【bong dá hôm nay】Từ 1/7/2024: Lương tối thiểu vùng tăng 6% tác động thế nào tới lương hưu?
Ảnh minh họa. |
Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.
Dự thảo Nghị định đưa ra mức lương tối thiểu áp dụng từ 1/7 tăng 6% so với hiện hành. Với đề xuất này, lương vùng I nâng lên 4,96 triệu đồng; vùng II là 4,41 triệu đồng; vùng III là 3,86 triệu đồng và vùng IV đạt 3,45 triệu đồng.
Cùng với lương tối thiểu tháng, mức lương tối thiểu theo giờ cũng tăng tương ứng 6% từ giữa năm 2024. Cụ thể, vùng I lên 23.800 đồng/giờ; vùng II lên 21.200 đồng/giờ; vùng III là 18.600 đồng/giờ; vùng 4 là 16.600 đồng/giờ.
Theo đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, mức điều chỉnh này cao hơn khoảng 2% so với mức sống tối thiểu đến hết năm 2024, để cải thiện phần nào cuộc sống cho người lao động.
Mức lương tối thiểu vùng này cũng được cho là cơ bản bảo đảm mức sống tối thiểu năm 2025, tức là cơ quan xây dựng chính sách đã tính trước một phần CPI của năm 2025 vào mức sống tối thiểu để người lao động được hưởng ngay từ giữa năm 2024.
Theo Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức lương hưu khi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo công thức: Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu với lao động nam là đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội được hưởng 45%, sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%. Mức hưởng tối đa là 75%.
Đối với lao động nữ đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội được hưởng 45%, sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%. Mức hưởng tối đa là 75%.
Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm lao động, mỗi năm nghỉ hưu sẽ bị trừ 2% vào tổng tỷ lệ hưởng (có thời gian lẻ dưới 6 tháng không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, thời gian lẻ từ 6 tháng trở lên tính mức giảm là 1%).
Như vậy, lương hưu được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và tiền lương đóng hàng tháng.
Do đó, nếu tăng mức lương tối thiểu vùng có thể làm tăng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Như vậy, nếu đủ điều kiện hưởng lương hưu sau này, người lao động cũng được hưởng lợi khi mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cao hơn./.
(责任编辑:La liga)
- ·Điều tra việc hút cát, chặt phá cây tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
- ·Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao chủ đề của Đại Hội đồng AIPA
- ·Tổng Bí thư gặp mặt đại biểu dự Đại hội Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ XI
- ·Doanh nghiệp làm đô thị phải chia sẻ lợi ích cho người dân bị mất đất
- ·Ô tô tông sập lan can rồi lao xuống sông Đồng Nai
- ·Hơn 100 sản phẩm OCOP được giới thiệu tại triển lãm bên lề Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu 9
- ·Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát
- ·Phát huy hiệu quả câu lạc bộ pháp luật
- ·Hà Nội tưởng niệm nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- ·Những sai phạm khiến hai cựu chủ tịch Đà Nẵng vướng vòng lao lý
- ·Hầm chui cửa ngõ TPHCM ngập nặng, người dân lại chật vật di chuyển
- ·Số vụ tội phạm tham nhũng, chức vụ phát hiện tăng 71,46%, riêng hối lộ tăng 312,5%
- ·14 loại thông tin công dân được công khai tiếp cận từ 1/7
- ·Thượng tướng Lương Tam Quang được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an
- ·Lãnh đạo thế giới chia buồn về sự ra đi của cựu Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh
- ·Bắt 17 đối tượng tham gia đánh bạc
- ·Hiểm họa sạt lở đất đá
- ·Tiếp tục triển khai các chương trình giám sát theo kế hoạch
- ·FPT khai trương trung tâm xuất khẩu phần mềm lớn nhất Việt Nam
- ·Chiều 5/6, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đăng đàn trả lời chất vấn