会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỉ số malmo】Cạnh tranh không lành mạnh không thể chỉ xử lý bằng biện pháp dân sự!

【tỉ số malmo】Cạnh tranh không lành mạnh không thể chỉ xử lý bằng biện pháp dân sự

时间:2025-02-04 16:27:44 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:791次
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo thẩm tra.

Chiều 13/9 trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Dự ánLuật sửa đổi,ạnhtranhkhônglànhmạnhkhôngthểchỉxửlýbằngbiệnphápdânsựtỉ số malmo bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, Chính phủ đề xuất phương án mới về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, trong Chính phủ vẫn còn có ý kiến khác nhau về nội dung này.

Cụ thể, khi xin ý kiến, đa số Thành viên Chính phủ thống nhất với phương án mới (phương án 1): Biện pháp xử phạt hành chính chỉ áp dụng đối với các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng; các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, tên thương mại, bí mật kinh doanh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ không bị xử phạt hành chính mà chỉ bị xử lý bằng biện pháp dân sự.

Phương án này sẽ dẫn đến sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ.

Đề xuất sửa đổi này, theo Bộ trưởng, đảm bảo tính hiệu quả, khả thi của quy định pháp luật và không làm ảnh hưởng đáng kể đến thực tiễn bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) của các chủ thể có quyền SHTT .

Việc xử lý xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh, tên thương mại, hành vi cạnh tranh không lành mạnh thường phức tạp, đòi hỏi tập trung nhiều nguồn lực, thời gian để thu thập chứng cứ, xác minh hành vi xâm phạm, không phù hợp với nguyên tắc “tiến hành nhanh chóng” của việc xử lý vi phạm hành chính, Bộ trưởng nêu lý do.

Phương án này, theo tờ trình còn giảm gánh nặng không cần thiết cho ngân sách nhà nước và phù hợp với định hướng “tăng cường vai trò của tòa án trong giải quyết các vụ việc về SHTT” đã được đề ra trong Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 cũng như thực tiễn của các nước trên thế giới.

Do còn ý kiến khác nhau nên Chính phủ vẫn để cả phương án 2: Giữ nguyên quy định của pháp luật hiện hành, áp dụng biện pháp xử phạt hành chính đối với tất cả các hành vi xâm phạm quyền SHTT.

Thẩm tra dự án luật, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng phương án 1 có một số điểm chưa hợp lý .

Đó là, biện pháp xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng để xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm. Biện pháp này có phạm vi áp dụng riêng và không loại trừ quyền của các bên khởi kiện ra tòa theo thủ tục tố tụng dân sự để yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra.

Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh, phương án này có nguy cơ làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, giảm vai trò chủ động của cơ quan nhà nước trong việc phát hiện và xử lý kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ để duy trì trật tự công; đây là việc làm thường xuyên, liên tục, không phụ thuộc vào việc khởi kiện của đương sự.

Bất hợp lý nữa, theo cơ quan thẩm tra là quan hệ sở hữu trí tuệ là quan hệ dân sự có tính chất đặc thù; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không chỉ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể quan hệ sở hữu trí tuệ mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến quyền lợi của người tiêu dùngvà toàn xã hội.

Do đó, thu hẹp phạm vi các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt bằng biện pháp hành chính với lý do đây là quan hệ dân sự như nêu trong Tờ trình là chưa thuyết phục cả về cơ sở lý luận và thực tiễn, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh.

Một điểm chưa hợp lý nữa là việc loại bỏ biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí sẽ dẫn đến khoảng trống pháp luật trong việc kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật và sẽ tạo thách thức không nhỏ cho hệ thống tòa án và đương sự khi sử dụng biện pháp tố tụng dân sự.

Những lập luận của cơ quan thẩm tra, theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển được nhiều chuyên gia đồng tình. Trách nhiệm hành chính và dân sự khônhg thể hoán đổi cho nhau, ông Hiển nhấn mạnh.

Cơ bản đồng tình với quan điểm của cơ quan thẩm tra, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định thực tế không có gì vướng mắc trong thực hiện luật hiện hành, nên cần cân nhắc, nghiên cứu kỹ lưỡng việc thu hẹp phạm vi các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt bằng biện pháp hành chính như đề xuất tại phương án 1. 

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ hai, bổ sung 12 điều, sửa đổi 81 điều và bãi bỏ 1 điều, nâng tổng số điều của Luật Sở hữu trí tuệ sau khi sửa đổi lên 233 điều.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Lãnh đạo thế giới chia buồn về sự ra đi của cựu Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh
  • Xử lý ngay các điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm tại đồng bằng sông Cửu Long
  • Khởi tố, bắt tạm giam ông Lê Đức Thọ về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn
  • Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII
  • TP.HCM công bố lộ trình ít nguy cơ kẹt xe dịp lễ 2/9
  • Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, đảng viên về công tác tự phê bình và phê bình
  • Đẩy mạnh tuyên truyền về ý nghĩa, lợi ích của chuyển đổi số
  • Hậu Giang dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế 9 tháng năm 2023
推荐内容
  • Nguyên nhân do đâu Thép Tiến Lên lại bị phạt thuế gần 80 triệu đồng?
  • Hậu Giang và Hải Phòng cần thắt chặt tình cảm, hỗ trợ nhau phát triển
  • 99 học viên nhận giấy chứng nhận bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cấp ủy
  • Xử lý ngay các điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm tại đồng bằng sông Cửu Long
  • 'Gia đình không vào cuộc thì trẻ em khó an toàn trên môi trường mạng'
  • Đối thoại với 2 hộ dân huyện Châu Thành