【lịch c2 hôm nay】UBND tỉnh công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp 2
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán hoặc sạt lở đất, sụt lún đất do hạn hán ở cấp độ 2 - thông tin từ UBND tỉnh về công bố tình huống khẩn cấp trên địa bàn huyện U Minh và Trần Văn Thời.
Theo kết quả quan trắc, dự báo đến 20/4/2024, trong tỉnh có khả năng xuất hiện mưa trái mùa cục bộ ở diện hẹp với lượng mưa nhỏ. Tổng lượng mưa tại các địa phương trong tỉnh ở mức thấp hơn cùng kỳ năm 2023 và thấp hơn trung bình nhiều năm từ 80 - 100%. Mực nước trên các kênh, rạch trong vùng ngọt hoá huyện U Minh tiếp tục xuống thấp, một số kênh, rạch nhỏ sẽ khô cạn. Tại huyện Trần Văn Thời, một sô kênh lớn còn nước sẽ dần khô cạn. Tình hình hạn hán trên địa bàn tỉnh còn kéo dài đến hết tháng 4/2004; đầu tháng 5/2024, khả năng mới xuất hiện mưa dông chuyển mùa; mùa mưa năm 2024 có khả năng xuất hiện vào nửa cuối tháng 5.
Hầu hết các tuyến kênh trên địa bàn vùng ngọt huyện Trần Văn Thời đều đã khô cạn.
Hạn hán còn kéo dài đã dẫn đến sụt lún tại 601 điểm, sạt lở trên 132 tuyến kênh, với tổng chiều dài 15.890 m trên địa bàn huyện Trần Văn Thời. Huyện U Minh cũng đã xuất hiện các vị trí sụt lún, sạt lở do hạn hán.
Tại nhiều địa phương trong tỉnh thiếu nước ngọt phục vụ đời sống của người dân, khả năng còn tiếp tục xuất hiện thêm các điểm sụt lún đất, sạt lở bờ kênh, đường giao thông trong vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời, U Minh, làm hư hỏng kết cấu, mặt đường, gây khó khăn cho giao thương hàng hoá và đi lại của người dân. Mực nước trên các kênh, rạch còn nước trong vùng ngọt hoá của huyện Trần Văn Thời, U Minh tiếp tục xuống mức thấp, khả năng thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử yêu cầu ngành chuyên môn và chính quyền địa phương tiếp tục thiết lập các điểm cấp nước tập trung, hỗ trợ dụng cụ chứa, bồn chứa, hoá chất xử lý nước, vận chuyển nước ngọt từ nơi khác đến...; đồng thời, mở rộng mạng đường ống cấp nước các công trình hiện có để đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân.
Khô hạn còn kéo dài, nguy cơ cháy rừng còn rất cao. Để xảy ra cháy gây thiệt hại lớn không những ảnh hưởng đến kinh tế mà còn là môi trường, sinh thái, khó khắc phục. (Ảnh minh hoạ: Vụ cháy rừng tại Nông trường 402, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời)
“Trường hợp cần thiết huy động lực lượng, phương tiện vận chuyển nước để cung cấp cho người dân, tuyệt đối không để người dân thiếu nước sinh hoạt”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cho biết tinh thần chỉ đạo của tỉnh trong việc giúp người dân ứng phó hạn hán./.
Trần Nguyên
(责任编辑:Thể thao)
- ·Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
- ·Thủ phủ quýt hồng điêu đứng vì dịch bệnh
- ·Vào mùa kinh doanh ngư cụ
- ·Nâng cao ý thức tiết kiệm điện
- ·Lũ quét, sạt lở đất: Làm gì để phòng tránh?
- ·Phát triển kinh tế từ nhãn Ido
- ·Nâng giá trị cho sản phẩm quýt đường
- ·Dư nợ tín dụng nông nghiệp nông thôn tăng bình quân gần 20%/năm
- ·Loạt siêu phẩm phim ảnh, thể thao hấp dẫn trên K+ dịp Tết Ất Tỵ 2025
- ·Nông dân trồng điều ở Bình Phước lao đao vì mất mùa
- ·Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường
- ·An Outlook for Turkey
- ·Luôn tạo môi trường thuận lợi cho người nộp thuế
- ·Thực hiện 9 cuộc kiểm tra cơ sở
- ·Tác chiến điện tử của Nga khống chế hiệu quả làn sóng điện của địch
- ·Việt Nam xuất khẩu giày dép và túi xách lớn thứ 3 thế giới
- ·Đồng bằng sông Cửu Long: Dồn sức bảo vệ vườn cây mùa lũ
- ·Thị xã Ngã Bảy: Đầu tư 29 tỉ đồng thực hiện Chiến dịch giao thông
- ·Agribank sẽ trao thưởng 1 tỷ đồng khi Đội tuyển Việt Nam vô địch Giải Bóng đá Đông Nam Á 2024
- ·Kỳ vọng sẽ có nhiều nhà đầu tư Nhật Bản đến Hậu Giang