【bảng xếp hạng vô địch nhật bản】Lọc dầu Vũng Rô khởi động dự án mới
Khởi động dự ánsản xuất chế phẩm dầu mỏ
Công ty TNHH Dầu khí Vũng Rô,ọcdầuVũngRôkhởiđộngdựánmớbảng xếp hạng vô địch nhật bản chủ đầu tưDự án Lọc dầu Vũng Rô vừa “bắt tay” đối tác DenimoTech, một tập đoàn chuyên sản xuất và cung cấp các giải pháp chìa khóa trao tay cho ngành chế phẩm phụ từ dầu mỏ để triển khai đầu tư nhà máy sản xuất chất kết dính bitum (nhựa chống thấm, nhựa đường) tại Việt Nam.
Thông tin vừa được công bố cho biết, với sự hỗ trợ của DenimoTech về giải pháp công nghệ, Công ty TNHH Dầu khí Vũng Rô sẽ tiến hành xây dựng nhà máy sản xuất chất kết dính bitum, sử dụng công nghệ xanh từ Đan Mạch. Dự án được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những nhà máy sản xuất chất kết tính bitum và bitum polime biến tính hiện đại bậc nhất và thân thiện với môi trường.
Dự án hạ tầng giao thông được xem là thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm kết dính bitum khi nhà máy của Công ty TNHH Dầu khí Vũng Rô đi vào vận hành. Ảnh: Đức Thanh |
Theo thỏa thuận, Dự án có dung tích lưu trữ 12.000 tấn trong giai đoạn I và nâng lên 30.000 tấn trong giai đoạn II.
Ông Kirill Korolev, Tổng giám đốc Công ty TNHH Dầu khí Vũng Rô cho rằng, Dự án sẽ hỗ trợ đáng kể trong việc cung cấp nguyên liệu phục vụ phát triển kết cấu hạ tầng tại Việt Nam.
“Đường bộ, cảng biển, sân bay là những công trình phản ánh sự phát triển kinh tếcủa một quốc gia. Thông qua dự án này, Công ty muốn đóng góp một phần vào sự phát triển thịnh vượng của Việt Nam”, ông Kirill Korolev nhấn mạnh.
Lãnh đạo Tập đoàn Bitumina (chủ quản của Công ty DenimoTech) cho biết, cùng với các đối tác, các nhà cung ứng hàng đầu đến từ Đan Mạch sẽ trang bị cho Công ty Dầu khí Vũng Rô những thiết bị và công nghệ tiên tiến nhất, đưa ra các giải pháp phù hợp hơn về thiết kế, giúp tăng tuổi thọ đường bộ cũng như khắc phục các vấn đề kỹ thuật của ngành xây dựng Việt Nam.
Dù không tiết lộ số vốn đầu tư cụ thể cho 2 giai đoạn, nhưng đại diện Công ty TNHH Dầu khí Vũng Rô cho biết, khoản đầu tư này lên tới hàng trăm triệu USD.
Dự án này dự kiến sử dụng các chế phẩm từ Nhà máy Lọc dầu Vũng Rô để sản xuất bitum. Tuy nhiên, ông Rene Ziegler, Tổng giám đốc Công ty DenimoTech cho biết, trước mắt, Nhà máy sẽ nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm nhựa phục vụ thi công cầu đường.
Giai đoạn I của Dự án sẽ được triển khai ngay trong năm 2018, dự kiến đi vào sản xuất vào năm 2019.Giai đoạn II dự kiến hoàn thành trong năm 2020.
Kỳ vọng vào doanh thu từ thị trường Việt Nam
Công ty TNHH Dầu khí Vũng Rô cho biết, không phải ngẫu nhiên, mà Công ty lựa chọn Tập đoàn Bitumina (chủ quản của Công ty DenimoTech) làm đối tác cung cấp các giải pháp công nghệ cho Dự án sản xuất bitum tại Việt Nam.
