【vòng bảng cúp c2】6 yếu tố tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế cả năm 2024
Ưu tiên kích cầu tiêu dùng trong nước để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả năm 2024 Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng quý 3 từ 6,ếutốtácđộngtíchcựcđếntăngtrưởngkinhtếcảnăvòng bảng cúp c25-7% và giữ đà, giữ nhịp phát triển Các địa phương "đầu tàu" tăng trưởng cao hơn sẽ giúp GDP cả nước vượt 6,5% |
Thứ trưởng Bộ KHĐT Trần Quốc Phương trả lời báo chí. |
Vì sao kiến nghị mục tiêu GDP cả năm tăng hơn 7%?
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ được tổ chức vào ngày 6/7, trả lời câu hỏi của báo chí liên quan đến kỳ vọng tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm, Thứ trưởng Bộ KHĐT Trần Quốc Phương cho biết, kết quả tăng trưởng GDP quý 2 và 6 tháng đầu năm của năm 2024 là rất tích cực, đặc biệt trong quý 2, nên đây được đánh giá như là một tăng trưởng đột phá.
Chính vì vậy trong báo cáo tại phiên họp Chính phủ diễn ra vào sáng cùng ngày, Bộ KHĐT đã nghiên cứu xây dựng 2 phương án kịch bản để trình Chính phủ, phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành những tháng cuối năm.
Thứ nhất là với kịch bản cơ sở, tức là kịch bản bám sát mục tiêu Quốc hội đề ra, sau kết quả 6 tháng đầu năm thì với mục tiêu tăng 6-6,5%, nếu lấy cận trên là 6,5% thì tăng trưởng quý 3, 4 cũng khoảng 6,5%. Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, quý 3 và 4 là các quý động lực của năm, nếu chỉ mức độ 6,5% thì hoàn toàn khả thi, nên hoàn toàn có sơ sở để kỳ vọng kết quả cao hơn, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra, tăng cao hơn 6,5%.
Do vậy, Bộ KHĐT cũng đã tính toán, tham mưu, báo cáo Chính phủ phương án cao hơn, đó là kịch bản 2 với dự kiến cả năm đạt 7%.
Nếu theo phương án này, quý 3 và 4 lần lượt tăng khoảng 7,4-7,6%. Thứ trưởng nêu rõ, mặc dù trên 7% là mức cao nhưng hoàn toàn có khả năng phấn đấu được trong bối cảnh nền kinh tế đang cố gắng khắc phục các yếu tố hạn chế.
Vì thế, Bộ KHĐT báo cáo với Chính phủ lựa chọn phương án kịch bản mới, cập nhật so với Nghị quyết 01, tăng trưởng cả năm khoảng 6,5-7%. Trong đó, Bộ KHĐT mạnh dạn kiến nghị với Chính phủ đạt mục tiêu phấn đấu cao hơn 7% để có những chỉ đạo quyết liệt hơn, hướng đến mục tiêu này.
Phân tích cụ thể hơn về nền tảng cho kiến nghị này, theo đại diện lãnh đạo Bộ KHĐT, có 6 yếu tố tạo nên tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong những tháng còn lại của năm 2024.
Thứ nhất, xu hướng tăng trưởng tích cực của khu vực và thế giới. Thứ hai, động lực để đầu tư bao gồm cả đầu tư của khu vực ngoài nhà nước, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đều tăng trưởng tích cực.
Thứ ba, các động lực về xuất khẩu đã phục hồi và tỷ lệ các doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu tăng lên nhanh chóng. Đây là tín hiệu rất đáng mừng, nhưng vẫn gặp phải những khó khăn trong xuất khẩu như chi phí vận tải tăng lên, hay phải điều chuyển tuyến vận tải trên đường biển.
Thứ tư, du lịch phục hồi khá mạnh mẽ. Hiện nay, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đông hơn, mục tiêu chúng ta đặt ra hơn 8 triệu lượt khách trong vòng 6 tháng đầu năm. Theo Thứ trưởng, chúng ta hoàn toàn có thể hướng tới kỳ vọng năm nay khách du lịch đạt hơn 10 triệu, khoảng 14-15 triệu khách, nên đây là yếu tố rất tốt có thể tác động đến khu vực dịch vụ.
Thứ năm, hiện nay, Quốc hội đã thông qua hiệu lực sớm hơn 5 tháng của 3 luật rất quan trọng là Luật Đất đai, Luật Bất động sản và Luật Kinh doanh nhà ở. Ba luật này sẽ có tác động rất lớn đến thị trường bất động sản mà 6 tháng đầu năm còn gặp rất nhiều khó khăn. Với các quy định mới thông thoáng hơn và tạo điều kiện hơn, thị trường bất động sản sẽ có tín hiệu khởi sắc trong 6 tháng cuối năm, tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
Thứ sáu, công tác chỉ đạo, điều hành. Hiện nay, chỉ đạo của Chính phủ rất quyết liệt và yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, đặt biệt 4 địa phương là động lực tăng trưởng của nền kinh tế, phải quyết liệt hơn nữa trong việc thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng.
