会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả azerbaijan】Còn vướng mắc khi xuất khẩu sang Trung Quốc!

【kết quả azerbaijan】Còn vướng mắc khi xuất khẩu sang Trung Quốc

时间:2025-01-14 03:35:09 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:353次
Nhiều lưu ý cho doanh nghiệp khi xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc
Tăng cơ hội thúc đẩy xuất khẩu nông sản,ònvướngmắckhixuấtkhẩusangTrungQuốkết quả azerbaijan thủy sản sang Trung Quốc
Thông đường cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
Làm gì để giữ vững thị trường xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc?
Hoạt động xuất nhập khẩu tại điểm thông quan cầu Bắc Luân II, TP Móng Cái, Quảng Ninh.  Ảnh Quang Hùng
Hoạt động xuất nhập khẩu tại điểm thông quan cầu Bắc Luân II, TP Móng Cái, Quảng Ninh. Ảnh Quang Hùng

Khẩn trương thực hiện đăng ký gia hạn theo quy định của GACC

Trong thời gian gần đây, một số doanh nghiệp đã gặp vướng mắc trong đăng ký xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc theo các quy định mới. Theo đó, việc xử lý, phê duyệt hồ sơ đăng ký trên Hệ thống thương mại một cửa (CIFER) của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) và phê duyệt hồ sơ đăng ký bổ sung cơ sở bao gói thủy sản sống của phía Trung Quốc thường diễn ra chậm. Mặt khác, phía Trung Quốc cũng chậm phản hồi đối với hồ sơ đăng ký bổ sung sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam. Bản thân một số doanh nghiệp cũng chưa kịp thời bố trí nguồn lực để triển khai việc đăng ký trên CIFER, đặc biệt là đăng ký gia hạn...

Thông tin về tình trạng trên ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cho biết, doanh nghiệp thủy sản muốn xuất khẩu sang Trung Quốc thì phải có tên trong 805 doanh nghiệp đã được Trung Quốc cấp, nếu không thì doanh nghiệp phải bổ sung hồ sơ và chờ cấp phép. Vì vậy, doanh nghiệp kiểm tra kỹ hồ sơ, đặc biệt là hồ sơ code nhằm đảm bảo tương thích trước khi thông quan. Hiện nay, Trung Quốc đã cấp 128 mã sản phẩm liên quan tới thủy sản.

Cũng theo Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, đăng ký xuất khẩu sản phẩm thủy sản được thực hiện hoàn toàn trên CIFER của GACC. Cơ sở đăng ký xuất khẩu sản phẩm thủy sản sống như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua, tôm hùm sống cần được NAFIQAD thẩm định, chứng nhận điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định của Việt Nam và Trung Quốc. Các cơ sở nuôi, cơ sở bao gói cần phải được cơ quan quản lý nông lâm thủy sản địa phương kiểm tra, chứng nhận điều kiện an toàn thực phẩm/điều kiện vệ sinh thú y và được cấp mã số.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp chưa kịp thời bố trí nguồn lực để triển khai việc đăng ký trên CIFER, đặc biệt là đăng ký gia hạn. Trong thời hạn từ 3-6 tháng trước khi hết thời hạn đăng ký, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ gia hạn đăng ký trên CIFER.

Chính vì vậy, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường lưu ý các doanh nghiệp khẩn trương thực hiện đăng ký gia hạn theo quy định của GACC để không ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu, hạn chế các ách tắc thương mại.

Để tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường khuyến nghị phía Trung Quốc đẩy nhanh việc phê duyệt các hồ sơ đăng ký trên CIFER; phê duyệt hồ sơ đăng ký cơ sở bao gói thủy sản sống và hồ sơ đăng ký bổ sung sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp, Cục đề nghị ưu tiên nguồn lực để triển khai việc đăng ký trên CIFER, đặc biệt là đăng ký gia hạn.

Đối với cơ quan quản lý cần tích cực liên hệ với GACC để bố trí họp trực tuyến nhằm trao đổi, giải đáp kịp thời các vướng mắc trong quá trình đăng ký trên CIFER; tích cực liên hệ, đôn đốc phía Trung Quốc xử lý kiến nghị của phía Việt Nam.

Thời gian tới, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường đề nghị địa phương và doanh nghiệp thúc đẩy hợp tác thương mại với Quảng Tây, Trung Quốc theo hướng đẩy mạnh các hàng hóa mang tính bổ sung cho thị trường của nhau, nhằm khai thác các tiềm năng, mở rộng thương mại cả hai chiều, cân bằng lợi ích.

Phải có thương hiệu!

Theo đại diện Công ty Thương mại Quốc tế Sunwah (Quảng Châu), Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sầu riêng vào Trung Quốc muộn hơn so với Thái Lan, Malaysia. Trong khi đó, hai nước này đều có nền tảng sản xuất, đóng gói, quy trình xuất khẩu quy mô hơn Việt Nam. Thương hiệu của họ tại thị trường Trung Quốc cũng đang mạnh hơn nên đây chính là cản trở với sầu riêng Việt Nam.

Chính vì vậy, đại diện Sunwah đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nâng cao hạn mức xuất khẩu bằng cách cho doanh nghiệp này phối hợp với các doanh nghiệp đóng gói của phía Việt Nam, góp phần tiêu chuẩn hóa nguồn hàng, làm lạnh, vận chuyển...

"Để thắng trên thị trường, phải có thương hiệu. Từ sầu riêng, sẽ kéo theo các loại hoa quả khác của Việt Nam đi theo con đường tạo thương hiệu lành mạnh", đại diện Sunwah khẳng định.

Bên cạnh đó, Sunwah cho rằng Việt Nam có nhu cầu xuất khẩu khoai tây, cam quýt vào Vân Nam. Tuy nhiên, trong quá trình giao dịch, có nhiều thương vụ vi phạm điều kiện hợp đồng. Điều này ảnh hưởng xấu đến uy tín xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. Sunwah đề xuất cùng doanh nghiệp Việt Nam tạo sàn giao dịch, cải thiện quá trình thương mại giữa doanh nghiệp hai nước. "Nhìn nhận khách quan, nông sản Việt Nam vào Trung Quốc nhiều, ngược lại thì ít. Tuy vậy, dù thế nào thì hàng hóa chất lượng cao mới là điều khiến nông sản Việt Nam tạo nên vị thế", đại diện doanh nghiệp cho hay.

Để thúc đẩy giao thương tại cửa khẩu Móng Cái - Đông Hưng, theo ông Hoàng Vệ, Phó Cục trưởng Cục quản lý thương mại và cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc), sắp tới, thành phố Đông Hưng sẽ thực hiện chính sách “Vành đai – Con đường”, trở thành điểm xuất phát từ vùng biển phía Tây của Trung Quốc. “Chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy nhập khẩu nông sản, tối ưu các công tác ở cửa khẩu, xây dựng môi trường kinh doanh tốt giữa thành phố Đông Hưng và thành phố Móng Cái. Đồng thời, sẽ phối hợp với phía Việt Nam xây dựng ‘Cửa khẩu trí tuệ’ và ‘Hai thành phố trí tuệ’. Cũng trong năm 2023, chúng tôi sẽ xây dựng các cơ sở kiểm dịch động vật, thực vật, động vật thủy sinh, thủy hải sản tại cửa khẩu. Phối hợp với TP. Móng Cái xây dựng Phòng Kiểm nghiệm tại Km3+4. Các tiêu chuẩn này sẽ do chi nhánh Quảng Tây của Tập đoàn Kiểm nghiệm Trung Quốc (CCICGX) xây dựng”, ông Hoàng Vệ cho biết thêm.

Ông Tô Vạn Quang, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc tại Quảng Tây, đại diện Công ty TNHH đầu tư Công nghiệp Đông Đằng: Xúc tiến thành lập Trung tâm Giao dịch Thủy sản Việt Nam tại TP Phòng Thành Cảng

Trong năm 2023, Công ty TNHH đầu tư Công nghiệp Đông Đằng dự kiến mua 35.000 tấn sầu riêng, trong đó mua từ Việt Nam là 15.000 tấn. Ngoài ra, công ty còn có nhu cầu mua 120.000 tấn khoai lang tím, ký hợp đồng mua cá basa, cá hố, và các loại hải sản khác.

Hiện tại, với sự giúp đỡ to lớn từ các doanh nghiệp quốc doanh tầm cỡ ở Trung Quốc, các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam, công ty đang xúc tiến thành lập Trung tâm Giao dịch Thủy sản Việt Nam tại TP Phòng Thành Cảng. Chính quyền TP Phòng Thành Cảng đã khởi công xây dựng kho lạnh thủy sản giai đoạn 1 cỡ lớn, diện tích 600 mẫu, khả năng lưu trữ 200.000 tấn thủy hải sản. Kho lạnh giai đoạn 2 diện tích 1.000 mẫu, có thể lưu trữ 600.000 tấn thủy hải sản cũng đã khởi công.

Sắp tới, thủy hải sản Việt Nam có thể vào thị trường Trung Quốc với số lượng lớn, thời gian nhanh chóng. Trung tâm Giao dịch Thủy sản Việt Nam tại TP Phòng Thành Cảng cũng sẽ là nơi các bên mua-bán có thể trực tiếp gặp gỡ, giao dịch, tăng mức độ yên tâm.

