảng Ninh, Hòa Bình, Lạng Sơn… Chi phí tốn kém chưa nói, chỉ nói đến việc an toàn đi lại, sinh hoạt cho các con cũng đã khiến rất nhiều phụ huynh nhấp nhổm phập phồng như ngồi trên lửa. Thế nên chủ trương giáo dục di sản văn hóa tại chỗ của ngành chức năng Thủ đô đưa ra đã được nhiệt liệt hoan nghênh là điều khá dễ hiểu. Kể cả với giáo viên, không ít người cũng thở phào nhẹ nhõm bởi quản lý một lúc mấy chục cháu đang ở lứa tuổi “nhất quỷ, nhì ma…” trên suốt cả một lộ trình dài là áp lực không hề nhỏ với họ. Cũng vì những lý do như đã nói mà chủ trương rất hợp tình hợp lý nói trên nên được học tập và nhân rộng hơn nữa.

Các cháu học sinh hào hứng với lần đầu được vào thăm Đại Nội

Lẽ dĩ nhiên, tìm hiểu, học tập di sản văn hóa ở những địa phương khác cũng là điều rất quý, tuy nhiên, không nên lạm dụng và cần phải tổ chức cho những lứa tuổi, trong những điều kiện phù hợp. Quan trọng là nhóm lên được ngọn lửa yêu thích, tự hào về văn hóa, lịch sử, thì tự các em sẽ nghiên cứu, tìm đến khi có cơ hội. Đó là câu chuyện của cả đời người chứ không giới hạn chỉ trong lứa tuổi học trò.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Vỡ hồ chứa gây thiệt hại hơn 500 triệu, chủ hồ chưa đền bù cho người dân
  • Hà Nội: Lại phát hiện điểm tập kết mỹ phẩm, thực phẩm… có dấu hiệu nhập lậu
  • Chưa điều chỉnh mức thu học phí
  • Gần 1 triệu thí sinh dự thi môn đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp THPT
  • LG tung ra smartphone nắp gập vỏ da dùng Android
  • VPBank chính thức được áp dụng tiêu chuẩn Basel II
  • Tìm thấy đồng tiền vàng niên đại 1.600 năm tuổi
  • Báo chí góp phần đưa các chính sách BHXH đến với người dân
推荐内容
  • Cẩn trọng với nước rửa chén giá rẻ
  • Hàng trăm nghìn thí sinh vẫn chưa nhập nguyện vọng trước giờ đóng cửa hệ thống xét tuyển
  • Vũ khí mới đổ về Ukraine, quân đội Nga sẽ gặp nguy hiểm?
  • Nhật Bản chuẩn bị phát hành tiền giấy mẫu mới
  • Thiếu tướng Đặng Hồng Đức giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an
  • Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Thanh tra, kiểm tra, không để xảy ra sai sót