DenimoTech là một trong những nhà sản xuất và cung cấp trang thiết bị, máy móc công nghiệp hàng đầu thế giới để sản xuất ra các sản phẩm gốc bitum dành cho ngành xây dựng cầu đường, lọc, chống thấm, lớp phủ.., đó là lý do DenimoTech được chọn là nhà thầucông nghệ chính của dự án triệu USD này.
Theo dự kiến, Nhà máy sẽ sản xuất bitum polimer biến tính (PMB) công nghệ cao, tuân thủ các tiêu chuẩn của Việt Nam cũng như tiêu chuẩn Superpave được sử dụng rộng rãi tại Mỹ.
Ông Kirill Korolev cũng khẳng định, Superpave là khuôn khổ hoàn thiện và tiến bộ nhất trên thế giới về thi công đường bộ với các tiêu chuẩn kỹ thuật bitum tân tiến nhất và Nhà máy Vũng Rô cũng có khả năng sản xuất với công suất lên đến 50.000 tấn bitum lỏng/năm cho thi công đường bộ.
Có quy mô nền kinh tế không lớn, nhưng Việt Nam lại là một trong những nước dẫn đầu về đầu tư cho kết cấu hạ tầng. Đây là lý do khiến các nhà đầu tư quyết bỏ vốn đầu tư nhà máy sản xuất nhựa đường, chất kết dính bitum…
Số liệu của Ngân hàngphát triển châu Á (ADB) cho thấy, đầu tư cho kết cấu hạ tầng ở cả khu vực nhà nước và tư nhân tại Việt Nam đạt khoảng 5,7% GDP trong những năm gần đây, cao nhất trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ hai tại châu Á (sau Trung Quốc).
Trong khi đó, các nước như Philippines hay Indonesia hiện chi dưới 3% GDP để phát triển kết cấu hạ tầng. Với Thái Lan và Malaysia, con số này ở mức dưới 2%.
Như vậy, với việc công bố Dự án sản xuất chất bitum, Công ty TNHH Dầu khí Vũng Rô đánh giá Việt Nam sẽ là thị trường chiến lược để gia tăng sản lượng cung ứng cũng như thâm nhập thị trường khu vực.
Nhà đầu tư này cũng khẳng định, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với nhu cầu còn tăng về nhựa đường để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ, đường cao tốc. Việt Nam sẽ là thị trường chiến lược để Công ty tiếp cận nhanh chóng các thị trường khác, như Lào và Campuchia…
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
- ·Hạnh phúc gia đình – Khởi đi từ sự cân bằng và tử tế
- ·Đình chỉ công tác tổng giám đốc SAGRI Lê Tấn Hùng
- ·Hai tân Phó chủ tịch UBND TP.HCM được phân chia lĩnh vực phụ trách
- ·Samsung sẽ trải qua quý thứ bảy liên tiếp sụt giảm doanh thu
- ·Cảnh cáo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công
- ·Từ hôm nay (29/5), Hà Nội dừng tổ chức hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng tập trung
- ·Chị em ở Hội Phụ nữ ai cũng đau lòng...
- ·Trò chơi Pokemon Go chính thức cập bến thị trường Việt Nam
- ·Chính phủ xây dựng cơ chế điều phối vùng đủ mạnh cho ĐBSCL
- ·Một chủ tịch huyện ở Thừa Thiên Huế vi phạm nồng độ cồn
- ·Bộ Chính trị hoàn thành chương trình làm việc với 67/67 đảng bộ trực thuộc trung ương
- ·Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển làm việc với Bộ Tài chính
- ·Tài chính thực hiện tốt vai trò mở đường, thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng
- ·Samsung có thể mất tới hơn 1 tỷ USD chi phí thu hồi Note 7
- ·Trưa ngày 21/5 có thêm 50 ca mắc Covid
- ·Thủ tướng Nhật Bản: Việt Nam đóng vai trò trọng yếu và là địa điểm thích hợp nhất
- ·UBKT Quân ủy Trung ương kiểm tra Đảng ủy Bộ đội Biên phòng
- ·Nhận định, soi kèo Casa Pia vs Famalicao, 01h00 ngày 6/1: Nối dài mạch thắng
- ·Hà Nội có nữ Trưởng ban Dân vận Thành uỷ mới