Ông Trần Văn Út, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Vĩ Tuyến: Chúng tôi đang gặp khó khăn trong việc thanh toán

Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Vĩ Tuyến đã và đang xuất khẩu các mặt hàng thủy sản tươi sống, chủ yếu là qua cảng ICD Thành Đạt – Km3 + Km4, tại cặp chợ Biên Mậu Móng Cái – Đông Hưng, thủ tục xuất khẩu dưới dạng cư dân biên giới. Chúng tôi đang gặp khó khăn trong việc thanh toán của khách hàng vì đây không phải hoạt động xuất khẩu chính ngạch nên không thể thanh toán qua hệ thống ngân hàng, dẫn đến việc gặp khó khăn báo tài chính với cơ quan thuế. Bởi theo yêu cầu của phía Hải Quan Trung Quốc thì cư dân biên giới phía Việt Nam khi xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc phải có chứng thư kiểm dịch do Cục Quản lý chất lượng thủy sản cấp, nhưng giấy chứng thư thì phải là doanh nghiệp có cơ sở đủ điều kiện được Cục Quản lý Chất lượng nông lâm thủy sản cấp phép mới được sản xuất, sơ chế, chế biến hoặc bao gói. Nhưng đối với hầu hết thủy sản sống thì phía Trung Quốc chưa cho nhập khẩu chính ngạch tại Đông Hưng, mà chỉ cho nhập khẩu tại cặp chợ Móng Cái - Đông Hưng dưới hình thức xuất khẩu cư dân biên giới. Mà doanh nghiệp lại không được trực tiếp xuất khẩu theo quy định của phía Trung Quốc và cũng không được ủy thác xuất khẩu cho cá nhân là cư dân biên giới cũng như không thể xuất hoá đơn kinh doanh điện tử cho cá nhân theo quy định của cơ quan thuế. Như vậy thì doanh nghiệp không thể làm báo cáo tài chính đối với cơ quan thuế”.

Do đó, chúng tôi đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có giải pháp và hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp xuất khẩu dưới dạng cư dân biên giới để tránh việc sau này cơ quan thuế kiểm tra truy thu thuế thu nhập, doanh nghiệp không thể giải trình được.

Nếu được, tôi mong muốn các bộ, ngành xem xét có giải pháp xin miễn trừ báo cáo tài chính hình thức làm thủ tục xuất khẩu dưới dạng cư dân biên giới đối với các doanh nghiệp.

Ông Huỳnh Tấn Đạt (cục phó Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): Doanh nghiệp phải đảm bảo đầy đủ thông tin theo quy định

Trong thời gian qua, rất nhiều loại hồ sơ, rất nhiều sản phẩm của Việt Nam được phía Trung Quốc nỗ lực để phê duyệt. Cục Bảo vệ thực vật cũng đang phối hợp với Văn phòng SPS để thống kê, tổng kết các số liệu các doanh nghiệp có hồ sơ mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã gửi cho phía Hải quan Trung Quốc để thúc đẩy họ phê duyệt các hồ sơ này.

Tuy nhiên, để được chấp thuận xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp phải đảm bảo đầy đủ thông tin theo quy định, chứng minh đầy đủ thành phần hồ sơ liên quan đến công đoạn sản xuất ngoài đồng ruộng đến thu hoạch, sơ chế, chế biến đảm bảo an toàn thực phẩm theo lệnh 248 và 249.

Các doanh nghiệp cần phải hoàn thiện hết các hồ sơ nói trên, sau đó gửi về Cục Bảo vệ thực vật để tiếp tục giới thiệu sang phía bạn. Khoảng 2 - 3 tháng/lần, theo các danh sách mặt hàng, chúng tôi sẽ gửi các danh sách này cho phía bạn xem xét phê duyệt.

Xuân Thảo (ghi)

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Trao 16.500 suất quà cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Làm theo mong muốn của nhân dân một cách thật lòng
  • Tăng cường hợp tác giữa Bình Dương với các địa phương của Trung Quốc
  • Khó khăn bủa vây, càng cần tập trung tháo gỡ vướng mắc về thể chế
  • Nữ giáo viên mất gần 100 triệu đồng vì dính bẫy lừa trúng thưởng
  • Hỗ trợ doanh nghiệp di dời, chuyển đổi công năng
  • Doanh nghiệp chết đứng vì bị hủy đơn hàng đột ngột
  • Làm sao để mở cửa lại đất nước một cách an toàn?
推荐内容
  • Ray Tomlinson
  • Thu hút các đại gia công nghệ hàng đầu thế giới: Ấn Độ “chơi lớn”, Việt Nam không ngại cạnh tranh
  • Hội LHPN phường Đông Hòa (TP.Dĩ An): Sinh hoạt chi hội nữ công nhân nhà trọ
  • Hải Dương chủ động chống dịch “sớm hơn một bước, cao hơn một cấp”
  • Cathay Life góp sức trồng hơn 3.500 cây tại Vườn quốc gia Thanh Hóa
  • “Vì sao tôi vào Đảng?”