【đội hình sporting gặp sc braga】Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,8%
Làm gì để đa dạng hoá chuỗi cung ứng?ỉsốtiêuthụtoànngànhcôngnghiệpchếbiếnchếtạotăđội hình sporting gặp sc braga Sản xuất công nghiệp tăng trưởng trên diện rộng Gần 80,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới |
Hoạt động sản xuất tại nhà máy nhựa tái chế Duy Tân. Ảnh: DN cung cấp |
Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 6 tháng đầu năm 2024 của Bộ Công Thương cho thấy, tiếp nối đà phục hồi từ cuối năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy sự khởi sắc và có đóng góp tích cực đối với kết quả tăng trưởng chung của cả nền kinh tế.
Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 6 tháng qua ước tính tăng 7,54% so với cùng kỳ năm trước (quý 1 tăng 6,47%; quý 2 tăng 8,55%); trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,67% (quý 1 tăng 7,21%; quý 2 tăng 10,04%), đóng góp 2,14 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Việt Nam đã tăng mạnh lên 54,7 điểm trong tháng 6, so với mức 50,3 điểm của tháng 5, cho thấy sức khỏe ngành sản xuất cải thiện tháng thứ ba liên tiếp, đồng thời cho thấy các điều kiện kinh doanh đã mạnh lên đáng kể. Tăng trưởng trong ngành sản xuất đã gia tăng mạnh vào cuối quý 2.
Do vậy, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 6/2024 mặc dù ước tính tăng nhẹ so với tháng trước (ước tăng 0,7%) nhưng so với cùng kỳ năm trước tăng tới 10,9%. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo ước tăng 12,6%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 13,7%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 8%; riêng ngành khai khoáng giảm 7,7%.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo ước tăng 8,5%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 13%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,3%; riêng ngành khai khoáng giảm 5,5%.
Đáng chú ý, sản xuất công nghiệp tăng trưởng trên diện rộng với 56/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm trước, chỉ có 7 địa phương có IIP giảm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 25 địa phương tăng trưởng cao ở mức hai con số như: Khánh Hòa tăng 46,4%; Bắc Giang tăng 26,5%; Hải Phòng tăng 15,2%; Quảng Ninh tăng 13,3%...
Chỉ số sản xuất 6 tháng đầu năm 2024 của một số ngành công nghiệp trọng điểm cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 29,0%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 19,8%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 18,5%; sản xuất thiết bị điện tăng 17,8%; hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng tăng 17,4%; khai thác quặng kim loại tăng 16,7%. Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 13,1%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 13,0%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 8,6%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 6,5%.
Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm: khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 11,7%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị giảm 9,2%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 3,0%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 1,7%.
Theo Bộ Công Thương, một số sản phẩm công nghiệp chủ lực 6 tháng đầu năm 2024 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: thép thanh, thép góc tăng 34,5%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 18,4%; thép cán tăng 17,3%; phân hỗn hợp NPK tăng 13,7%; điện sản xuất tăng 12,2%.
Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: khí hóa lỏng LPG giảm 18,5%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 16,0%; tivi giảm 9,6%; dầu mỏ thô khai thác giảm 6,6%; bia hơi, sắt thép thô và điện thoại thông minh cùng giảm 4,1%; alumin giảm 3,9%; ô tô giảm 3,2%.
Đáng chú ý, 6 tháng đầu năm 2024, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ năm trước giảm 2,2%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 6 tháng đầu năm 2024 là 76,9% (bình quân sáu tháng đầu năm 2023 là 83,1%).
Bộ Công Thương đánh giá, trong 6 tháng đầu năm 2024, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước, trong khi chỉ số tồn kho giảm là những tín hiệu tích cực cho thấy sự phục hồi của sản xuất công nghiệp.
Đồng thời, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/6/2024 tăng 1,1% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 3,8% so với cùng thời điểm năm trước cho thấy số lượng đơn đặt hàng mới tăng, các doanh nghiệp sản xuất có nhu cầu tăng sản lượng và tăng số lượng lao động.
(责任编辑:Thể thao)
- ·SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt mức 15% trong năm 2025
- ·Lạng Sơn tăng cường quản lý thuế đối với cá nhân, hộ kinh doanh khu vực biên giới
- ·Cậu học sinh lớp 11 mách bạn cách chữa vảy nến và giải pháp từ Kim Miễn Khang
- ·Hải quan Nghệ An phối hợp bắt gần 1 tạ pháo lậu
- ·Phạm nhân trộm xe máy của cán bộ trại giam thoát ra ngoài
- ·Chiến thuật lạ từ lời mời Chủ tịch Trung Quốc dự lễ nhậm chức của ông Trump
- ·Người có 2 hợp đồng lao động thì đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo hợp đồng nào?
- ·Tỷ giá Euro hôm nay 15/8/2023: Giá Euro chợ đen giảm 78,53 VND/EUR chiều bán
- ·Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2023
- ·Chả bò Đà Nẵng
- ·Tấn công hàng loạt các trang mạng hàng đầu của Mỹ
- ·Giải mã lý do Iran 'bất động' liên quan đến sự sụp đổ của chính quyền Assad
- ·Bắt 2 vụ vận chuyển nội tạng lợn nhập lậu từ Trung Quốc
- ·Ông Biden điện đàm với lãnh đạo Ukraine
- ·Nhật Bản: Núi lửa Sakurajima phun trào, tạo cột khói bụi cao 3.400m
- ·Manulife Việt Nam kết nối khách hàng và đội ngũ tư vấn tài chính với không gian làm việc mới
- ·Thẩm phán New York lệnh thẩm vấn ông Trump và hai con
- ·Taxi truyền thống vào cuộc chiến mới
- ·Infographics: Công tác cổ phần hóa, sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2024
- ·Khoan gầm thùng xe bán tải để giấu 340 kg pháo