会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bdkq cup fa anh】Ấm tình “ao nước lã”!

【bdkq cup fa anh】Ấm tình “ao nước lã”

时间:2025-01-10 16:25:52 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:328次

Báo Cà Mau(CMO) Ông bà xưa vẫn hay ví von “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Vậy mà, với các mẹ tại Trung tâm Bảo trợ xã hội, tình yêu thương những đứa trẻ không cùng chung dòng máu vẫn bao la, dạt dào như chính các con do mình rứt ruột sinh ra.

12 tuổi, bé Nguyễn Thảo Ngọc mới biết được thế nào là tình mẹ con, mới biết đến những bữa cơm ngon, những đêm ngủ không phải giật mình vì muỗi, vì bóng tối. Nhớ ngày Ngọc lang thang đến Trung tâm Bảo trợ xã hội không ai có thể nhận ra đây là một đứa trẻ. Nhếch nhác, bẩn thỉu, quần áo tả tơi, em không biết mình bao nhiêu tuổi, đến từ đâu và càng không biết cha mẹ mình là ai.

Mẹ Nguyễn Thị Hồng chăm chút bữa cơm cho các con khuyết tật.

Mẹ Út (Trần Thị Út, Trưởng Phòng Nuôi dạy trẻ và Giáo dục định hướng) cười buồn khi kể về những ngày Thảo Ngọc mới đến Trung tâm: Không quen với việc tắm giặt, ngủ trong phòng nên Thảo Ngọc ngủ ngoài hành lang, ghế đá. 3 giờ sáng, Ngọc bỏ trốn khỏi Trung tâm, mẹ Út đã phải dầm mưa tìm Ngọc khắp nơi.

“Đưa Ngọc vào phòng, nó phản kháng ghê lắm, đập phá và không bao giờ hợp tác”, mẹ Út chia sẻ.

Dù chưa một lần làm mẹ, nhưng bằng tình yêu thương của mình, mẹ Út đã dần cảm hoá được cô bé ngổ ngáo ngày nào. Giờ Thảo Ngọc đã biết phụ mẹ, phụ các anh làm nhang, biết dạ, thưa khi nói chuyện. Cô bé lớn phổng phao, biết bẽn lẽn và luôn có ước mơ được đi học. Đưa tay vuốt tóc Thảo Ngọc, mẹ Út cứ mãi giật mình, nếu Ngọc không đến Trung tâm sớm hơn, nếu Ngọc không được nuôi dạy thì không ai dám chắc là em có được an toàn khi tình trạng xâm hại tình dục trẻ em đang báo động như hiện nay.

Những đứa trẻ khoẻ mạnh được các mẹ, cha tại Trung tâm Bảo trợ xã hội dạy làm nhang.

Hiện tại, Trung tâm đang nuôi dưỡng 60 đứa trẻ từ 1 ngày tuổi đến 22 tuổi. 60 đứa trẻ là 60 mảnh đời bất hạnh khác nhau. Có đứa bị cha mẹ bỏ rơi khi sinh ra với hình hài kinh dị: sứt môi hở hàm ếch, di chứng của bệnh down, thiểu năng trí tuệ… và cả những đứa lành lặn, khoẻ mạnh. Dưới mái nhà chung, chúng luôn được yêu thương, che chở, dạy dỗ bởi những người cha, người mẹ không chung dòng máu.

Hầu hết các em được nuôi dưỡng nơi đây đều rất ngoan và đang lớn khôn từng ngày. Dù thiếu tình thương gia đình nhưng các em được sự chăm sóc của các tổ chức xã hội, đoàn thể, sự yêu thương của các cha, mẹ trong trung tâm, nên phần nào các em quên đi nỗi bất hạnh của mình, cùng học tập, vui chơi với bè bạn trong sự hồn nhiên của trẻ thơ.

Nguyễn Minh Thành nghẹn ngào, nói: “Con không biết cha mẹ là ai. Con chỉ biết các mẹ ở đây nuôi con từ nhỏ đến giờ. Các mẹ lo lắng cho con rất nhiều, con thương các mẹ lắm”.

