【bồ đào nha u19】Bài 3: Ứng dụng CNTT để cải cách hành chính
Đẩy mạnh dịch vụ công
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà: Trong giai đoạn 2016-2020,àiỨngdụngCNTTđểcảicáchhànhchíbồ đào nha u19 việc ứng dụng CNTT của ngành Tài chính sẽ tập trung vào việc thực hiện các nội dung của Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Nghị quyết 36a/NQ-CP của Chính phủ về Chính phủ điện tử nhằm cải cách thủ tục hành chính hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân và DN. |
Tính đến hết năm 2015, toàn Ngành đã xây dựng, cải tiến và duy trì hoạt động ổn định của Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính và 110 cổng/trang thông tin điện tử của các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính. Tại địa phương, hệ thống Thuế có 63/63 đơn vị; hệ thống Hải quan có 31/34 đơn vị; Ủy ban Chứng khoán có 1/2 đơn vị trực thuộc có cổng/trang thông tin. Về cơ bản, toàn bộ cổng/trang nói trên đều đáp ứng được yêu cầu về tính chính xác và kịp thời phục vụ người dân, DN, các tổ chức trong và ngoài nước.
Về dịch vụ công, chỉ tính đến tháng 9-2015, Bộ Tài chính đã vượt kế hoạch đề ra với việc cung cấp 31 dịch vụ công mức độ 3 (theo Kế hoạch là 30) để thực hiện 439 thủ tục hành chính. Trong đó, dịch vụ công của Tổng cục Thuế (151 thủ tục hành chính) và 5 dịch vụ công của Tổng cục Hải quan (102 thủ tục hành chính) đạt mức độ 4, tương đương 35% trên tổng số các thủ tục hành chính. Các dịch vụ giải đáp chính sách tài chính cho người dân và DN được cung cấp thành một chuyên mục riêng trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính.
Điện tử hóa triệt để
Cùng với đó, công tác điện tử hóa các nghiệp vụ tài chính cũng được đẩy mạnh. Đến hết năm 2015, 64 loại tờ khai thuế đã được điện tử hóa. Số DN sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử đã lên tới hơn 500 nghìn DN, đạt 98,95% tổng số DN đang hoạt động trong cả nước. Chỉ tính riêng trong năm 2015, đã có 646.663 chứng từ giao dịch nộp thuế điện tử với tổng số tiền nộp vào ngân sách Nhà nước bằng phương pháp điện tử là gần 120.000 tỷ đồng, trong đó nộp qua cổng điện tử của Tổng cục Thuế là 620.563 chứng từ, thu nộp ngân sách 109.697 tỷ đồng; qua dịch vụ của các ngân hàng thương mại là 26.100 chứng từ, thu nộp ngân sách 10.166 tỷ đồng.
Trong lĩnh vực Hải quan, đến nay, 100% cơ quan Hải quan các tỉnh, thành phố đã thực hiện thủ tục hải quan điện tử thông qua Hệ thống VNACCS/VCIS từ ngày 1-7-2014. Song song với đó, năm 2014, Tổng cục Hải quan đã nâng cấp các hệ thống vệ tinh của VNACCS/VCIS từ mô hình phân tán sang mô hình tập trung cấp Tổng cục. Kết quả là 100% các quy trình thủ tục hải quan cơ bản đã được tự động hóa trên phạm vi toàn quốc tới cấp Chi cục. Hơn 99,65% DN tham gia thực hiện thủ tục hải quan bằng phương thức điện tử. Kể từ khi thực hiện chính thức VNACCS/VCIS đến cuối tháng 10-2015, Hệ thống đã thu hút hơn 66.000 DN tham gia; tổng lượng tờ khai xử lý qua Hệ thống hơn 11,4 triệu bộ; tổng giá trị kim ngạch XNK khoảng 451,7 tỷ USD. Việc triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS đã rút ngắn thời gian làm thủ tục hải quan cho DN, giảm thiểu giấy tờ và đơn giản hóa hồ sơ hải quan, tạo tiền đề cho việc kết nối hệ thống Cơ chế một cửa quốc gia với các bộ, ngành liên quan. Hiện nay, thời gian tiếp nhận và thông quan đối với hàng luồng Xanh chỉ từ 3-5 giây, hàng luồng Vàng không quá 2 giờ.
Tổng cục Hải quan cũng đã triển khai Cơ chế một cửa quốc gia kết nối với 9 bộ, ngành (Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Quốc phòng, Khoa học và Công nghệ) và được áp dụng tại 12 cảng biển quốc tế của Việt Nam. Đến nay đã có 9 Cục Hải quan triển khai; 43 hãng tàu, 434 đại lý hãng tàu, 1.671 công ty giao nhận, 36.961 hồ sơ điện tử tham gia thực hiện thủ tục một cửa tại cảng biển với lưu lượng hàng hóa đạt trên 95%.
Các thành công của ứng dụng CNTT trong ngành Tài chính nói chung đã được các bộ, ngành, Chính phủ, cộng đồng DN đánh giá cao. Những nỗ lực trên đã được ghi nhận với kết quả Bộ Tài chính đứng đầu trong 3 năm liên tục về Chỉ số ứng dụng CNTT (ICT index) trong khối các cơ quan Trung ương.
Gắn liền CNTT với cải cách
Đề cập những định hướng ứng dụng CNTT của ngành Tài chính trong thời gian tới, ông Đặng Đức Mai – Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính, Bộ Tài chính cho biết, trước mắt, toàn Ngành sẽ phải tập trung để thực hiện các mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra trong Nghị quyết số 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử. Thứ nhất là đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước, phục vụ người dân và DN ngày càng tốt hơn; nâng vị trí của Việt Nam về Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên Hợp quốc; công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng.
Thứ hai là xây dựng cơ sở dữ liệu về tài chính trong Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử. Đây là một nhiệm vụ nặng nề nhưng phải hoàn thành ngay trong năm tới để phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ. Bên cạnh đó, trong nội bộ ngành Tài chính, việc khai thác thông tin từ TABMIS nói riêng và cơ sở dữ liệu thống kê tài chính nói chung cũng sẽ được tăng cường để mở rộng hơn nữa đối tượng hưởng lợi từ các hệ thống này.
Về lâu dài, ngành Tài chính cũng đang hướng tới việc xây dựng các dịch vụ công tài chính (mức 3 và mức 4) phục vụ người dân, DN và các tổ chức; gắn kết giữa ứng dụng CNTT với cải cách hành chính, hiện đại hóa trong các lĩnh vực quản lý tài chính; tăng cường chia sẻ thông tin, nội dung số đảm bảo khả năng tiếp cận và sử dụng thông tin tài chính cho người dân và toàn xã hội tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong đó, Cổng thông tin điện tử ngành Tài chính sẽ kết nối với Cổng thông tin điện tử Chính phủ, hình thành đầy đủ mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ trên internet; 100% các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến tối thiểu ở mức độ 3 thông qua Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính; các dịch vụ công trực tuyến được tích hợp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia. Qua đó giúp rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa XNK cho DN đạt mức trung bình của các nước ASEAN-4; kết nối với các bộ, ngành thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia và kết nối với các nước thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN; 30% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến tại mức độ 4; tối thiểu 90% số người nộp thuế được tiếp cận đầy đủ, kịp thời các thông tin về thay đổi chính sách, thủ tục hành chính thuế; 95% DN thường xuyên sử dụng các dịch vụ thuế điện tử; 95% DN nộp thuế điện tử; 95% hồ sơ hoàn thuế được nộp và trả kết quả qua mạng; 80% cá nhân kinh doanh nộp thuế qua dịch vụ thuế điện tử hoặc qua hình thức xã hội hóa dịch vụ thu hộ...
“Tuy đang được đánh giá cao, song, Bộ Tài chính sẽ không dừng lại và tiếp tục nỗ lực để mang lại những ứng dụng tốt nhất, hiệu quả nhất, tạo thuận lợi, tạo điều kiện hưởng lợi tối đa cho người dân, DN sử dụng các dịch vụ tài chính” - ông Đặng Đức Mai khẳng định.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Chủ tịch huyện ở TT
- ·WB: Từ nay đến năm 2040, Việt Nam cần huy động lượng lớn vốn tư nhân để khắc phục biến đổi khí hậu
- ·GDP quý II năm 2022 tăng 7,72%, cao nhất thập kỷ
- ·Thủ tướng: Phải xác định chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi cả về tư duy, nhận thức và hành độn
- ·Đi xe máy không mang bảo hiểm bắt buộc bị phạt đến 300 nghìn đồng
- ·Co.opmart và Co.opXtra khuyến mãi mạnh bánh kẹo Tết
- ·Y tế Bình Dương cùng Ajinomoto cải thiện dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em
- ·Bộ Công thương 'hỏa tốc' lấy ý kiến sửa Nghị định kinh doanh xăng dầu
- ·Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
- ·Thủ tướng: Phải xác định chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi cả về tư duy, nhận thức và hành độn
- ·Long An tham gia chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam
- ·Ứng dụng công nghệ số trong truyền thông chính sách
- ·Phó Thủ tướng chỉ đạo triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn chứng khoán
- ·Không để thiếu thuốc phòng, chữa bệnh trong dịp Tết 2022
- ·Nâng hạng thị trường chứng khoán có tác động ra sao đến dòng vốn ngoại?
- ·Việt Nam là một trong những quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định RCEP
- ·Trình UBTVQH Nghị quyết giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu
- ·BHXH Việt Nam
- ·Phát hiện xác chết trôi trên sông Bảo Định
- ·Tăng cường đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy