【kèo bóng đá c1 hôm nay】Cấp bách trong việc bảo tồn và phát huy giá trị làm tranh Đông Hồ
Bộ VHTTDL,ấpbáchtrongviệcbảotồnvàpháthuygiátrịlàmtranhĐôngHồkèo bóng đá c1 hôm nay UBND tỉnh Bắc Ninh, Viện VHNT Quốc gia Việt Nam và Sở VHTTDL Bắc Ninh vừa tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế "Bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật tranh dân gian Đông Hồ trong đời sống đương đại". Hơn 100 chuyên gia, nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế đã tham dự sự kiện này.
Nhấn mạnh việc tổ chức hội thảo này có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ gìn, bảo vệ các giá trị của nghệ thuật dòng tranh Đông Hồ trong xã hội đương đại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Văn Phong mong muốn được lắng nghe các ý kiến tâm huyết, khách quan của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nghệ nhân trong việc nghiên cứu di sản tranh dân gian nói chung và công tác bảo vệ, phát huy giá trị nghệ thuật tranh dân gian Đông Hồ trong cuộc sống đương đại nói riêng.
Bà Triệu – tác phẩm trong bộ tranh Vẽ lại tranh dân gian của nghệ sĩ 9X Nguyễn Xuân Lam. |
Bảo vệ nghề truyền thống tranh Đông Hồ là việc làm cấp bách
Phát biểu đề dẫn tại hội thảo, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện VHNT Quốc gia Việt Nam cho biết, nghề làm tranh dân gian Đông Hồ đã được Bộ VHTTDL công nhận trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và được Chính phủ đồng ý xây dựng hồ sơ quốc gia đệ trình UNESCO để đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Tranh Đông Hồ được các nghệ nhân với bàn tay khéo léo tạo nên từ nguyên liệu tự nhiên như giấy dó, lá tre, sò điệp, sỏi màu, hoa hòe. Màu sắc trong tranh Đông Hồ mộc mạc, giản dị với màu cơ bản xanh, vàng, đỏ, trắng, đen. Hơn nữa, tranh Đông Hồ được in trên chất liệu giấy điệp, tạo độ xốp, nổi đã làm những bức tranh mang đặc trưng riêng. Hiện nay, tranh Đông Hồ là một trong những loại hình di sản văn hóa mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa Việt Nam về cái đẹp, triết lý về cuộc sống, cũng như về mặt thẩm mỹ được thể hiện với bố cục hài hòa, màu sắc rực rỡ từ nguyên liệu thiên nhiên.
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân khiến cho việc sản xuất của dòng tranh Đông Hồ ngày càng ít đi. Song nguyên nhân chính vẫn là thị trường tiêu thụ trong nước đã bão hòa, trong khi thị trường quốc tế chưa mở rộng. Người làm tranh còn thiếu vốn để đầu tư cơ sở sản xuất, nhà trưng bày để quảng bá sản phẩm... Một nguyên nhân khác là nhiều thợ giỏi của Đông Hồ đã di dời đến nhiều nơi để kiếm sống hay chuyển sang đầu tư làm nghề khác cho thu nhập cao hơn. Thị trường tiêu thụ của tranh Đông Hồ hiện nay chủ yếu là khách du lịch, nhà sưu tập tư nhân hay viện nghiên cứu, trung tâm văn hóa, bảo tàng ở các nước… với số lượng không nhiều. Bởi vậy, nguy cơ thất truyền của làng nghề này trong tương lai rất lớn.
Sau rất nhiều nỗ lực của cơ quan ban ngành và nghệ nhân, hiện nay chỉ còn 3 nghệ nhân làm tranh Đông Hồ tại Việt Nam.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho rằng cần có những biện pháp gần gũi, cấp bách để bảo tồn và phát huy. "Chúng ta cần thực hiện truyền nghề cho lớp trẻ đồng thời duy trì được số lượng nghệ nhân làm tranh bởi đây là lực lượng giữ hồn cốt cho tranh Đông Hồ. Bên cạnh đó, để thu hút người mua tranh, việc đa dạng hóa các sản phẩm để công chúng có nhiều lựa chọn khi chơi tranh cũng là bài toán cần được tính tới”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn nói.
1.jpeg |
Nâng cao các sản phẩm mỹ nghệ ứng dựng tranh Đông Hồ
Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Văn Đáp( Sở VHTTDL Bắc Ninh) cho biết, việc bảo vệ, giữ gìn nghề làm tranh dân gian này là vấn đề cấp thiết. "Trước mắt, các sở, ban, ngành tỉnh Bắc Ninh cần đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá giá trị của tranh dân gian Đông Hồ trong nhà trường, các địa điểm du lịch và các phương tiện thông tin đại chúng những cái hay, cái đẹp của tranh dân gian Đông Hồ so với các dòng tranh khác. Bên cạnh đó, tỉnh hỗ trợ các gia đình, nghệ nhân làm tranh Đông Hồ mở rộng cơ sở sản xuất, miễn hoặc giảm thuế thuê đất giá rẻ và tìm đầu ra cho sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ...
Về lâu dài, tỉnh Bắc Ninh cần phát triển mô hình du lịch cộng đồng, kết hợp các tour, tuyến du lịch văn hóa tâm linh và du lịch làng nghề. Cùng với đó, tỉnh cần hoàn thiện hệ thống giao thông, nâng cấp các dịch vụ du lịch, gìn giữ môi trường sinh thái, cảnh quan không gian làng nghề. Cùng với đó là nâng cao chất lượng đội ngũ làm nghề theo hướng chuyên môn hóa, phát triển, hỗ trợ phát triển những Câu lạc bộ làm tranh Đông Hồ trẻ...", TS. Nguyễn Văn Đáp chia sẻ.
ThS. Nguyễn Thăng Long, Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội cho rằng, hiện nay, một số sản phẩm ứng dụng tranh Đông Hồ không phù hợp gây phản cảm, hiệu ứng mỹ thuật thấp. Một số sản phẩm ứng dụng bị phá cách, mất đi cái hồn của tranh Đông Hồ. Do vậy, cần nâng cao vai trò công tác quản lý văn hóa trong các sản phẩm mỹ nghệ ứng dựng tranh Đông Hồ, trong đó, công tác thanh tra, thẩm định nghệ thuật, giám sát việc ứng dụng tranh là yếu tố then chốt.
Bắc Ninh là vùng đất cổ, có một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng như nghệ thuật trình diễn dân gian, lễ hội, làng nghề truyền thống, ẩm thực, tranh dân gian... Những di sản này thể hiện đời sống, sinh hoạt văn hóa tinh thần phong phú của người dân vùng đất Kinh Bắc. Làng tranh Đông Hồ (xưa gọi là làng Mái), thuộc thôn Đông Khê, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành là cái nôi của nghề làm tranh dân gian. Tranh Đông Hồ là một loại hình nghệ thuật truyền thống có từ lâu đời, được cộng đồng người dân nơi đây sáng tạo, kết tinh, phát triển và tồn tại cho đến nay. Trước đây, làng tranh Đông Hồ có 17 dòng họ làm tranh. Sau năm 1945, các dòng tranh dân gian Đông Hồ cùng với Hàng Trống, Kim Hoàng bị suy thoái, đứng bên bờ phá sản. Khi ấy, làng Đông Hồ chỉ còn 3 gia đình nghệ nhân duy trì nghề làm tranh. Đến năm 1990, một số nghệ nhân như Nguyễn Đăng Chế, Nguyễn Hữu Sam đã sưu tầm tranh và các bản khắc chế để khôi phục lại dòng tranh dân gian Đông Hồ. Đến nay, nghề làm tranh dân gian Đông Hồ đã được các cấp, các ngành quan tâm khôi phục, bảo vệ và phát huy giá trị trong cuộc sống đương đại. Năm 2013, nghề làm tranh dân gian Đông Hồ được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Năm 2014, UBND tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt Đề án "Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tranh dân gian Đông Hồ, huyện Thuận Thành, giai đoạn 2014-2020, định hướng đến năm 2030", Dự án "Xây dựng Trung tâm bảo tồn và phát huy giá trị tranh dân gian Đông Hồ. UBND tỉnh Bắc Ninh đang chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá về tranh dân gian Đông Hồ; chủ trì phối hợp xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia trình UNESCO đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
|
Tình Lê
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Choáng ngợp với đại bản doanh hình đĩa bay mới của Apple
- ·Bồi dưỡng kiến thức về xây dựng Đảng cho đại diện 250 cơ quan thông tấn, báo chí
- ·Nhiệt huyết và trách nhiệm với nghề báo
- ·Quyết tâm của thị trấn Bảy Ngàn
- ·Từ 15/8, người bán xe không nộp lại giấy đăng ký và biển số sẽ bị phạt
- ·Chuẩn bị đón tết trong an toàn, tươi vui
- ·Áo xanh giữ vững “vùng xanh”
- ·Phát động Hội thi ảnh Áo dài online lần thứ III
- ·Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
- ·Hiệu quả từ mô hình gắn kết hội viên phụ nữ
- ·Ngành Tài chính: Thành công lớn khi vượt thu trong bối cảnh hỗ trợ tối đa cho nền kinh tế
- ·Phát triển khá, kiểm soát tốt dịch Covid
- ·Kế hoạch xây dựng Khu trù mật Vị Thanh
- ·Tập trung cho đại hội cựu chiến binh cấp cơ sở
- ·Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
- ·Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh: Đạt và vượt 9/10 chỉ tiêu nhiệm kỳ
- ·Sức trẻ cống hiến
- ·Tập trung cho công tác tổ chức Đại hội Công đoàn
- ·Đà Nẵng chỉ đạo kiểm tra vụ nhân viên pháp y cản xe chở thi thể về quê
- ·Thị xã Long Mỹ: Nhiều hoạt động trong Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè