Tại Hội thảo Hạ tầng,àNộicầnphảicóHệthốnggiaothôngthôkqbd nhat ban kết nối thuộc khuôn khổ sự kiện Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam – châu Á 2023, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Đỗ Việt Hải cho biết, ở thời điểm hiện tại, hạ tầng giao thông của Hà Nội đang chịu sức ép rất lớn khi tính tới tháng 6/2023, tổng số phương tiện cá nhân đã đạt tới con số gần 8 triệu với mức độ gia tăng của xe máy là 4-5%/năm và ô tô là 7-10%/năm.
Tuy nhiên quỹ đất dành cho hạ tầng giao thông chỉ đạt 12-13%, kém rất nhiều so với con số 23-26% theo quy định của Hà Nội nên tình trạng ùn tắc giao thông cũng như ô nhiễm môi trường là không thể tránh khỏi.
Để giải bài toán trên, cũng như hướng tới việc xây dựng Hà Nội thành đô thị thông minh, mới đây Sở GTVT đã hoàn thiện Đề án xây dựng hệ thống giao thông thông minh thành phố Hà Nội.
Đây được xem là cơ sở quan trọng nhằm hình thành hệ thống giao thông thông minh, quản lý hiệu quả hơn hoạt động giao thông của thành phố cũng như tiết kiệm tối đa chi phí cho ngân sách phải bỏ ra cho lĩnh vực giao thông. Bên cạnh đó là phát triển giao thông công cộng bền vững cũng như dữ liệu được tích hợp và chia sẻ.
Để thực hiện các mục tiêu trên, Hà Nội cần phải có một Hệ thống giao thông thông minh (ITS). Hệ thống này giúp tăng cường thông tin giao thông và nâng cao hiệu quả quản lý điều hành.
Phát triển cơ sở hạ tầng cho ITS sẽ giúp dữ liệu được dùng chung cũng như chia sẻ tới các chủ thể tham gia khai thác dữ liệu như các sở, ngành … Qua đó sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho việc quản lý cũng như khai thác dữ liệu giao thông.
Cũng theo ông Đỗ Việt Hải, kiến trúc ITS của Hà Nội sẽ gồm 4 cấu phần chính và lấy người dân làm trung tâm. Khi đó người dân có thể thông qua thiết bị thông minh như smartphone để cài đặt các ứng dụng giao thông thông minh và thanh toán qua điện thoại (thẻ, tài khoản ngân hàng hay ứng dụng thanh toán trực tuyến…).
Phương tiện giao thông tích hợp thiết bị thông minh từ ô tô con, xe khách cho đến xe máy, xe đạp …
Cấu phần quan trọng khác là Trung tâm điều hành, giám sát giao thông thành phố sẽ thực hiện các nhiệm vụ như: Quản lý giao thông, quản lý khẩn cấp, quản lý bảo trì bảo dưỡng, thông tin giao thông, quản lý dữ liệu …
Việc thu thập dữ liệu được thực hiện thông qua camera giám sát, đèn tín hiệu giao thông, bãi đỗ xe, cảm biến IoT … cũng như quá trình xử lý thông tin sẽ có sự trợ giúp của trí thông minh nhân tạo (AI) nhằm đưa ra quyết định.
Về chiến lược trụ cột, Đề án xây dựng hệ thống giao thông thông minh thành phố Hà Nội xác định tăng cường thông tin là ưu tiên hàng đầu với tiêu chí giàu, nhanh và chính xác. Các thông tin sẽ được thu thập qua nhiều nguồn như App Hanoi maps, hệ thống thông tin trên phương tiện công cộng, hệ thống thông tin tại điểm công cộng …
Bên cạnh đó là nâng cao hiệu quả quản lý điều hành giao thông thông qua các hệ thống giám sát, hệ thống điều khiển, hệ thống điều hành giao thông công cộng. Ngoài ra là phát triển cơ sở hạ tầng ITS thông qua Trung tâm điều hành giao thông tích hợp, hệ thống bảng báo điện tử, đèn tín hiệu, Hệ thống camera, cảm biến …
Nói về lộ trình phát triển ITS của Hà Nội, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Đỗ Việt Hải cho biết, trong giai đoạn 2024-2026, sẽ hoàn thành nâng cấp Trung tâm quản lý điều hành Giao thông công cộng thành Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố. Xây dựng bản đồ số giao thông thành phố cùng các lớp cơ bản.
Bên cạnh đó là đầu tư, lắp đặt các thiết bị giám sát, điều hành giao thông, xây dựng phần mềm ứng dụng thông tin giao thông thành phố Hanoi Map cũng như triển khai Thẻ vé liên thông.
Trong giai đoạn 2027-2030, ưu tiên hàng đầu là Xây dựng Trung tâm điều hành giao thông thông minh tích hợp của thành phố Hà Nội. Tiếp tục đầu tư, lắp đặt các thiết bị giám sát, điều hành giao thông. Khảo sát, dự báo nhu cầu giao thông thành phố phục vụ công tác quy hoạch, tổ chức giao thông.
Ngoài ra là triển khai dự án Thu phí nội đô giai đoạn 1.
Đối với giai đoạn 2030-2045, Hà Nội sẽ đẩy mạnh việc xây dựng phần mềm mô phỏng trực tuyến Bản sao số cho hệ thống giao thông thành phố. Nâng cấp Trung tâm điều hành giao thông thông minh tích hợp của thành phố Hà Nội. Hoàn thành đầu tư, lắp đặt các thiết bị giám sát, điều hành giao thông và tiến hành thu phí nội đô giai đoạn 2.
Ông Đỗ Việt Hải cho rằng, để hoàn thiện việc xây dựng hệ thống giao thông thông minh thành phố cần rất nhiều sự trợ giúp từ cơ chế, chính sách của Hà Nội nói riêng và Trung ương nói chung.
Bên cạnh việc cần có các tiêu chuẩn rõ ràng về việc kết nối, liên thông dữ liệu thì cơ chế khuyến khích hợp tác công – tư trong xây dựng, vận hành các cấu phần của hệ thống giao thông thông minh cũng rất cần thiết. Bởi cơ chế này sẽ giúp giảm thiểu tối đa chi phí mà ngân sách phải bỏ ra khi xây dựng giao thông thông minh.
Nói về hiệu quả thực tế của Hệ thống giao thông thông minh, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Đỗ Việt Hải nêu ra ví dụ về thẻ vé liên thông vừa được Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng TP Hà Nội đưa vào triển khai.
Theo tính toán, hệ thống này sẽ giúp tiết kiệm được chi phí cho 4.000 người lao động bán vé trên xe buýt. Từ đó tiết kiện được khoảng 300 tỷ đồng/năm, trong khi chi phí mà Hà Nội phải bỏ ra để thuê ngoài chỉ là 60 tỷ/năm, đây là con số rất lớn.
Ngoài ra, việc thẻ vé liên thông cũng sắp được đưa vào triển khai, khi đó người dân chỉ cần một thẻ là có thể đi được tất cả các phương tiện công cộng. Hay như người dân trên 60 tuổi có thể sử dụng Căn cước công dân để tham gia sử dụng phương tiện công cộng thay vì các loại thẻ riêng biệt.