会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết qua nét】Tìm kiếm động lực tăng trưởng mới: Góc nhìn từ ách tắc phát triển các vùng kinh tế trọng điểm!

【kết qua nét】Tìm kiếm động lực tăng trưởng mới: Góc nhìn từ ách tắc phát triển các vùng kinh tế trọng điểm

时间:2025-01-10 14:44:59 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:204次
CIEM đã tính toán,ìmkiếmđộnglựctăngtrưởngmớiGócnhìntừáchtắcpháttriểncácvùngkinhtếtrọngđiểkết qua nét cứ 1% tăng trưởng của 4 vùng kinh tếtrọng điểm sẽ làm GDP của toàn bộ nền kinh tế tăng 0,61% . Trong ảnh: Khu công nghiệp Hiệp Phước 1&2. Ảnh: Lê Toàn

Chỉ dấu sớm từ sự sụt giảm vốn FDI đăng ký mới

Con số giảm đi của vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới trong 8 tháng đầu năm 2022 khiến TS. Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục lo ngại.

“Vấn đề không chỉ nằm ở các con số, mà là câu hỏi chúng ta sẽ thực hiện mục tiêu thu hút “đại bàng” thế nào trong bối cảnh mới”, ông Kiên đặt vấn đề.

Bối cảnh mới, theo ông Kiên, đã rất khác so với thời điểm đầu nhiệm kỳ, khi các chiến lược, kế hoạch thu hút FDI mới nhằm phát huy động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế được xây dựng. Covid-19, xung đột Nga - Ukraine và đặc biệt là chính sách kêu gọi các nhà đầu tư trở về chính quốc đang khiến cuộc cạnh tranh dòng vốn FDI toàn cầu trở nên khốc liệt hơn, nhưng theo một nghĩa khác hẳn so với trước.

“Dường như thời kỳ phân chia sản xuất để tối ưu hóa đang thay đổi, khi các nguồn vốn đang được kêu gọi trở về chính quốc, với lợi ích dân tộc rõ ràng. Khi đọc Đạo luật Khoa học và CHIPS của Mỹ, với gói chi tiêu giá trị 52 tỷ USD, để thúc đẩy hoạt động sản xuất chip tại nước này, tôi hiểu rằng, nếu không có những thể chế đột phá, các nỗ lực thu hút FDI trong nghiên cứu và phát triển các ngành công nghệ của Việt Nam sẽ rất thách thức”, ông Kiên phân tích.

Đạo luật mà ông Kiên nhắc tới được Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ngày 9/8. Trong 52 tỷ USD, 39 tỷ USD được phân bổ cho các ưu đãi trực tiếp nhằm kích thích sản xuất, để thúc đẩy việc xây dựng và mở rộng các nhà máy sản xuất bán dẫn trong 5 năm tới... Động thái này được giới phân tích so sánh với 150 tỷ USD cho bán dẫn - ngành công nghiệp chủ chốt trong kế hoạch 5 năm mới nhất của Trung Quốc. Thậm chí, đang có những phân tích cho rằng, các cường quốc trong sản xuất chip là Trung Quốc, Nga và cả Hàn Quốc sẽ không ngồi yên, sẽ có thêm chính sách để giữ chân các tập đoàn lớn trong ngành sản xuất chip.

Thực ra, ngay thời điểm này, các mô tả trong báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đầu năm của Việt Nam vẫn ghi nhận những tín hiệu tích cực của dòng vốn FDI, nhất là khi con số giải ngân đạt kỷ lục, cao nhất của 8 tháng trong 5 năm qua, với 12,8 tỷ USD. Đây là cơ sở đáng kể cho sự hồi phục mạnh mẽ của ngành chế biến - chế tạo, vốn nhờ nhiều vào dòng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài.

Động lực tăng trưởng mới từ các vùng kinh tế trọng điểm

Sự suy giảm của dòng vốn đầu tư mới là chỉ dấu sớm cho việc cầu thị trường thế giới giảm, khi đó sẽ kéo theo sự sụt giảm của ngành sản xuất, chế biến, chế tạo trong nước.

“Điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, vì FDI tiếp tục là động lực quan trọng”, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định.

Theo ông Cung, dù Việt Nam đang hướng tới nấc thang đổi mới, sáng tạo của quá trình phát triển, nhưng trong ngắn hạn và trung hạn, tăng đầu tư vẫn là động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Điểm khác biệt của giai đoạn này, đó là đầu tư tạo ra giá trị gia tăng, hơn là đầu tư chiều rộng như giai đoạn phát triển trước.

Song, điều này cũng đồng nghĩa cách tiếp cận với đầu tư sẽ phải thay đổi, để tạo động lực tăng trưởng mới cho không chỉ dòng vốn FDI là điều vị chuyên gia kinh tế này muốn nhấn mạnh.

“Tôi muốn tiếp cận theo hướng vùng động lực kinh tế”, ông Cung khuyến nghị tập trung đầu tư cơ chế và nguồn lực vào các vùng kinh tế trọng điểm.

Cách đây vài năm, khi tình trạng ách tắc trong giao thông, hạ tầng kết nối khu vực Đông Nam Bộ nổi lên, giới nghiên cứu kinh tế đã cảnh báo về sự suy giảm tốc độ tăng trưởng của khu vực này. Hiện tại, cho dù tỷ trọng trong GDP cả nước của vùng này vẫn lớn, nhưng vai trò đầu tàu đang giảm đi, khi tốc độ tăng trưởng bình quân đã bắt đầu thấp hơn bình quân cả nước.

Giai đoạn 2016-2020, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 5,65%/năm, vùng Đông Nam Bộ tăng trưởng 5,51%/năm, trong khi cả nước tăng 5,99%/năm. Không chỉ vậy, tốc độ tăng năng suất lao động, thu ngân sách nhà nước của Vùng cũng đang giảm.

Chưa bao giờ những ách tắc, không liên kết, cả hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội, chất lượng nguồn nhân lực... bó buộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam căng thẳng như bây giờ. Nhưng cũng để thấy, chỉ cần gỡ tắc nghẽn, vùng này sẽ bật dậy rất nhanh. Sự khởi sắc trong thu hút đầu tư của các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc sau khi hệ thống giao thông được tập trung đầu tư là minh chứng, cũng là cơ sở thuyết phục cho các quyết sách dành nguồn lực lớn cho đầu tư hạ tầng giao thông của Chính phủ.

CIEM đã tính toán, cứ 1% tăng trưởng của 4 vùng kinh tế trọng điểm sẽ làm GDP của toàn bộ nền kinh tế tăng 0,61%. Quan trọng là, nếu có cơ chế khuyến khích đầu tư sắc nét vào các vùng kinh tế trọng điểm, nhà đầu tư sẽ đến ngay, tạo ra giá trị ngay.

Đặc biệt, đây cũng được coi là lời giải hữu hiệu cho việc thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi ngành nghề của các trung tâm kinh tế đầu tàu cả nước. Hiệu quả lớn hơn nữa, theo ông Cung, là sự tự thúc đẩy khu vực tư nhân chuyển dịch theo yêu cầu phát triển.

Như vậy, tiềm năng phát triển của nền kinh tế sẽ được kích hoạt và khả năng đạt tốc độ tăng trưởng GDP 9-10%/năm một cách bền vững không phải quá xa.

Điểm nghẽn lớn vẫn là thể chế

Ở góc nhìn động lực vùng kinh tế, điểm nghẽn lớn đang được nhìn thấy là sự kết nối và thể chế. Trong Hội nghị lấy ý kiến về Đề án Định hướng phát triển các khu chế xuất - khu công nghiệp (KCX-KCN) TP.HCM giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2040 diễn ra trong nửa đầu tháng 8 vừa qua, nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư đang lo ngại, lưỡng lự khi tính toán kế hoạch đầu tư công nghệ, vì thời gian hoạt động còn lại của một số khu công nghiệp ngắn, có nơi chưa tới 20 năm. Việc thu hút dự ánmới cũng khó khăn vì lý do tương tự, đến mức lãnh đạo Thành phố phải lên tiếng trấn an là không có chủ trương bỏ hay xóa sổ khu công nghiệp, khu chế xuất nào, mà định hướng chuyển đổi cho phù hợp.

Vấn đề là cơ chế chuyển đổi phù hợp là thế nào, để TP.HCM không thể mãi là nơi đến của các ngành thâm dụng lao động, giá trị gia tăng thấp, vì sẽ hết đất cho các ngành, lĩnh vực mới, nhưng cũng không thể để các nhà đầu tư khu công nghiệp, nhà đầu tư các ngành, lĩnh vực truyền thống thua thiệt nếu phải tuân thủ các mệnh lệnh hành chính trong chuyển dịch.

Việc thay đổi công năng các khu công nghiệp cho phù hợp với xu thế phát triển cũng phải được tính toán trên cơ sở lợi ích của cả nhà đầu tư và địa phương, nhanh chóng giải tỏa ách tắc trong phát triển đô thị...

“Nhà nước cần tạo cơ chế để công cụ thị trường phát huy. Nếu nhà đầu tư nhìn thấy họ có thể chuyển dịch được quyền sử dụng, để có được nguồn lực đầu tư mới, có thể tự do lựa chọn đầu tư ở chỗ khác, ngành nghề khác, họ sẽ tính rất nhanh cơ hội cho chính mình, thay vì chờ đợi, thậm chí là gây sức ép để trì hoãn. Việc này cũng sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch lao động phù hợp”, ông Cung nói.

Khi đó, nền tảng để TP.HCM trở thành trung tâm tài chínhmới hiện hữu, là nơi để dòng vốn FDI thế hệ mới lựa chọn. Các vùng kinh tế khác cũng sẽ hưởng lợi lan tỏa từ sự bứt phá của các đầu tàu kinh tế. Đường tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế nhờ vậy cũng dịch chuyển lên nấc thang mới.

Việt Nam đang hướng tới nấc thang đổi mới, sáng tạo của quá trình phát triển, nhưng trong ngắn hạn và trung hạn, tăng đầu tư vẫn là động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Điểm khác biệt của giai đoạn này, đó là đầu tư tạo ra giá trị gia tăng, hơn là đầu tư chiều rộng như giai đoạn trước.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Thời tiết Hà Nội 9.9: Mưa rào kèm giông kéo dài nhiều ngày
  • Trung vệ Duy Mạnh: “Đội tuyển Việt Nam cố gắng thành công như mùa giải 2018”
  • Bán, cầm cố ô tô nở rộ vì dịch
  • Bóng đá phong trào chia sẻ với đồng bào sau cơn bão số 3
  • iPhone 7 sẽ chính thức ra mắt vào ngày 7/9
  • Nâng cao chất lượng chăm sóc, dạy trẻ
  • Quảng Ngãi: Vì sao dự án cầu Trà Khúc 1
  • KCN Liên Hà Thái đón những “cánh đại bàng”
推荐内容
  • Nhận định, soi kèo Fiorentina vs Napoli, 0h00 ngày 5/1: Hướng tới ngôi đầu
  • Tháng 7/2024, vận hành thương mại tuyến metro Bến Thành
  • Đề nghị thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo
  • Quyết tâm tạo chuyển biến
  • Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao nhà ‘Nghĩa tình biên cương’
  • Bayern thắng đậm trận ra mắt Kompany