Trung Quốc đã thống trị thị trường pin xe điện toàn cầu,ốclậpliênminhpinxeđiệnthểrắncạnhtranhvớiMỹphươngTâkết quả tất cả các trận đấu trong đó riêng BYD và CATL chiếm hơn 50%. Dữ liệu từ SNE Research (thông qua Bloomberg) cho thấy doanh số bán hàng của CATL ở Mỹ và châu Âu tăng gấp đôi vào năm ngoái. Pin của BYD và CATL được sử dụng trong Tesla, BMW, Toyota, Mercedes-Benz, Kia, Ford và các nhà sản xuất xe điện hàng đầu khác.
Trung Quốccũng mong muốn giữ vững vị trí dẫn đầu, bằng cách thúc đẩy nghiên cứu và phát triển công nghệ pin xe điện thế hệ tiếp theo, gồm cả pin thể rắn. Trong động thái mới nhằm cách mạng hóa thị trường xe điện, các nhà sản xuất ô tô và pin hàng đầu của Trung Quốc đã thành lập liên minh để thương mại hóa tất cả các loại pin thể rắn.
Đây là loại pin sử dụng vật liệu điện phân ở thể rắn mang lại mật độ năng lượng cao hơn, an toàn hơn, thay vì chất điện phân ở thể lỏng có trong các pin truyền thống hiện nay.
Các nhà sản xuất ô tô và gã khổng lồ về pin của Trung Quốc, bao gồm BYD, CATL và NIO, cùng cơ quan, các chuyên gia chính phủ, giới học thuật và ngành công nghiệp, đã hợp tác nhằm phát triển tất cả các loại pin xe điện thể rắn, thông qua Liên minh nền tảng đổi mới hợp tác pin thể rắn của Trung Quốc (CASIP).
Liên minh CASIP đặt mục tiêu phát triển và sản xuất pin thể rắn có thể cạnh tranh trên toàn cầu, lấy các công ty Trung Quốc là trung tâm trong chiến lược và hướng đi của mình, một phần cũng là để thách thức Nhật Bản và phương Tây trong lĩnh vực công nghệ pin lưu trữ có thể cách mạng hóa thị trường xe điện.
Trước thông tin BYD, CATL hợp tác phát triển pin xe điện thể rắn, Ouyang Minggao, giáo sư của Đại học Thanh Hoa, giải thích: “Chúng ta cần chuẩn bị cho nguy cơ công nghệ pin thể rắn có thể lật đổ vị thế thượng phong của Trung Quốc trên thị trường pin xe điện”.
Ngoài ra, Ouyang Minggao cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gắn kết các nhà lãnh đạo trong ngành lại với nhau. Liên minh CASIP sẽ tập trung vào thương mại hóa xe điện sử dụng pin thể rắn, và thiết lập chuỗi cung ứng pin xe điện thể rắn vào năm 2030.
Chen Qingtai, người đứng đầu EV100 (một tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc), lập luận rằng pin xe điện thể rắn có thể thay đổi cán cân năng lượng của ngành xe điện. Hợp tác cùng nhau sẽ đảm bảo Trung Quốc trở thành một “cường quốc ô tô”.
Mặc dù nhiều hãng khác, bao gồm cả Toyota, hứa sẽ đưa công nghệ pin xe điện thể rắn ra thị trường trong nhiều năm nhưng vẫn chưa có nhiều thành tựu. Toyota có hơn 1.300 bằng sáng chế cho pin thể rắn, trong khi các công ty Trung Quốc ít hơn 100. Vì thế, Liên minh CASIP ra đời nhằm mục đích đảm bảo Trung Quốc vẫn dẫn đầu cuộc chơi.