【kashima – kawasaki】Giải pháp nào cho mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2023?
Yếu tố nào ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam năm 2023?ảiphápnàochomụctiêutăngtrưởngtrongnăkashima – kawasaki | |
Nhận diện rủi ro cho tăng trưởng kinh tế năm 2023 | |
Dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2023 sẽ chậm lại | |
Ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu 45 tỷ USD trong năm 2023 |
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương, trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động bất thường với nhiều khó khăn, thách thức nhưng hoạt động kinh tế – xã hội năm 2022 của nước ta đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đó chính là nhờ vào sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước. Kinh tế nước ta ước đạt mức tăng trưởng 8,02%, đây là mức tăng trưởng cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp.
Cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng và xuất khẩu tăng cao. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản duy trì mức tăng trưởng ổn định khẳng định chương trình tái cơ cấu sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm đã phát huy hiệu quả, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu phục vụ ổn định đời sống của nhân dân và gia tăng xuất khẩu. Hoạt động sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công được cải thiện rõ rệt, tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt mức cao, an sinh xã hội được quan tâm thực hiện.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, bước sang năm 2023, kinh tế – xã hội nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn nên chịu tác động đan xen nhiều mặt. Trong khi đó, kinh tế thế giới đang gia tăng khả năng suy thoái, bất ổn; biến động nhanh và khó lường về kinh tế, chính trị, quân sự; dịch bệnh thiên tai khó dự báo trước.
Cần đẩy mạnh sản xuất trong nước, nhất là các mặt hàng nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào, quy hoạch các vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất để chủ động nguồn cung. Ảnh T.L |
Để kịp thời có giải pháp khắc phục, đồng thời chủ động tận dụng cơ hội nhằm đạt kết quả cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội năm 2023, tạo đà phát triển mạnh cho những năm tiếp theo. Cùng với việc giữ ổn định môi trường phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an toàn, thuận lợi cho đời sống của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo nền tảng quan trọng cho phát triển, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng cần theo dõi sát diễn biến tình hình thế giới, diễn biến chính sách tài khóa, tiền tệ của các nước, các khu vực có quy mô nền kinh tế lớn là đối tác thương mại, đầu tư chủ yếu của Việt Nam; chủ động có phương án ứng phó kịp thời với các tình huống phát sinh; thường xuyên cập nhật tình hình để có phản ứng kịp thời nhằm duy trì sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế trong năm tới.
Đồng thời, chủ động điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, ổn định tỷ giá, mặt bằng lãi suất; kiểm soát giá cả, thị trường, bảo đảm cung ứng hàng hóa và các cân đối lớn của nền kinh tế. Có giải pháp hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ, chuyển tài sản bằng tiền đồng sang ngoại tệ. Cân đối cung cầu, bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu đặc biệt vào các dịp lễ, Tết.
Cũng theo bà Nguyễn Thị Hương, các bộ, ngành, địa phương cần có các giải pháp quyết liệt thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, triển khai nhanh, hiệu quả các nhiệm vụ, dự án đầu tư thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế trong năm 2023. Đẩy nhanh việc hoàn thiện và triển khai các quy hoạch, tăng cường liên kết vùng để tạo sự đồng bộ, không gian mới và động lực mới cho sự phát triển của các vùng kinh tế – xã hội cũng như các địa phương trong vùng.
Bên cạnh đó, cũng cần đẩy mạnh sản xuất trong nước, nhất là các mặt hàng nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào, quy hoạch các vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất để chủ động nguồn cung. Triển khai hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản; đa dạng hóa thị trường và hàng hóa xuất khẩu. Điều chỉnh kịp thời chính sách nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài có chất lượng cao. Triển khai mạnh mẽ các chương trình, giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trong nước…
Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2022: – Tổng sản phẩm trong nước (GDP): + 8,02% – Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP): + 7,8% – Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện: + 11,2% – Chỉ số giá tiêu dùng bình quân: + 3,15% – Lạm phát cơ bản: + 2,59% – Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa: + 10,6% – Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa: + 8,4% – Xuất siêu: 11,2 tỷ USD |
(责任编辑:World Cup)
- ·Phần mềm máy tính chuyển tín hiệu não thành lời nói
- ·Truy xuất nguồn gốc – tiêu chuẩn bắt buộc vì lợi ích người tiêu dùng
- ·Lễ phát động kỷ niệm 60 năm thành lập Tổ chức Năng suất Châu Á
- ·Nước mắm truyền thống sẽ có tiêu chuẩn và logo riêng
- ·Vỡ hồ chứa gây thiệt hại hơn 500 triệu, chủ hồ chưa đền bù cho người dân
- ·Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn các ‘gã khổng lồ’
- ·Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực điện mặt trời
- ·Xe Kawasaki Ninja ZX
- ·Netflix tới Việt Nam, sôi động truyền hình Internet
- ·5S và Kaizen thay đổi tư duy người làm nghề tranh sơn mài truyền thống
- ·Căng thẳng tại Trung Đông: Israel cảnh báo tấn công lớn vào Gaza
- ·Gian lận mã số vùng trồng, kẽ hở nào cần phải bịt kín?
- ·Tiêu diệt các tế bào ung thư vú bằng nọc độc của ong mật
- ·Tăng cường phối hợp xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn cho lĩnh vực y tế
- ·Top legislator presents Tet gifts to disadvantaged people, armed forces in Yên Bái
- ·Đưa chất lượng vào phát triển phần mềm với ISO / IEC / IEEE 90003
- ·Làm việc an toàn trong một đại dịch với ISO/PAS 45005
- ·Cải thiện tính toàn vẹn của chuỗi cung ứng với tiêu chuẩn quốc tế
- ·Quảng Ninh tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2025
- ·Bảo trì toàn hệ thống GEPIR