【kqc1 hôm nay】Đa dạng sinh kế trên đất rừng
(CMO) Ngoài thu nhập từ cây tràm, nông dân xã Nguyễn Phích, huyện U Minh đã năng động chọn nhiều loại cây trồng, vật nuôi phù hợp để xen canh, nhiều nhất là chuối, rau màu, nuôi cá, trồng cây ăn trái và ăn ong. Chỉ tính riêng những nguồn thu này cũng mang về hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Nhờ thức khuya, dậy sớm để chăm bón, tưới tiêu cho mấy liếp hành lá, rau cải nên từ những tháng mùa khô đến nay, vợ chồng anh Phạm Thái Hồng (Ấp 14, xã Nguyễn Phích) vẫn có thu nhập đều đặn. Rau xà lách, bẹ xanh, hành lá bán được giá, 15.000-20.000 đồng/kg, mỗi ngày chỉ trong buổi sáng là có thể thu hoạch 40-50 kg, mang về thu nhập từ 400.000-600.000 đồng. Cũng như những năm trước, cứ khi mưa thấm đất, vợ chồng anh Hồng lại tranh thủ xuống giống thêm vài liếp nữa vì nhiều người đến hỏi mua, không đủ bán. Mỗi năm, chỉ tính riêng thu nhập từ rau màu cũng hơn 70 triệu đồng. Anh Hồng chỉ tay ra phía sau nhà là 10 ha tràm hơn 5 năm, đã được định giá khoảng 1 tỷ đồng.
10 ha rừng của vợ chồng anh Phạm Thái Hồng được định giá hơn 1 tỷ đồng. |
Anh Hồng phấn khởi: “Tôi mua phân lót trong trại nuôi gà bằng đệm lót sinh học, đem về ủ và xử lý, phân huỷ hết vi khuẩn, sau đó trộn với đất để trồng, không cần sử dụng thuốc hoá học mà rau phát triển rất nhanh, xanh tốt, vừa tiết kiệm chi phí, vừa an toàn cho sức khoẻ. Tôi đang xây thêm hố ủ phân từ nhánh, lá tràm, lục bình và cây cối xung quanh nhà để trồng thêm rau màu, chứ bỏ không thì uổng quá. Trong thời gian chờ thu hoạch rừng, tranh thủ trồng rau màu, nuôi gà vịt, cá để vừa có thực phẩm an toàn dùng trong gia đình, vừa bán kiếm thêm thu nhập. Cả tuần vợ tôi đi chợ có 1 lần, tiết kiệm chi tiêu”.
Còn ông Nguyễn Văn Phương, Ấp 13, xã Nguyễn Phích, có 5 ha trồng tràm sắp đến chu kỳ khai thác lần 2. Rút kinh nghiệm lần trước, đợt trồng tràm này, ông Phương trồng theo hình thức thâm canh, kê liếp. Nhờ vậy rút ngắn thời gian khai thác và giá trị cao hơn. 2 ha đất còn lại ông Phương đầu tư cải tạo, tiến hành múc 2 đường kênh, trên bờ trồng chuối, dưới kênh trữ nước, tạo khu vực ngăn phèn hiệu quả. Sau đó, ông lên liếp cao trồng hơn 400 cây ăn trái, như mít, vú sữa, xoài, cà na Thái và đào 8 ao nuôi cá, mỗi ao 300 m2. Ông Phương thả cá rô, trê, điêu hồng. Hiện tại, trung bình mỗi ao có khoảng 1 tấn cá, được thương lái báo giá từ 30.000-40.000 đồng/kg. Sau khi thu hoạch 2 ao được hơn 2 tấn cá, bán được 40 triệu đồng, còn lại 6 ao, nếu trừ chi phí cải tạo ao, con giống, thức ăn, ông Phương sẽ thu được hơn 100 triệu đồng.
