【trận đấu ngày hôm nay】3 Tổng công ty lọt vào vòng 3 Chương trình cải cách DNNN
Như vậy, sau nhiều vòng tuyển chọn kỹ càng, 3 TCT trên đã lọt vào vòng đánh giá chuyên sâu, để nhận được sự hỗ trợ tái cơ cấu DN.
3 DN không đạt yêu cầu để lọt vào vòng Đánh giá chuyên sâu, đó là: Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam (Vinaincon); Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam ( Vinaconex); Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Kết quả trên căn cứ các chỉ tiêu điều kiện biến số theo Quyết định 20/QĐ-BTC ngày 4-1-2012 về việc ban hành tiêu chí và quy trình lựa chọn các DN nhà nước tham gia dự án thuộc Chương trình “ Cải cách DN nhà nước và hỗ trợ quản trị công ty”, và các yêu cầu hồ sơ đối với DN có nguyện vọng tham gia Chương trình được đăng trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính và hồ sơ bổ sung của các DN.
Trên cơ sở kết quả đánh giá các tiêu chí điều kiện biến số của Hội đồng Tuyển chọn DN sau khi có sự thống nhất của Ngân hàng phát triển Châu Á và Bộ Tài chính, Ban Quản lý dự án Hỗ trợ kỹ thuật lần 2 cho Chương trình cải cách DN nhà nước và hỗ trợ quản trị công ty đã có kết luận như trên.
Việc lựa chọn sẽ được thực hiện trên cơ sở các tiêu chí tuyển chọn được phê duyệt của Bộ Tài chính và Ngân hàng ADB. Một DNNN được coi là phù hợp cho chuyển đổi cơ cấu sau khi hoàn thành việc đánh giá toàn diện sẽ được mời tham gia vào một thỏa thuận sẽ ghi lại quá trình tái cơ cấu được thực hiện bởi DNNN và hỗ trợ tài chính tương ứng.
Chính phủ Việt Nam đã tiếp nhận khoản tài trợ theo thể thức vay phân kỳ từ ADB nhằm mục đích tái cơ cấu tài chính (tái cơ cấu nợ và tái cấu trúc DN) và tái cơ cấu quy trình quản lý, quản trị cho các DN.
Chương trình được thực hiện trong giai đoạn từ 12-2009 đến 31-12-2015 với tổng giá trị Khoản vay là 630 triệu USD, bao gồm 600 triệu USD vay từ nguồn vốn thông thường (OCR) dựa trên lãi suất LIBOR và 30 triệu USD vay từ nguồn vốn đặc biệt của Quỹ phát triển Châu Á (ADF).
Bộ Tài chính tiến hành tổ chức lựa chọn DN Nhà nước tham gia Dự án 3 của Chương trình nhằm giúp các DN có thể tiếp cận khoản vay ưu đãi của ADB, có bảo lãnh của Chính phủ nhằm tăng cường năng lực tài chính, hiệu quả sử dụng vốn, cải thiện khả năng trả nợ, đồng thời đổi mới cơ cấu DN hoạt động tập trung theo các ngành nghề chính và nâng cao năng lực quản lý, quản trị DN.
Trên cơ sở đánh giá Hồ sơ đăng ký của các DN về tính hợp lệ, chất lượng hồ sơ, năng lực và tình hình hiện tại của DN, Bộ Tài chính sẽ phối hợp cùng Ngân hàng Phát triển châu Á lựa chọn danh sách ngắn gồm 3 DN đáp ứng yêu cầu tốt nhất để tham gia đánh giá chuyên sâu.
Ngày 19-5-2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 727/QĐ-TTg phê duyệt danh mục Dự án 2 - Chương trình “Cải cách DN nhà nước và hỗ trợ quản trị công ty”, vay vốn ADB.
Theo đó, các DN nhà nước dự kiến tham gia Dự án gồm: Tổng Công ty Sông Đà, Tổng Công ty Xây dựng số 1 (Bộ Xây dựng) và Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Bộ Công Thương). Dự án nhằm hỗ trợ cải cách và đổi mới quản trị DN nhằm nâng cao lợi nhuận và cải thiện tính minh bạch của 3 DN tham gia Dự án nói trên thông qua việc: tái cấu trúc các khoản nợ; sáp nhập, hợp nhất các DN hoặc thoái vốn các lĩnh vực không phải ngành nghề kinh doanh chính; và nâng cao quản trị DN.
Qua kinh nghiệm tái cơ cấu của các DN tham gia Dự án, kỳ vọng sẽ tạo ra mô hình tái cơ cấu có thể nhân rộng cho các DN nhà nước khác ở Việt Nam.
Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương là cơ quan chủ quản các Tiểu Dự án thành phần. Bộ Tài chính là cơ quan điều phối.
Theo Quyết định này, thời gian thực hiện Dự án 3 năm kể từ ngày Khoản vay có hiệu lực với tổng mức đầu tư của Dự án là 335 triệu USD, trong đó, vốn vay ADB 320 triệu USD (bao gồm: 310 triệu USD từ nguồn OCR và 10 triệu USD từ nguồn ADF); vốn đối ứng phía Việt Nam 15 triệu USD do 3 DN tham gia Dự án bố trí.
Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu ADB hỗ trợ cải cách và chuyển đổi các tập đoàn và tổng công ty nhà nước và củng cố các thể chế liên quan đến việc cải cách các DNNN. Dù đạt được cam kết đồng thuận chính trị cao, những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện đã cản trở tiến trình thực hiện cải cách DNNN. Sự phức tạp và khó khăn trong việc cải cách DNNN ở Việt Nam làm phát sinh sự linh hoạt và cam kết đòi hòi công cụ tài trợ đa ngạch phải phù hợp hơn để cho vay cải cách DNNN và Chương trình Đầu tư tạo thuận lợi cho quản trị DN. Chương trình “Cải cách DNNN và hỗ trợ quản trị DN” hỗ trợ chương trình cải cách DNNN Chính phủ Việt Nam thông qua cổ phần hóa và chuyển đổi các tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước. Các DN tham gia sẽ được tái cấu trúc theo một lộ trình tái cấu trúc tài chính và DN và nâng cao hiệu quả quản lý và quản trị DN một cách hiệu quả và toàn diện. Chương trình tái cấu trúc khoản nợ sẽ cải thiện bảng cân đối kế toán của tổng công ty nhà nước bằng cách tăng cường luồng tiền và năng lực trả nợ, huy động các nguồn lực bên ngoài để phục vụ sản xuất kinh doanh. Các khoản vay được tái cấu trúc không được là các khoản nợ xấu. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·8 đối tượng liên quan vụ AIC đã đầu thú
- ·Doanh nghiệp vừa nạn nhân, vừa là tác nhân của tham nhũng
- ·Thể dục thể thao
- ·An Giang: Tạm giữ 2,5 tấn phân bón có dấu hiệu vi phạm nhãn hàng hoá
- ·iPhone 8 sẽ to hơn iPhone 7 nhưng nhỏ hơn iPhone 7 Plus?
- ·Việt Nam tham dự Hội nghị giải trừ quân bị năm 2020 tại Geneva
- ·Cục QLTT Hà Nội: Tăng cường phối hợp, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại
- ·8 đoàn thể thao thành tích cao của tỉnh thi đấu các giải lớn trong tháng 4
- ·Long An: Tập huấn nghiệp vụ về thông tin và truyền thông
- ·Đấu tranh ngăn ngừa sách giả, sách lậu trước thềm năm học mới
- ·Tỷ giá hôm nay (3/1): Đồng USD thế giới tăng vọt, “chợ đen” đứng yên
- ·Cần Thơ cách ly 9 người Việt về từ Hàn Quốc trong sáng nay
- ·Hà Nội: Phát hiện hàng trăm chai sữa tắm giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng
- ·Xe máy lao xuống mương thoát nước, 2 người đàn ông tử vong tại chỗ
- ·Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương
- ·Thúc đẩy thương mại và giao thông Tiểu vùng Mekong mở rộng
- ·Dự báo thời tiết 20/5/2024: Hà Nội và TP.HCM mưa giông đầu tuần
- ·Cục QLTT Quảng Ninh quyết tâm kiểm soát nạn hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc
- ·Fighting wastefulness: a national imperative
- ·Quản lý tài chính công luôn giữ vai trò quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô