【tin chuyển nhượng bayern】Vượt cửa tử, người phụ nữ TPHCM làm một việc giúp nhiều người
“Cô 0 đồng”
Một buổi chiều mát mẻ, chị Trần Thanh Thúy (45 tuổi, huyện Bình Chánh, TPHCM) cùng con đến nhà chị Lại Thị Quỳ (SN 1984, huyện Bình Chánh) học may. Trước đây, chị Thúy làm nghề buôn bán nhỏ.
Sau dịch, công việc kinh doanh ế ẩm, chị quyết định tìm công việc mới để có thêm thu nhập. Biết chị Quỳ dạy may miễn phí, chị tìm đến học với hy vọng có thể học thêm nghề mới.
Chị Thúy cho biết, chị Quỳ không chỉ dạy may miễn phí từ nhiều năm trước mà còn tổ chức, tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện tại địa phương. Chị hoạt động sôi nổi đến mức được người dân nơi đây đặt biệt danh “Cô 0 đồng”.
Chị Quỳ quê ở Đồng Nai. Chị đến huyện Bình Chánh làm công nhân từ 13 năm trước. Sau khi có con nhỏ, chị không có thời gian tăng ca nên thu nhập giảm. Chị nghỉ việc, mua chiếc máy may rồi lên mạng tự học.
Sau một thời gian mày mò, chị có thể may được những loại trang phục cơ bản. Chị nhận quần áo về may gia công, thiết kế, may trang phục, thời trang bán để tạo thu nhập.
Chị chia sẻ: “Rồi đại dịch ập đến, tôi nhiễm bệnh. Vốn là người có sức khỏe yếu, tôi nhập viện trong tình trạng nguy kịch, phải thở oxy, đông máu. Tình trạng của tôi lúc đó xấu đến nỗi các bác sĩ đã thông báo cho gia đình chuẩn bị tinh thần đón tin xấu nhất. Tuy nhiên, tôi đã vượt qua.
Trở về, tôi nghĩ phải làm điều gì đó cho cuộc sống của mình và những người xung quanh tốt đẹp hơn”.
Về nhà, chị nhận thấy nhiều đứa trẻ mất cha mẹ, người thân, nhiều gia đình mất đi trụ cột,… Chị quyết định tìm cách hỗ trợ họ trong khả năng.
Đối với trẻ em, chị Quỳ liên hệ, nhờ các giáo viên là bạn bè của mình đến nhà, mở lớp học 0 đồng vào mỗi chiều thứ Bảy, Chủ nhật. Không chỉ thế, chị vận động, xin mạnh thường quân tài trợ cho các em sách giáo khoa, vở, dụng cụ học tập, xe đạp, quần áo 0 đồng.
Đối với gia đình khó khăn, người già neo đơn, khuyết tật,... chị hỗ trợ gạo, thực phẩm, xe lăn. 9 - 10 lần mỗi tháng, chị tham gia, hỗ trợ bếp cơm từ thiện của Hội liên hiệp Phụ nữ xã Phạm Văn Hai (huyện Bình Chánh) nấu, phát 400 - 800 hộp cơm cho người cần.
Mỗi sáng thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu, chị đặt trước tiệm may của mình tủ bánh mì 0 đồng với mục đích hỗ trợ bữa sáng cho người khó khăn. Thấy việc làm của chị có ý nghĩa, nhiều người ủng hộ, chung tay bằng cách mua bánh mì, bỏ thêm vào tủ.
Chị tâm sự: “Lúc trước, tôi sống khép kín. Nhưng bây giờ, đi đến đâu tôi cũng được trẻ nhỏ, người lớn trong xóm chào, gọi là 'cô 0 đồng'. Các cụ già từng được tôi hỗ trợ dù về quê hay đi nơi khác cũng gọi điện, hỏi thăm 'cô 0 đồng'. Những điều đó khiến tôi rất vui, hạnh phúc”.
Tạo sinh kế
Sau đại dịch, khu vực chị Quỳ sinh sống có nhiều phụ nữ thất nghiệp, sức khỏe giảm sút, không thể lao động nặng nhọc. Ngoài ra, một số nữ công nhân có con nhỏ, gặp khó khăn trong việc đến công ty làm việc, tăng ca.
Thấy nghề may phù hợp với người không có sức khỏe tốt, chủ động được thời gian, chị Quỳ quyết định dạy may miễn phí cho người cần. Mỗi ngày, chị đều nhận dạy nghề miễn phí tại tiệm may nhỏ của gia đình.
Trong lúc dạy nghề, chị Quỳ không thu bất cứ chi phí nào. Chị hỗ trợ người học cho đến khi họ có thể tự mình cắt, may. Sau khi ra nghề, người học có thể tự mở tiệm may hoặc nhận đồ về may gia công.
Hoạt động dạy nghề may miễn phí của chị Quỳ thu hút nhiều phụ nữ tại địa phương đến học. Thậm chí một số đàn ông, thanh niên ở các quận, huyện khác cũng đến học nghề.
Bà Lê Thị Ngọc Bình, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh cho biết: “Không chỉ dạy may miễn phí, chị Quỳ còn tạo công ăn việc làm cho người đến học với mình.
Sau khi người học biết cắt, may, chị giới thiệu hoặc nhận quần áo về cho họ may gia công, tạo thu nhập. Thấy việc làm của chị có ích, Hội Phụ nữ xã Phạm Văn Hai hỗ trợ máy may cho những người đến học với chị".
"Sau khi có máy may, học nghề xong, các chị em này nhận quần áo về may gia công. Thậm chí có người tự thiết kế, cắt, may rồi đem sản phẩm của mình ra chợ bỏ sỉ cho các cửa hàng kinh doanh quần áo.
Hoạt động dạy may miễn phí của chị Quỳ đem lại việc làm cho người thất nghiệp, giải quyết được nhu cầu làm việc ở nhà để có thời gian chăm sóc con nhỏ, gia đình của một số chị em phụ nữ”, bà Bình nói thêm.
Cách đây ít năm, chị Quỳ nhận thấy phụ nữ xung quanh có nhu cầu làm đẹp, thích áo dài nhưng không có điều kiện đặt may, mua. Chị quyết định mở tiệm áo dài 0 đồng để ai cũng có thể làm đẹp, thỏa đam mê mặc áo dài.
Ngoài việc tự may, chị vận động bạn bè, giáo viên, người có lòng hảo tâm quyên tặng áo dài cũ, không sử dụng. Sau khi nhận, chị giặt ủi, sửa lại rồi tặng cho người cần.
Mỗi ngày, cửa tiệm có nhiều phụ nữ đến thử, nhận áo dài miễn phí. Khi đến nhận áo dài, nhiều người còn được chị tư vấn cách mặc đẹp, cách chọn trang phục phù hợp với mình.
Chị Quỳ chia sẻ: “Sau 4 năm tham gia các công tác thiện nguyện, tôi không thấy mình mất gì cả. Ngược lại, tôi thấy mình nhận 'được' rất nhiều.
Đầu tiên là các bé khó khăn ở khu vực tôi sinh sống biết đọc, biết viết. Các bé cũng ngoan hơn, có quần áo lành lặn hơn để mặc. Nhiều chị em phụ nữ trước đây thất nghiệp nay có việc làm, có thu nhập.
Những kết quả ấy giúp tôi có thêm động lực để tiếp tục các hoạt động thiện nguyện của mình. Tôi chưa bao giờ có ý định dừng các hoạt động thiện nguyện của mình, đặc biệt là việc dạy may miễn phí.
Chừng nào còn sức lực, còn có người cần học nghề, tôi vẫn sẽ dạy nghề miễn phí. Bởi tôi luôn nghĩ mình cứ bỏ ra công sức làm điều tích cực cho cộng đồng. Khi thấy sự cố gắng của mình, mọi người sẽ tin tưởng, ủng hộ, chung tay".
Nhiệt tình, xông xáo trong các hoạt động thiện nguyện Bà Lê Thị Ngọc Bình, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Phạm Văn Hai cho biết: “Chị Lại Thị Quỳ là Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp 1, xã Phạm Văn Hai. Gia cảnh chị cũng khó khăn khi có chồng, con đau bệnh. Tuy nhiên, chị tham gia công tác thiện nguyện một cách nhiệt tình, xông xáo. Có thể nói, chị hoạt động thiện nguyện bằng cả tấm lòng. Các hoạt động thiện nguyện của chị hỗ trợ cho địa phương rất nhiều”. |
Nợ ân tình, anh thợ giày làm một việc không công cho mọi người suốt 8 năm
Nhận ân tình đặc biệt, sau khi có thể tự lo cho mình, cậu bé bụi đời ngày nào làm một việc không công cho tất cả mọi người suốt 8 năm qua.(责任编辑:Cúp C1)
- ·Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển
- ·Tác hại khi dùng điện thoại sau sinh
- ·The Terra
- ·Bắt giữ 108 chai rượu ngoại không có hóa đơn, chứng từ
- ·Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
- ·Món quà sức khỏe tri ân gia đình trong thời kỳ 'bình thường mới'
- ·Cách kiếm tiền nhanh chóng 5.000 USD/tháng: Lời khuyên của người thành công
- ·Nhiều mẫu xe Ford nhận ưu đãi hấp dẫn trong tháng đầu năm 2021
- ·Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
- ·Ăn nhiều cá ngừ đóng hộp có tốt cho sức khỏe người dùng không?
- ·Người lao động có được quyền từ chối công việc được giao?
- ·Cần thêm gói hỗ trợ giúp doanh nghiệp vượt sóng gió Covid
- ·Tesla đang phát triển công nghệ chống bỏ quên trẻ em ở hàng ghế sau
- ·Loạt xe ô tô SUV 7 chỗ 'mới toanh', đẹp, giá 'siêu rẻ' chỉ từ hơn 100 triệu đồng
- ·Trèo lên mái tôn nhặt bóng, một học sinh bị điện giật tử vong
- ·Bộ Công thương đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt các FTA
- ·Loạt dự án của các 'ông lớn' ACV, EVN… sẽ bị thanh tra trong năm 2021
- ·Phát triển kinh tế số
- ·Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình ‘Mùa xuân cho em’ lần thứ 18
- ·Tesla cho ra mắt loại pin đặc biệt giúp xe điện tăng quãng đường di chuyển