Ông Phương chia sẻ: “Nếu không đào đường kênh, đắp bờ, sẽ bị bộng thì mấy ao cá sẽ bị nhiễm phèn sang. Mới mưa xuống là tôi mua khoảng 4 tấn vôi và phân để xử lý phèn. Sống ở đây, muốn nuôi trồng mà không xử lý phèn thì đến cỏ cũng không mọc nổi. Cả chuối lẫn cây ăn trái cũng đều phải cải tạo, bón phân đầy đủ mới trồng được. Dạo này chuối rớt giá rồi nhưng 2 bờ chuối hơn 5 công tầm lớn mỗi tháng bán cũng được 2 triệu đồng. Chưa kể tới mùa ăn ong, mật bán được giá lắm. Mình xen canh với rừng tràm để không phát huy hết giá trị của đất. Bây giờ, có chừng 3 ha đất trong tay là không bao giờ nghèo được”.
Trồng chuối, cây ăn trái và nuôi cá xen canh với trồng tràm, ông Phương đều chú trọng từng khâu cải tạo đất, chọn giống mới đạt hiệu quả cao. |
Phó chủ tịch UBND xã Nguyễn Phích Nguyễn Hồng Biên thông tin: “Nhiều năm nay, việc chuyển đổi trồng tràm quảng canh sang thâm canh, kê liếp đã rút ngắn chu kỳ thu hoạch từ 8 năm xuống còn 5 năm, chất lượng, giá cả tăng từ 15-20%, tạo thuận lợi trong công tác phòng cháy vào mùa khô. Bên cạnh đó, đa dạng mô hình sản xuất dưới tán rừng là định hướng phát triển của chính quyền và Nhân dân, không chỉ tăng hiệu quả kinh tế, cải thiện thu nhập cho người dân khu vực lâm phần, thích ứng với biến đổi khí hậu mà còn góp phần vào sự phát triển chung”.
Nguyễn Phích là xã có địa bàn rộng nhất huyện U Minh, với 20 ấp. Ven sông Cái Tàu có 9 ấp, đời sống người dân đã khấm khá nhờ chuyển dịch sang mô hình lúa - tôm. Còn lại 11 ấp thuộc lâm phần rừng tràm, bằng sự nhạy bén, năng động trong cách nghĩ, cách làm dưới tán rừng, đời sống của người dân đang từng ngày đổi khác. Những căn nhà tường, mái ngói đỏ đua nhau mọc lên, điểm xuyết giữa rừng xanh bạt ngàn, rộng lớn./.
Thảo Mơ
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại Sa Pa
- ·Hà Nội: Thợ sửa tivi, tủ lạnh "đắt khách" sau mưa lũ
- ·Chậm báo cáo giao dịch, Deutsche Bank AG bị phạt 70 triệu đồng
- ·Moscow bác việc dùng vũ khí hóa học, Ukraine tập kích các cơ sở năng lượng Nga
- ·Israel tấn công kho đạn ở Damascus khiến ít nhất 17 người thiệt mạng
- ·Cổ phiếu NVB bị đưa vào diện cảnh báo
- ·Một doanh nghiệp xăng dầu bị phạt gần 100 triệu đồng
- ·Giá xăng dầu hôm nay 18/9/2024: Giá dầu ổn định
- ·Hà Nội tưởng niệm nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- ·Giá cà phê hôm nay 26/9/2024: Giá cà phê tiếp đà tăng cao lập đỉnh mới với Robusta
- ·Vụ cháy 3 người tử vong ở Hà Nội: Người dân bất lực hờ cứu hỏa
- ·Kiev hé lộ ảnh căn cứ Nga bị tấn công, Canada gửi Ukraine lô thiết giáp mới
- ·Cổ phiếu PVB chính thức niêm yết trên HNX
- ·Nghịch lý giá cổ phiếu KLF
- ·Nút home trên iPhone 7 không hoạt động với găng tay
- ·Đà Nẵng: Giá rau củ quả tại chợ truyền thống "neo" ở mức cao
- ·Tổng thống Biden chỉ trích ông Trump, tự hào khi NATO mở rộng sát biên giới Nga
- ·Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
- ·Điều tra nguyên nhân nước suối Đá Bàn ở Đắk Nông bị nhuộm màu đen kịt
- ·Thu giữ gần 2,5 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc