【hạng 2 trung quốc】Ngành Tài chính: Thành công lớn khi vượt thu trong bối cảnh hỗ trợ tối đa cho nền kinh tế
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu kết luận tại Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ảnh: Đức Minh |
Ứng dụng công nghệ hỗ trợ tăng thu
Kể từ thời điểm Covid-19 bùng phát, chưa bao giờ đất nước ta phải đối mặt với khó khăn như năm 2024. Ngay từ đầu năm, Chính phủ đã nhanh chóng ban hành Nghị quyết số 01 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách ngân sách (NSNN) năm 2024, xác định đây là năm tăng tốc, bứt phá. Thực hiện chỉ đạo, Bộ Tài chính đã khẩn trương triển khai ngay từ những ngày đầu, tháng đầu.
Dấu ấn đáng ghi nhận là năm qua Bộ Tài chính tiên phong ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa trong lĩnh vực quản lý, hướng đến nền tài chính số tiên tiến, hiện đại, phục vụ đắc lực cho mục tiêu chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Ngành Thuế đã quyết liệt triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin thay đổi từ phương thức quản lý trực tiếp sang quản lý trên môi trường trực tuyến. Ngành Thuế cũng đã thành công trong mở rộng triển khai hóa đơn điện tử, quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số; vận hành thành công Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài; triển khai xuất hóa đơn theo từng lần bán hàng đối với bán lẻ xăng dầu…
Đến nay, số lượng hóa đơn điện tử cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý ước đạt 11 tỷ hóa đơn. Theo ông Mai Xuân Thành – Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, số cơ sở kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đến nay là 92.080 cơ sở; gấp 2,3 lần vào thời điểm cuối năm 2023. Số lượng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền đã vượt 1,3 tỷ hóa đơn, gấp 13 lần năm 2023. Số thu từ các nhà cung cấp nước ngoài trong năm cũng đạt trên 8.700 tỷ đồng. Cùng với đó, ngành Thuế đang tăng cường ứng dụng AI vào công tác quản lý; mở rộng cung cấp các dịch vụ thuế điện tử cho người nộp thuế…
Ngành Hải quan quyết liệt hiện đại hóa, đơn giản hóa thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. Công tác thanh, tra, kiểm tra được tập trung triển khai để chống thất thu, thu hồi nợ đọng thuế. Tính đến hết năm 2024, toàn ngành Tài chính đã thực hiện hơn 73,4 nghìn cuộc thanh kiểm tra; kiến nghị xử lý tài chính khoảng 124,8 nghìn tỷ đồng, kiến nghị thu nộp NSNN khoảng 23 nghìn tỷ đồng; đã thu nộp 12,4 nghìn tỷ đồng.
Nhờ triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, Bộ Tài chính đã cán đích nhiệm vụ thu NSNN trước 2 tháng và kết thúc năm 2024 đạt kết quả ấn tượng với số thu NSNN lần đầu tiên vượt mốc 2 triệu tỷ đồng, tăng hơn 19,1% so với dự toán được giao. Kết quả thu NSNN tăng cao góp phần đảm bảo nhu cầu chi phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội, an ninh quốc phòng…
Thêm nguồn lực cho đầu tư và an sinh xã hội
Thành công này càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh ngành Tài chính kiên trì thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Tổng quy mô gói hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất trong năm 2024 lên đến khoảng 197,3 nghìn tỷ đồng, trong đó, miễn, giảm khoảng 99 nghìn tỷ đồng; gia hạn khoảng 98,3 nghìn tỷ đồng. Nhiều chính sách nổi bật, có tác động lan tỏa lớn như: giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT); giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn; gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất…
Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết công tác tài chính – NSNN năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Tài chính, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã nhấn mạnh thành công nói trên. “Trong bối cảnh đầy khó khăn, thách thức của năm 2024, toàn ngành Tài chính đã đoàn kết, nỗ lực cố gắng, quyết liệt triển khai hiệu quả nhiều giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm về điều hành, quản lý tài chính - NSNN, các chính sách giảm thuế, phí và tiền thuê đất hỗ trợ, tháo gỡ sản xuất, kinh doanh, giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế” - Thủ tướng nói.
Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, việc ngành Tài chính vượt qua được thách thức là vẫn phải hỗ trợ người dân, doanh nghiệp mà vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu, vượt dự toán 19 - 20% cùng với tiết kiệm chi thường xuyên có ý nghĩa rất lớn. Dành thêm được nguồn lực để cho đầu tư phát triển và an sinh xã hội, trong đó có 6.000 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi toàn quốc trong năm 2025.
Việc tiếp tục điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, song hành với tập trung làm tốt công tác quản lý thu NSNN, đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời vẫn là nhiệm vụ được Chính phủ giao cho Bộ Tài chính vào năm 2025.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, ngành Tài chính sẽ quyết liệt trong công tác quản lý thu, chi NSNN năm 2025. Trong đó, làm tốt công tác quản lý thu NSNN ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm, mở rộng cơ sở thuế, khai thác, đảm bảo thu đúng đủ, kịp thời các khoản thu phát sinh; đẩy mạnh chống thất thu, buôn lậu, chuyển giá, trốn lậu thuế; quản lý có hiệu quả các nguồn thu mới phát sinh từ các giao dịch thương mại điện tử; quyết liệt xử lý, đôn đốc thu hồi nợ thuế.
Ngành Tài chính phấn đấu thu NSNN năm 2025 ở mức cao nhất theo chỉ đạo của Chính phủ để có thêm nguồn dành cho thực hiện chính sách cải cách tiền lương, tăng cường nguồn lực cho đầu tư phát triển và đảm bảo an sinh xã hội. Đồng thời, triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp, chính sách để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Phấn đấu tăng thu 10% so với số ước thực hiện năm 2024 Năm 2025, dự toán thu NSNN đã được Quốc hội phê duyệt là là 1,97 triệu tỷ đồng. Trong đó: thu nội địa chiếm 84,8%; thu dầu thô chiếm 2,7%; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu chiếm 11,9%. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngành Tài chính sẽ tập trung thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý thu NSNN, phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất đảm bảo nguồn lực phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Phương án điều chỉnh lịch bay ở Nội Bài, Vân Đồn ứng phó bão số 1
- ·Đổ vào dệt may, vốn Nhật đón đầu CPTPP
- ·Tuyệt vời trọng tài Việt Nam
- ·Chính thức khởi công đường đua Công thức 1
- ·10 nhân vật tiểu thuyết bị ghét nhưng gây ấn tượng
- ·Giải quần vợt VTF Pro Tour 200: Nguyễn Văn Phương tham dự
- ·Giảm giá dịch vụ cho các phương tiện qua trạm BOT Cai Lậy
- ·Giải bóng đá mini thiếu niên – nhi đồng TP.Thủ Dầu Một: 42 đội bóng so tài
- ·Khai giảng khoá bồi dưỡng “Kỹ năng quay và dựng phim cho báo điện tử”
- ·Đầu tư 19.500 tỷ đồng cho các dự án truyền tải điện trong năm 2019
- ·Đường đứt gãy do lũ cuốn, hàng chục hộ dân ở Nghệ An bị cô lập
- ·Trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng An: Sôi nổi các hoạt động thể thao
- ·[Infographic] Cả nước có 27.353 dự án FDI còn hiệu lực
- ·Hiện tượng mới trong thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- ·Tiếp tục hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ
- ·Kết quả chặng 3, giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương năm 2019: Cạnh tranh quyết liệt trên đường đèo
- ·Dự án Kè chống sạt lở Rạch Giồng
- ·Thái Bình chào Xuân với 4 dự án lớn
- ·Tài xế xe buýt tạt đầu, chèn người đi đường bị đình chỉ công việc
- ·Xây bãi đỗ xe ngầm tại công viên Cầu Giấy: Dấu hỏi về tính hợp lý