【ket qu bong da】Bí kíp tạo nên bước đột phá trong giảm chi phí tuân thủ thủ tục của ngành Thuế
Thời gian qua, nhờ việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế, ngành Thuế đã cải thiện được đáng kể các thủ tục hành chính “rườm rà”, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Tại Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ TTHC 2018 (Chỉ số APCI 2018) của Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ vừa công bố, nhóm TTHC thuế là nhóm thủ tục có thứ hạng cao nhất (chi phí tuân thủ thấp nhất) trong 8 nhóm TTHC được khảo sát.
Theo đó, chi phí tuân thủ trung bình của nhóm TTHC thuế thấp nhất, khoảng 73,7 nghìn đồng, tương đương với 0,58% chi phí tuân thủ trung bình của 8 nhóm TTHC được khảo sát ( khoảng 12,7 triệu đồng) và tương đương 0,1% chi phí tuân thủ trung bình của nhóm có chi phí tuân thủ cao nhất là nhóm TTHC xây dựng (khoảng 64,1 triệu đồng).
Chi phí tuân thủ của nhóm thủ tục hành chính thuế chủ yếu là các chi phí về thời gian. Thời gian thực hiện TTHC thuế trung bình là 2,9 giờ, chỉ bằng 1,3% thời gian thực hiện TTHC môi trường (218,4 giờ) và bằng 4,6% thời gian trung bình của các TTHC trong các lĩnh vực (63,3 giờ).
Bên cạnh đó, để thực hiện được những mục tiêu, yêu cầu tại Nghị quyết 36a/NQ-CP năm 2015 về Chính phủ điện tử và Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và các Nghị quyết số 19 (2014-2017) về cải cách TTHC, cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, ngành Thuế đã cắt giảm được 420 giờ nộp thuế cho doanh nghiệp. Đáng chú ý, chi phí trực tiếp của TTHC thuế được các doanh nghiệp đánh giá là không có, hoặc không đáng kể nhờ việc thực hiện trực tuyến qua mạng internet.
Theo Tổng cục Thuế, chi phí tuân thủ TTHC thuế đạt được kết quả như trên là nhờ ngành Thuế đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về TTHC thuế cho người nộp thuế.
Từ năm 2011, ngành Thuế đã xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020, trong đó, cải cách TTHC thuế phải đạt ít nhất 95% hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp được nộp qua mạng, xử lý hồ sơ trực tuyến đạt mức độ 4DD. Ngành Thuế cũng là một trong những ngành sớm chủ động thực hiện đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với cải cách TTHC để nắm bắt được những khó khăn, vướng mắc đối với hoạt động của doanh nghiệp, từ đó sửa đổi, bổ sung, cải cách cho phù hợp.
Những dịch vụ thuế điện tử cung cấp cho doanh nghiệp như khai thuế, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử đã giúp doanh nghiệp giảm thời gian đi lại nộp hồ sơ, nộp tiền thuế. Bên cạnh đó, thông tin khai, nộp thuế của doanh nghiệp được lưu trên hệ thống của cơ quan thuế có thể được tra cứu lại dễ dàng giúp giảm chi phí quản lý của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không phải cung cấp lại thông tin cho cơ quan quản lý đối với những hồ sơ điện tử đã nộp tới cơ quan thuế.
Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý đã giúp công chức thuế xử lý thông tin ngày càng tốt hơn, tạo thuận lợi cho việc đẩy mạnh công tác hậu kiểm, từ đó giảm thời gian giải quyết hồ sơ (ví dụ như hỗ trợ phân loại hồ sơ hoàn thuế, kiểm soát hoàn, phân tích rủi ro…).
Theo ông Nguyễn Đại Trí, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế: “Rõ ràng kết quả của giải pháp điện tử về khai và nộp thuế điện tử đã tạo sự cách biệt về chi phí tuân thủ của thủ tục thuế với các nhóm thủ tục khác, và chứng minh rằng xu thế điện tử hóa việc thực hiện TTHC là tất yếu và càng khẳng định rằng định hướng của Chính phủ tại Nghị quyết 36a/NQ-CP năm 2015 về Chính phủ điện tử và Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2017 và các Nghị Quyết số 19 của Chính phủ là hoàn toàn đúng đắn, thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ thuế”.
Tuy nhiên, lãnh đạo Tổng cục Thuế cũng thừa nhận, tăng cường mở rộng các dịch vụ thuế điện tử cho cá nhân kinh doanh gặp phải không ít khó khăn về các quy định pháp lý trong việc xác thực cá nhân. Việc triển khai các dịch vụ nộp thuế điện tử cho cá nhân đang gặp phải khó khăn do thói quen sử dụng tiền mặt. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa được hình thành dẫn đến một số TTHC thuế liên quan đến cá nhân phải chờ khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xây dựng xong mới có thể cải cách tốt hơn nữa.
Như vậy, kết quả đạt được của ngành Thuế trong thời gian qua cho thấy, việc cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế vẫn còn không ít khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang tới gần, Việt Nam đang xây dựng Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số, phát triển thương mại điện tử, dữ liệu lớn… Tất cả đang làm thay đổi mô hình kinh doanh, phương thức hoạt động trên mọi lĩnh vực. Do vậy, ngành thuế cần phải có những cải cách phù hợp để đáp ứng sự thay đổi này.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·'Bay qua Hồ Gươm' lọt Top 10 tác phẩm thiếu nhi Việt nổi bật
- ·Huyện Phú Giáo: Phát triển bền vững các loại cây trồng chủ lực
- ·Bài 3: Chuyện những người tuyên truyền, vận động kẻ lạc bước tỉnh ngộ
- ·Chính sách hỗ trợ khó khăn do dịch Covid
- ·Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Có thể xuất hiện bão
- ·Đồng Nai duyệt quy hoạch phân khu hơn 2.200 ha tại TP Biên Hòa
- ·Các ca nhiễm Covid
- ·Tạo thuận lợi để người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến
- ·Thêm một điện thoại “nồi đồng cối đá” hấp dẫn người dùng
- ·Đề nghị bảo đảm quyền lợi của người dân trong vùng quy hoạch
- ·Ứng phó bão số 1: Các tỉnh sẵn sàng cấm biển, sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm
- ·Bất động sản công nghiệp đối lập ở hai miền: miền Nam trầm lắng, miền Bắc khởi sắc
- ·Đề nghị đầu tư kè tại rạch Trường Tiền
- ·Văn phòng đại diện Viện Công nghệ chống làm giả đã có mặt tại Bình Dương
- ·SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng
- ·TX.Bến Cát: Hội Nông dân các xã, phường tổ chức ký kết thi đua
- ·Hàng loạt dự án tại Khánh Hòa vi phạm Luật Đất đai
- ·Bắc Bộ và Trung Bộ tiếp tục mưa dông kèm theo thời tiết nguy hiểm
- ·Thời tiết hôm nay 01/12: Nam Bộ sáng sớm mát mẻ; Bắc Bộ rét, sương mù
- ·Hà Nội: Yêu cầu tạm đóng cửa Phủ Tây Hồ để phòng dịch