Hơn 20 năm gắn bó với trung tâm, chị Nguyễn Thị Hồng đã khóc biết bao lần khi tiếp nhận những đứa trẻ bị bỏ rơi. Nhìn các con, chị Hồng lại nhớ về hoàn cảnh của mình. Cha mất, mẹ lấy chồng khác, chị đã phải sống nhờ vào tình thương của bà ngoại nuôi. 19 tuổi, chị đã gắn bó với trung tâm và nơi đây đã trở thành ngôi nhà thứ hai gắn kết cuộc đời của người mẹ không may mắn này. Cũng đã có nhiều người hỏi chị, sao không tìm công việc khác nhàn hơn. Chị bảo: "Chỉ cần suy nghĩ đến việc phải rời xa Trung tâm là tim cứ thắt lại, đau lắm. Nhìn các con, tôi lại nhớ về quá khứ của mình nên dù có công việc khác nhàn hạ hơn tôi vẫn không muốn rời xa nơi đây".

Ngày mới của những người bình thường có thể là tiếng nhạc, tiếng chuông báo thức nhưng với mẹ Hồng, mẹ Út, các mẹ tại Trung tâm lại là tiếng khóc, tiếng rên la của các con nhỏ, các con bị khuyết tật nặng. Chuyện ăn uống, vệ sinh cá nhân của 20 trẻ khuyết tật, khuyết tật nặng, 28 trẻ sơ sinh do 17 mẹ, cha chia nhau làm. Nhìn các mẹ thoăn thoắt chia cơm cho nhóm trẻ khuyết tật, đút từng muỗng cơm cho các con tim chúng tôi như thắt lại. Nhóm trẻ khuyết tật ngủ ngày, khóc đêm, nhóm trẻ sơ sinh ngủ đêm, thức ngày nên trong suốt 24 giờ các mẹ gần như không ngơi tay.

“Nếu không có trẻ nào nhập viện thì còn đỡ, chứ trẻ vào bệnh viện, 2 mẹ phải thay nhau chăm sóc nên công việc còn nhiều hơn. Với công việc tại trung tâm chỉ khi có tâm huyết, tình yêu thương mới có thể làm được”, mẹ Út chia sẻ.

Tình yêu thương của những người cha, người mẹ không chung dòng máu, sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời của những tổ chức, cá nhân… đã giúp các em trưởng thành. Bởi lẽ, ai cũng hiểu rằng đem niềm vui đến các em cũng chính là đem niềm vui đến cho mọi người, góp thêm những viên gạch xây dựng nhân cách, đạo đức để khi các em trưởng thành trở thành những công dân tốt cho xã hội.

Bà Nguyễn Thu Tư, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cho biết: "Ngày công tác xã hội là dịp để chúng ta tôn vinh, tri ân sâu sắc những người đã hy sinh vì cộng đồng, vì các đối tượng yếu thế. Sự đóng góp của những người làm công tác xã hội đã góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn"

Bài và ảnh: Thanh Phương

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
  • Hơn 680 tỷ đồng kế hoạch vốn đầu tư công 2 năm trước được kéo dài sang năm 2020
  • Chính thức giao đầu mối chuẩn bị đầu tư Dự án cầu Rạch Miễu 2
  • Những nhà đầu tư FDI nào đang tìm hiểu đầu tư vào Bình Định?
  • Giá vàng hôm nay 5/1: Thế giới lao dốc, trong nước vàng miếng, vàng nhẫn giữ nguyên giá bán
  • Đội tuyển Việt Nam vượt qua U22 ở hai trận giao hữu nội bộ
  • Đồng Nai bàn giao gần 2,6 ngàn ha đất sạch cho Dự án Sân bay Long Thành
  • Real Madrid hòa đội khách ở La Liga
推荐内容
  • Thứ trưởng Bộ Công an nói nguyên nhân sâu xa vụ nổ súng ở Đắk Lắk
  • Cần Thơ trảm các nhà thầu dây dưa
  • Thủ tướng Đức, Ba Lan gỡ khó cho Lewandowski
  • Thưa vắng dự án FDI vào dệt may
  • Các ngân hàng chi hàng tỷ đồng thưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam
  • Vốn đầu tư toàn xã hội 9 tháng tăng 4,8%, dựa chính vào khu vực Nhà nước