【kết quả bóng đã】Gỡ vướng cho tôm hùm xuất khẩu
Nuôi tôm hùm xuất khẩu tại Khánh Hòa. Ảnh: Nguyễn Hiền |
Xuất khẩu tôm hùm bông sang Trung Quốc giảm gần 50%
Ông Trần Công Khôi, Trưởng phòng Giống và Thức ăn thủy sản, Cục Thủy sản cho biết, thể tích lồng nuôi tôm hùm khoảng 4 triệu m3 lồng, sản lượng 2.500 tấn. Tổng số cơ sở nuôi biển thống kê chưa đầy đủ tính đến hết năm 2022 khoảng 7.447 cơ sở với 248.768 lồng/bè.
Thông tin về XK tôm hùm, ông Khôi cho biết, giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm hùm 6 tháng đầu năm 2023 của Việt Nam đạt gần 130 triệu USD, gấp 30 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Nhờ nhu cầu xuất khẩu tăng cao nên tôm hùm liên tục tăng giá, có thời điểm tăng gấp đôi, lên mức 1,7 triệu đồng/kg đối với tôm hùm bông và 1,3 triệu đồng/kg đối với tôm hùm xanh. Nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở các quốc gia tăng, đặc biệt là tại thị trường nhập khẩu tôm hùm lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc đã mở cửa trở lại sau thời gian dài đóng cửa để phòng chống Covid-19.
Thông tin về việc xuất khẩu tôm hùm bông sang Trung Quốc, ông Lê Bá Anh, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn) cho rằng, tôm hùm bông nằm trong nhóm II, Danh mục loài thủy sản nguy cấp, qúy hiếm của Việt Nam (theo phụ lục II, Nghị định 26/2019/NĐ-CP). Hiện nay, tôm hùm xanh và tôm hùm bông là sản phẩm xuất khẩu chính. Trong các thị trường xuất khẩu tôm hùm của Việt Nam, Trung Quốc chiếm 98-99%; các thị trường khác như Thái Lan, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan chiếm 1-2%.
Riêng thị trường Trung Quốc, hiện Việt Nam có 46 cơ sở bao gói được xuất khẩu tôm hùm vào thị trường này. Trong 9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu tôm hùm sang thị trường Trung Quốc đạt hơn 95 triệu USD (giảm hơn 46% so với cùng kỳ 2022).
Để tôm hùm có thể đi vào thị trường Trung Quốc ông Bá Anh khuyến cáo, cần đảm bảo các yêu cầu: hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) của quốc gia được Tổng cục Hải quan Trung Quốc đánh giá, công nhận tương đương. Sản phẩm xuất khẩu nằm trong danh mục được Trung Quốc công nhận (128 loài/dạng sản phẩm và 48 loài thủy sản động vật thủy sản sống).
Bên cạnh đó, các cơ sở nuôi được cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản, thú y địa phương kiểm tra, chứng nhận điều kiện ATTP, điều kiện vệ sinh thú y, được cấp mã số, lấy mẫu giám sát bệnh trong quá trình nuôi. Các lô hàng xuất khẩu được cấp chứng thư; danh mục chứng thư hằng ngày gửi Hải quan Trung Quốc để đối chiếu…
Đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc
Chia sẻ về vướng mắc xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc, Ông Võ Văn Thái, Giám đốc Hợp tác xã Nuôi trồng thủy sản - Du lịch Vân Phong cho biết, với 32 xã viên cho biết, Hợp tác xã đang tồn đọng gần 100 tấn tôm hùm thịt chưa thể xuất khẩu do chưa đáp ứng được giấy tờ, điều này tạo khó khăn cho xã viên trong thanh toán tiền đầu tư. Ông Võ Văn Thái đề xuất các đơn vị liên quan làm việc với phía Trung Quốc để có thể sớm hoàn thiện được giấy tờ thủ tục xuất khẩu số tôm này.
Chia sẻ về những yêu cầu mới của thị trường Trung Quốc đối với tôm hùm bông, ông Lê Bá Anh cho biết, từ ngày 1/2/2021, Trung Quốc quy định tôm hùm bông nằm trong danh sách nguy cấp nhóm 2. Tháng 5/2023, Trung Quốc sửa Luật về bảo vệ động vật hoang dã, trong đó cấm đánh bắt động vật trong danh sách nguy cấp đã ban hành 2021. Đối với tôm hùm bông tự nhiên, cấm đánh bắt, sử dụng, giao dịch buôn bán. Tổng cục Hải Quan Trung Quốc chỉ đạo hệ thống Hải quan các cửa khẩu kiểm soát chặt tôm hùm bông khai thác tự nhiên nhập khẩu.
Đối với cách xác định tôm hùm nuôi, không đánh bắt trực tiếp, phải trải qua quá trình nuôi. Nếu con giống khai thác từ tự nhiên cũng được coi là tôm khai thác tự nhiên. Nhà nhập khẩu của Trung Quốc muốn nhập khẩu phải xin giấy phép của Cục Ngư nghiệp (Bộ Nông nghiệp Trung Quốc).
Ngoài ra, nước xuất khẩu phải thống kê cơ sở nuôi, sản lượng; đăng ký cơ sở nuôi tôm hùm bông; đăng ký cơ sở bao gói xuất khẩu với Tổng cục Hải quan Trung Quốc để phê duyệt, ngày 23/11/2023, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường đã có văn bản hướng dẫn thống kê, đăng ký. Biểu mẫu, thông tin đăng ký sẽ được gửi qua Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc. Sau khi nhận được thông tin, Hải quan Trung Quốc sẽ kiểm tra trực tiếp và trực tuyến trước khi phê duyệt.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, từ tháng 5/2023, thực hiện Luật về bảo vệ động vật hoang dã, nước nhập khẩu yêu cầu sản phẩm xuất khẩu phải có xuất xứ, đặc biệt là tôm giống. Biện pháp quản lý tôm hùm được Trung Quốc thay đổi năm 2023, định nghĩa tôm hùm nuôi là phải bắt nguồn từ con giống F2. Để XK bền vững, các doanh nghiệp, đặc biệt là vùng nuôi phải chú ý khâu con, đảm bảo nguồn gốc, Bộ sẽ chỉ đạo các đơn vị có giải pháp tháo gỡ vướng mắc cho tôm hùm bông XK, với dự kiến năm nay sẽ khoảng 1.000 tấn giá trị 2.000 tỷ đồng
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Nhóm trộm chó rải đinh sắt, bắn súng tự chế chống trả công an truy bắt
- ·Việt Nam, Singapore convene 16th political consultation
- ·PM Chính holds phone call with Thailand’s newly
- ·President Hồ Chí Minh a great example in struggle against colonialism: Argentine's party leader
- ·Truy bắt nhóm đối tượng nổ súng khiến 1 người bị bắn gục tại chỗ
- ·Việt Nam, Laos vow to create economic breakthroughs
- ·Việt Nam’s National Day celebrated in various countries
- ·Vietnamese
- ·Ngày 6/1: Giá cà phê trong nước neo cao, hồ tiêu ở mức 150.000 đồng/kg
- ·Việt Nam expands int’l cooperation to address new challenges in education
- ·Giá vé máy bay nội địa hạng phổ thông tối đa không quá 4 triệu đồng mỗi chiều
- ·US Ambassador visits, engages in sports activities with Agent Orange victims in Đà Nẵng
- ·79 years since President Hồ Chí Minh read the Declaration of Independence: Upholding a historic vow
- ·Đà Nẵng to step up building urban governance and a Free Trade Zone
- ·Giá lăn bánh Hyundai Grand i10 đầu năm 2025 rẻ không tưởng
- ·NA Chairman's visit to Russia holds great significance: Ambassador
- ·PM urges pushing up growth in 2024, 2025 with priority solutions
- ·NA Chairman hosts Guinea
- ·Bắt nghi phạm dùng súng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- ·Lawmakers press for stricter penalties in draft fire law