3 yếu tố quan trọng đến thu hút FDI
Cũng tại họp báo, trả lời về khả năng thu hút FDI trong 6 tháng tới, Thứ trưởng Bộ KHĐT cho biết, trong 6 tháng đầu năm, kết quả thu hút FDI duy trì ở mức khá. Tổng vốn FDI đăng ký của 6 tháng đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 13,1%. Trong đó, FDI đăng ký mới là hơn 9,5 tỷ USD, tăng 46,9% - đây là con số đáng lưu ý, bởi vốn đăng ký mới tức là dự án mới vào sẽ gia tăng năng lực sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế.
Điều tra của Bộ KHĐT thấy rằng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với nền kinh tế của Việt Nam vẫn đang rất tích cực, thể hiện mong muốn được tiếp tục đầu tư ở Việt Nam. Qua đó có thể kỳ vọng thu hút đầu tư vốn FDI cả năm 2024 vẫn cố gắng đạt khoảng 39-40 tỷ USD, tương đương hoặc cao hơn một chút so với cùng kỳ năm 2023. |
Vốn FDI thực hiện đạt khoảng 10,8 tỷ USD, tăng 8,2%, cũng là mức tăng trưởng khá. Trong đó cũng có ghi nhận rất nhiều dự án mới, quy mô lớn được đầu tư.
"Vì thế, Bộ KHĐT đang kỳ vọng hết sức lạc quan vào khả năng thu hút FDI trong 6 tháng cuối năm. Đây không chỉ đánh giá chủ quan của các cơ quan trong nước mà kể cả phía nước ngoài đánh giá. Đánh giá của các tổ chức tài chính trong và ngoài nước về triển vọng thu hút FDI, xu hướng tích cực vẫn được duy trì nhờ 3 yếu tố hết sức quan trọng", Thứ trưởng Bộ KHĐT Trần Quốc Phương nhận định.
Cụ thể 3 yếu tố nêu trên, thứ nhấtlà chiến lược đa dạng hóa thích ứng của các nhà đầu tư, đây là xu thế sau đại dịch Covid-19 nên cũng là cơ hội để Việt Nam đón nhận vốn đầu tư của thế giới.
Thứ hailà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ở quý 1 cho thấy nhiều triển vọng và nhà dầu tư sẽ kỳ vọng rất nhiều vào nền kinh tế có sức phục hồi lớn.
Cuối cùnglà kinh tế vĩ mô ổn định, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là khó khăn từ bên ngoài liên quan đến vấn đề giá cả một số mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vẫn ở mức khoảng 4% trong phạm vi mục tiêu Quốc hội đề ra, chỉ số lạm phát ở mức hơn 2%, nên là điều quan trọng nhà đầu tư rất cần để đầu tư được bảo đảm.
(责任编辑:World Cup)
- ·Không để khiếu nại kéo dài với gói thầu 35 nghìn tỷ xây dựng sân bay Long Thành
- ·Infographis: Tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế
- ·UNESCO đánh giá cao Việt Nam thúc đẩy pháp lý để đầu tư sáng tạo văn hóa
- ·Nhiều khán giả bỏ về vì mưa lớn trong đêm nhạc Trịnh tại Festival Huế 2024
- ·Giá vàng hôm nay (4/1): SJC tăng nhẹ, vàng nhẫn nóng rẫy
- ·Nhân rộng “nụ cười công sở" trong hệ thống Kho bạc
- ·Mỹ: Bế tắc trần nợ có thể bắt đầu suy thoái, nhưng vỡ nợ sẽ tồi tệ hơn
- ·Dòng tiền chảy vào nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ
- ·Nguyên nhân tai nạn đặc biệt nghiêm trọng khiến 6 người thương vong ở Hà Giang
- ·Giá lương thực vẫn ở mức cao trên toàn thế giới
- ·Vụ 'chuyến bay giải cứu': Không quen biết nhau, sao biếu quà cảm ơn tiền tỷ?
- ·Đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng từng bước giành lại thị phần
- ·Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội: Xử phạt, truy thu thuế gần 288 tỷ đồng
- ·TIP chính thức niêm yết trên sàn HOSE
- ·Thời tiết Hà Nội hôm nay 6/8: Mưa rào khả năng có giông
- ·Hà Nội: Mạnh tay xử lý “cò” tại cơ quan Thuế
- ·Tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Tài chính Việt Nam" cho bà Victoria Kwakwa
- ·Chuyện thằng Bờm đoạt giải Vàng dành cho thiếu nhi công diễn tại Thủ đô
- ·Cục Thuế Cao Bằng thu hồi được hơn 600 tỷ đồng tiền nợ thuế trong năm 2024
- ·TPBank tặng quà cho khách gửi tiết kiệm