【soi kèo giao hữu hôm nay】Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: 100% lao động tự do đã được nhận tiền hỗ trợ
Hỗ trợ đúng và trúng đối tượng, thông thoáng về thủ tục hồ sơ
Theo Bộ trưởng, thời gian qua, trong bối cảnh rất nhiều khó khăn, thách thức, tình hình an sinh xã hội nhìn chung được đảm bảo, các chính sách triển khai tương đối hiệu quả.
Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2021, nhất là từ khi đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4, từ 27/4 đến nay, dịch bệnh lan rộng ở mức độ toàn quốc, số ca nhiễm tăng mạnh, tạo áp lực lớn đến phát triển kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp đã tới mức 2,52%. Khu vực dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề. Một số ngành đã ghi nhận sự suy giảm từ năm 2020 nay tiếp tục giảm sâu hơn, như khu vực du lịch, lữ hành giảm sâu tới 54,8%, vận tải giảm 0,7%. 70.000 doanh nghiệp đã phải rút khỏi thị trường.
Dịch bệnh đã tấn công vào thành trì quan trọng của nền kinh tế là khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực doanh nghiệp sử dụng nhiều người lao động, nơi đóng góp nhiều cho thu ngân sách, nơi tạo công ăn việc làm cho hàng chục triệu lao động. Một số khu công nghiệp phải tạm dừng hoạt động, tiêu biểu như Bắc Giang dừng cả 4 khu công nghiệp với 322 doanh nghiệp, 150.000 người lao động phải tạm thời dừng việc; Bắc Ninh cũng có 42.000 người thuộc diện này. Ngoài ra, nhiều địa phương phải phong tỏa, giãn cách từng khu vực hoặc toàn bộ địa bàn, làm ảnh hưởng lớn đời sống của hàng chục triệu người.
Với tinh thần phải đảm bảo an sinh, đời sống người dân, duy trì sản xuất, không để đứt gãy chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi lao động, Chính phủ đã thống nhất chỉ đạo, chấp nhận hi sinh một phần tăng trưởng, tổ chức sản xuất "3 tại chỗ". Từ đó, cơ quan điều hành ở Trung ương đã chỉ đạo ban hành nhiều chính sách như giảm giá điện nước, giảm một số khoản phí, lệ phí, hỗ trợ người dân, người lao động và chủ sử dụng lao động.
Đến nay, theo báo cáo giám sát của Uỷ ban kinh tế, cả nước đã hỗ trợ 168,8 nghìn tỷ đồng với các đối tượng. Riêng việc thực hiện Nghị quyết 42, gói 62.000 tỷ đồng triển khai trong điều kiện chưa có tiền lệ, trong thời gian gấp gáp. Tuy kết quả sau cùng chưa được như mong muốn nhưng theo Bộ trưởng, cả nước đã hỗ trợ 39.000 tỷ cho 14,4 triệu người thụ hưởng, trong đó tiền mặt là 13.000 tỷ đồng. Cơ quan chức năng đã đề xuất để sớm tổng kết việc thực hiện gói 62.000 tỷ đồng, đề xuất giải pháp chính sách thực hiện tiếp theo.
Trình bày về chính sách áp dụng hiện nay, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, khi đợt dịch thứ 4 bùng phát, Chính phủ đã sớm chỉ đạo Bộ Lao động, Thương binh và xã hội tham mưu xây dựng để kịp thời ban hành Nghị quyết 68 của Chính phủ và Quyết định 23 của Thủ tướng. Việc triển khai thực hiện đến nay cho thấy việc ban hành 12 chính sách hỗ trợ là đúng, trúng đối tượng, thông thoáng về thủ tục hồ sơ.
Cụ thể, các quy định đã giảm 1/2 thủ tục, 2/3 thời gian so với Nghị quyết 42, các đối tượng đã tiếp cận chính sách một cách thông thoáng, dễ dàng hơn nhiều. "Có những chính sách thậm chí còn không yêu cầu người lao động, sử dụng lao động cung cấp hồ sơ khi cơ quan chức năng đã có dữ liệu quản lý."- Bộ trưởng nêu ví dụ.
Càng khó khăn càng phải quan tâm phúc lợi xã hội
Tính đến ngày hôm qua, 24/7, nhóm chính sách hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã chi trả cho 375.000 đơn vị sử dụng lao động số tiền 4.300 tỷ đồng với tổng cộng 11 triệu người thụ hưởng. Như vậy, nhóm chính sách này đã hoàn thành mục tiêu trong thời gian ngắn. Với nhóm chính sách khác, nhà nước đã hỗ trợ kịp thời tiền ăn cho tất cả những người lao động là F0 phải điều trị, những F1 phải cách ly tập trung.
Ngoài ra, có 52.081 người bị tạm dừng lao động, dừng việc không hưởng lương đã được hỗ trợ. 5.500 hộ sản xuất kinh doanh cũng đã được nhận tiền hỗ trợ. Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện tái cấp vốn cho các đối tượng. Trong một tuần triển khai, đã có 62 người sử dụng lao động được giải ngân 50,4 tỷ đồng, qua đó hỗ trợ cho 13.577 lao động. Con số này, theo Bộ trưởng LĐTB&XH, đã gấp 10 lần so với số thực hiện trong gói 62.000 tỷ đồng.
Về việc thực hiện Nghị quyết 134 Quốc hội về hỗ trợ VietnamAirlines, theo báo cáo sáng 25/7 của Ngân hàng nhà nước, các ngân hàng đã ký 4.000 tỷ đồng tái cấp vốn cho doanh nghiệp, đã thống nhất bước đầu 2000 tỷ đồng và giải ngân được 600 tỷ trong số này, 1.400 tỷ đồng còn lại sẽ giải ngân nốt trong tuần sau.
Về chính sách hỗ trợ người lao động tự do, đối tượng được xác định là bị ảnh hưởng sớm nhất, sâu nhất vì dịch bệnh nhưng cũng là khu vực khó triển khai chính sách nhất, Chính phủ đã chỉ đạo để thực hiện linh hoạt, phân quyền mạnh cho địa phương để cơ sở giải quyết thật nhanh. Theo đó, riêng với nhóm người bán vé số, từ Đà Nẵng đến Cà Mau, hàng trăm nghìn người đến nay đã nhận được tiền hỗ trợ.
Chính phủ cũng ghi nhận TP.Hồ Chí Minh và nhiều địa phương đã ban hành, thường xuyên cập nhật số lượng, biến động ở nhóm lao động tự do để có hỗ trợ phù hợp. Trong điều kiện giãn cách xã hội toàn thành phố, chỉ trong 15 ngày, các cơ quan chức năng đã đến từng nhà, gặp gỡ từng đối tượng. Với việc làm sát sao như vậy, 248.000 lao động tự do, tương đương 100% đối tượng được hưởng chính sách đã được giải ngân 426 tỷ đồng. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ LĐTB&XH, Văn phòng Chính phủ cập nhật từng ngày, từng đối tượng được hỗ trợ công khai trên cổng thông tin dịch vụ quốc gia.
"Như vậy, Nghị quyết 68 và Quyết định 23 đang triển khai đúng hướng, thiết thực. Các đối tượng đã dễ dàng tiếp cận chính sách hơn", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định.
Thời gian tới, Bộ trưởng cho biết, Chính phủ đã và đang chỉ đạo các cơ quan để điều chỉnh, bổ sung chính sách mới cho kịp thời, sát thực tế đời sống, với phương châm "càng khó khăn càng phải quan tâm phúc lợi xã hội", "không hi sinh tiến bộ, công bằng xã hội xã hội để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần" như Tổng Bí thư đã chỉ đạo.
Bộ trưởng cũng nhắc tới Nghị quyết 75 được Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành hôm qua về chính sách chăm lo đối tượng người có công, gia đình chính sách. Trong tháng 7 năm nay, các cơ quan nhà nước đã trao quà tới 1 triệu người có công, gia đình chính sách. Ưu tiên chính sách khác của Bộ Lao động là hoàn thiện và triển khai ngay các nội dung của Chương trình quốc gia giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội và an ninh con người như Quốc hội đang xem xét./.
Hoàng Yến
(责任编辑:World Cup)
- ·Chi trả gộp 2 tháng lương hưu trước tết
- ·Xử phạt 70 triệu đồng đối với Công ty Giải pháp nông nghiệp Tiên Tiến
- ·Ưu đãi hút 'đại bàng' công nghệ
- ·Phát triển cảm biến không dùng pin mà sử dụng năng lượng bằng âm thanh
- ·Ngày 3/1: Giá thép Trung Quốc dứt đà tăng, nhập khẩu quặng sắt dự báo cao kỷ lục
- ·Chế tạo 'viên thuốc thông minh' giúp phát hiện vị trí bệnh trong cơ thể nhờ trí tuệ nhân tạo AI
- ·Đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng: Cấp bách, quyết liệt, sâu
- ·Công ty Thành Sơn bị xử phạt do sử dụng website không thông báo theo quy định
- ·Người lao động khốn đốn vì doanh nghiệp chậm, trốn đóng BHXH
- ·Mã độc tống tiền kép
- ·Quốc lộ nối Đà Lạt
- ·SHB chiến thắng 03 giải thưởng quan trọng tại FinanceAsia Awards 2024
- ·Viettel hợp tác với Google thúc đẩy chuyển đổi số ngành giáo dục và lĩnh vực điện toán đám mây
- ·Lần đầu tiên nhiệt bắt chuyển động như sóng âm trong chất siêu lỏng
- ·Tin tặc hỏi thăm Bộ Tư lệnh không gian mạng Hàn Quốc
- ·Xử phạt Công ty TNHH Kbec Vina vì xả thải vượt quy chuẩn
- ·Amway Việt Nam đạt chứng nhận toàn cầu nơi làm việc xuất sắc
- ·Muốn thu hút 'cá lớn', Việt Nam cần có chính sách hút nhân lực quốc tế tài năng
- ·Đồng Euro chạm mức thấp nhất hai năm so với USD
- ·Phát triển cảm biến không dùng pin mà sử dụng năng lượng bằng âm thanh