【kêt qua bóng đá hôm nay】Thầy giáo xứ rừng
Hằng ngày, nhìn thấy các em học sinh lặn lội vượt rừng để đến lớp và các thầy cô giáo, trong đó có vợ mình ngày đứng lớp 3 ca phải tất bật với đám trẻ vùng đất rừng, thầy Chu Ðức Phê cảm thấy xót xa. Bấy giờ, thầy đang là cán bộ của Lâm trường U Minh Hạ, không đắn đo với mức lương chỉ bằng một nửa so với công việc hiện tại, với mong muốn đóng góp cho xã hội, đặc biệt là những đứa trẻ vùng khó khăn, anh mạnh dạn làm đơn xin được học sư phạm.
Hằng ngày, nhìn thấy các em học sinh lặn lội vượt rừng để đến lớp và các thầy cô giáo, trong đó có vợ mình ngày đứng lớp 3 ca phải tất bật với đám trẻ vùng đất rừng, thầy Chu Ðức Phê cảm thấy xót xa. Bấy giờ, thầy đang là cán bộ của Lâm trường U Minh Hạ, không đắn đo với mức lương chỉ bằng một nửa so với công việc hiện tại, với mong muốn đóng góp cho xã hội, đặc biệt là những đứa trẻ vùng khó khăn, anh mạnh dạn làm đơn xin được học sư phạm.
Năm 1992, thầy Phê khăn gói lên Bạc Liêu học sư phạm. Năm 1993, thầy trở về dạy học tại điểm Ðội 7 của Trường Tiểu học 1 Khánh Hoà (thuộc huyện Thới Bình trước đây). Trường do Lâm trường Sông Trẹm quản lý và trả lương giáo viên, thời điểm đó lương chỉ hơn 90.000 đồng/tháng.
Thầy Chu Đức Phê đang giảng cho các em học sinh tại điểm trường Đội 7. |
Cuộc sống vốn đã khó khăn, đồng lương ít ỏi, sẵn có 7 ha đất của lâm trường cấp, vợ chồng thầy giáo Chu Ðức Phê tranh thủ thời gian rảnh rỗi sản xuất, trồng rau, nuôi cá để trang trải cuộc sống.
Ðiểm trường đã nhỏ, giáo viên thiếu, một số thầy, cô đến được một thời gian, do điều kiện quá khó khăn nên đã bỏ đi. Thầy Phê nhớ về quãng thời gian khó khăn, phải chống xuồng, băng rừng mà đi đến lớp. Khi đến nơi thầy và trò phải ngồi bắt những con vắt no căng đầy máu. Ðời sống bà con khó khăn, các em học sinh đều bụng đói đến lớp học, những lúc như vậy thầy phải chạy về nhà tìm cơm, hoặc mì gói cho các em ăn tạm.
Do điều kiện kinh tế còn khó khăn, nhiều hộ dân phải cho con cái nghỉ học để phụ giúp gia đình. Những lúc như vậy các thầy phải đến tận nhà động viên phụ huynh cho các em trở lại lớp học. Nhưng không phải lần nào cũng thành công, phải đến nhiều lần, phải tâm sự rất nhiều với phụ huynh thì mới được. Có lúc, các thầy còn phải đi tìm tập sách cho các em học, vì gia đình các em đến cái ăn còn khó, nói chi đến tiền mua sách vở.
Ở tại lâm trường lúc chưa có điện, những trang giáo án chuẩn bị để lên lớp lúc nào cũng bị những vết loang của đèn dầu, rồi cả lấm tấm những đốm máu trên trang giáo án, do đập muỗi dính vào, mà các thầy nói vui với nhau là “giáo án máu”.
Năm 2007, cơn tai biến đã khiến vợ thầy Phê nằm liệt, mọi chuyện trong gia đình đều do thầy gồng gánh, từ chăm lo nhà cửa đến việc học hành cho con, thuốc thang cho vợ. Gần 10 năm, thầy Chu Ðức Phê phải vừa làm cha, vừa làm mẹ và làm một người chồng hết mực yêu thương, chăm sóc vợ.
Từ việc công đến việc nhà, thầy lúc nào cũng hoàn thành tốt, nên năm nào thầy cũng giữ vững danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường. Ngoài ra, năm 2006, thầy Phê còn đạt giáo viên viết chữ đẹp cấp huyện. Năm học 2012-2013, thầy đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp huyện. Ở trường hay địa phương, thầy luôn được mọi người tín nhiệm.
Giờ trường thuộc địa bàn xã Khánh Thuận, huyện U Minh. Lớp học cây lá tạm ngày xưa đã được thay bằng những phòng học kiên cố, khang trang. Ðường đến lớp trải bê-tông, không còn nhiều cảnh chống xuồng. Tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng đã giảm đi rất nhiều, đó cũng là những đóng góp rất lớn của các giáo viên của trường, đặc biệt là những người thầy với lòng nhiệt huyết cùng sự nghiệp giáo dục như thầy Phê.
Khi được hỏi về những tâm tư, nguyện vọng của mình, thầy Phê không đắn đo: “Tôi chỉ muốn mọi người tiếp tục quan tâm giúp đỡ các em học sinh, dù giờ đây điều kiện khá hơn trước, nhưng nếu so với những trẻ em địa phương khác thì còn rất nhiều khó khăn; điều kiện học hành, sinh hoạt thực sự kém xa”./.
Bài và ảnh: Khánh Phương
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Thời tiết Hà Nội 22/7: Nắng xuất hiện từ sớm, trời oi nóng
- ·Miền Nam Pakistan đối mặt với đợt lũ mới
- ·Không xem nhẹ áp lực lạm phát những tháng cuối năm
- ·Tập trung cải cách thể chế để phục hồi tăng trưởng kinh tế
- ·Phiên đấu giá biển số xe tiếp theo khi nào?
- ·Ông Bùi Văn Thành bị xóa tư cách Phó Tổng cục trưởng
- ·Thủ tướng chỉ ra 6 bài học thành công của Chu Lai
- ·Thủ tướng tiếp Cố vấn Nội các đặc biệt của Thủ tướng Nhật Bản
- ·Đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, hướng dẫn thực thi pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- ·Miễn nhiệm chức danh ủy viên UBND với ông Lê Phước Hoài Bảo
- ·Xác nhận thi thể trên sông Đuống là bị can bắt cóc bé 2 tuổi ở Hà Nội
- ·Ngộ độc rượu tăng cao dịp cận Tết
- ·Nỗ lực cung cấp vắc xin Covid
- ·Việt Nam đón các đoàn tiền trạm Hội nghị WEF ASEAN 2018 tại Hà Nội
- ·Nhận định, soi kèo Al Najma vs Abha, 19h30 ngày 6/1: Cửa trên thắng thế
- ·Nhật Bản cải tổ Nội các nhằm phá vỡ cục diện khó khăn
- ·Thủ tướng dự khai mạc Diễn đàn ‘Vành đai và Con đường’
- ·Ukraine quyết tâm gia nhập EU
- ·Google Maps chỉ sai đường, Google vẫn không chịu sửa
- ·Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm cấp Nhà nước tới Hàn Quốc