【lịch thi đấu ngày】TP.HCM: Tăng cường công tác chống chuyển giá trốn thuế
Theăngcườngcôngtácchốngchuyểngiátrốnthuếlịch thi đấu ngàyo đó, sẽ kiểm tra việc kê khai thuế của các chi nhánh thuộc tỉnh khác hoạt động trên địa bàn; kiểm tra các cơ sở thuộc ngành thương mại, dịch vụ, ăn uống, các hoạt động giải trí cao cấp kê khai lỗ; các doanh nghiệp có doanh thu lớn nhưng số thuế nộp không tương xứng.
Chuyển giá để trốn thuế
Theo nhận định của Cục Thuế thành phố, hiện nay tình trạng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại thành phố, chủ yếu là các ngành sản xuất gia công hàng xuất khẩu như may mặc, túi xách, da giầy báo cáo thua lỗ liên tục qua nhiều năm, thậm chí một số doanh nghiệp có số lỗ vượt quá vốn chủ sở hữu nhưng vẫn mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh gấp hai, ba lần so với ban đầu. Đây là một dấu hiệu không bình thường.
Hiện tượng khá phổ biến là định giá quá cao nguyên vật liệu mua vào, định giá quá thấp đối với hàng hóa bán ra trong các giao dịch liên kết nhằm chuyển thu nhập và lợi nhuận từ nước có thuế suất cao sang nước có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thấp là cách các DN FDI thực hiện để tránh thuế. Một số DN FDI nhập khẩu nguyên liệu máy móc đầu vào từ công ty mẹ ở mức giá cao, sau đó, họ bán lại hàng hóa sản xuất tại Việt Nam cho công ty mẹ với giá thấp. Với cách làm này, các DN tránh phải nộp thuế TNDN tại Việt Nam. Các DN FDI cũng kê tăng giá nhập khẩu nguyên liệu máy móc thiết bị từ công ty mẹ ở nước ngoài, khi bán sản phẩm ra với giá thấp cũng làm mức nhập siêu tăng lên. Hậu quả của việc này là làm cho giá thành sản phẩm của họ sản xuất ra trở nên cao hơn thực tế. Ngoài ra, công ty mẹ ở nước ngoài còn phân bổ chi phí phát sinh ở nước ngoài như quảng cáo, tiếp thị, nghiên cứu, phí lãi vay, bản quyền… cho công ty con ở Việt Nam. Những hành vi trên mục đích nhằm tối thiểu hóa việc phát sinh thu nhập chịu thuế ở Việt Nam.
Tăng cường kiểm tra, thanh tra
Nguy hiểm là tình trạng này kéo dài không chỉ làm thất thu ngân sách mà còn ảnh hưởng đến chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Nhà nước ta; tạo ra môi trường đầu tư, kinh doanh, cạnh tranh không bình đẳng với DN khác; từng bước thôn tính các doanh nghiệp trong nước trong liên doanh liên kết; tăng nhập siêu và tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn xã hội (do báo cáo lỗ nên tìm cách không nâng lương, thưởng cho công nhân, dẫn đến các cuộc đình công, bãi công)...
Trước thực trạng này, một mặt Cục Thuế TP HCM mời các đối tượng thuộc diện này đến trao đổi, xác định nguyên nhân thua lỗ, đấu tranh đề nghị DN kê khai điều chỉnh đơn giá, điều chỉnh doanh thu. Mặt khác, ngành đã xây dựng kế hoạch thanh tra, danh sách kiểm tra trên cơ sở phân tích rủi ro, tập trung vào các doanh nghiệp thường xuyên kê khai lỗ, không phát sinh số thuế phải nộp, xin hoàn thuế giá trị gia tăng với số thuế lớn, số lỗ lũy kế quá số vốn chủ sở hữu nhưng vẫn tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, các DN chuyển giá thông qua việc kinh doanh mua bán hàng hóa dịch vụ với công ty liên kết…
Bằng việc nghiên cứu phân tích kỹ hồ sơ trước và trong thời gian thanh tra, đầy đủ các cơ sở pháp lý theo quy định, thu thập chứng cứ và đối chiếu xác minh rõ ràng, qua đấu tranh kiên quyết với những DN có hoạt động chuyển giá, bước đầu đã truy thu, phạt thuế một số DN. Năm 2010 thanh tra 90 DN, kết quả tổng số giảm lỗ là 1.637 tỷ đồng, truy thu và phạt số tiền 360,9 tỷ đồng. 11 tháng năm 2011, thanh tra 203 doanh nghiệp, kết quả điều chỉnh giảm lỗ là 1.784 tỷ đồng, truy thu và phạt 1.079 tỷ đồng… Việc tập trung thanh tra các DN kê khai lỗ bước đầu đã có tác dụng, đánh động đến các DN thường xuyên khai lỗ. Một số trường hợp DN đã điều chỉnh lại giá bán, giá gia công sau khi thanh tra.
Những giải pháp trước mắt và lâu dài
Từ những kết quả bước đầu này, ngành thuế TP HCM đang tích cực làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực trình độ của cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế nhằm thực hiện tốt hơn trong thời gian tới. Theo ông Nguyễn Trọng Hạnh, Phó Cục Trưởng Cục Thuế TP. HCM, Nhà nước cần luật hóa công tác chống chuyển giá; cần thiết ban hành quy định thành chính sách đối với các trường hợp có quan hệ kinh doanh liên kết sau một thời gian nhất định không tự điều chỉnh hoặc không phát sinh thu nhập tính thuế trong thời gian 3 năm từ khi thành lập, sẽ phải nộp theo một tỷ lệ nhất định như đối với thuế nhà thầu; Bộ Tài chính cần thành lập hệ thống chỉ đạo công tác chống chuyển giá xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương…
Trước mắt, Cục Thuế thành phố đã đề nghị Tổng cục Thuế nên tổ chức bộ phận chuyên môn về công tác chống chuyển giá; tăng cường công tác thông tin; trực tiếp tổ chức thanh tra chống chuyển giá và đúc kết phổ biến kinh nghiệm trên cả nước; tổ chức đào tạo nghiệp vụ về công tác đấu tranh chống chuyển giá chuyên sâu. Đồng thời đề nghị thông báo cho các cơ quan ngoại giao danh sách các doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng về chuyển giá…/.
Hà Huy Hiệp
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Nhân viên quán karaoke ở Đà Nẵng chém khách tử vong
- ·Những lợi thế ‘bảo chứng’ tiềm năng đầu tư của shophouse An Cựu City
- ·Kích hoạt mã xanh cho các thế hệ người Việt Nam
- ·Sắp công bố báo cáo thị trường bất động sản liên quan đấu giá đất Thủ Thiêm
- ·Cháy nhà ở trung tâm TP.HCM, 2 người tử vong
- ·Khám phá những ngôi nhà kỳ quặc đến mức khó tin
- ·Bố trí phòng làm việc hợp phong thủy tại nhà trong năm mới
- ·SIC khai trương nhà mẫu Thảo Điền Green
- ·Kiến nghị bỏ bảo hiểm bắt buộc với xe máy
- ·Phòng tắm cũ kỹ ‘lột xác’ bất ngờ nhờ cách phối màu đơn giản
- ·Giải thưởng Sao Khuê 2025: Tìm kiếm và giới thiệu những sản phẩm khoa học, công nghệ xuất sắc
- ·Cải tạo nhà nhỏ 90 năm tuổi thành căn hộ 5 phòng siêu xinh
- ·Nhà thầu lái máy xúc phá chung cư thợ xây giật đổ mái nhà
- ·Doanh nghiệp BĐS thời 4.0: Chuyển đổi số để phát triển
- ·Gương mẫu, trách nhiệm
- ·31 khối chung cư xếp tầng chi chít tổ ong ở Singapore
- ·Hà Nội chuyển công an điều tra vi phạm về quỹ bảo trì chung cư
- ·Trải nghiệm trọn vẹn ở căn hộ nghỉ dưỡng 1PN+1 Sun Marina Town
- ·5 học sinh tắm sông, 2 em bị nước cuốn mất tích
- ·Vợ chồng trẻ xây nhà cấp 4 với phương châm ‘miễn tiếp khách’