【amazing gút chóp la gì】APEC cần chú trọng đồng đều cả ba trụ cột của bao trùm
Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao,ầnchútrọngđồngđềucảbatrụcộtcủabaotrùamazing gút chóp la gì Chủ tịch SOM APEC 2017 Bùi Thanh Sơn phát biểu khai mạc diễn đàn |
Phát biểu khai mạc diễn đàn, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ tịch SOM APEC 2017- Bùi Thanh Sơn- nhấn mạnh, trong khi APEC đã có rất nhiều nỗ lực thúc đẩy phát triển bao trùm, thì những gì APEC đã làm được vẫn còn cách xa mong đợi của người dân. APEC chưa hình thành các chính sách toàn diện để thúc đẩy bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội trong khi ba lĩnh vực này tùy thuộc và bổ trợ lẫn nhau.
Chủ tịch SOM Bùi Thanh Sơn- khẳng định: Cần chú trọng đồng đều cả ba trụ cột của bao trùm: kinh tế, tài chính và xã hội. Hiệu quả của một trụ cột sẽ giảm sút nếu hai trụ cột kia không theo kịp. Ngược lại, nếu hiệu quả của một trụ cột được nâng cao sẽ tác động thuận đến hai trụ cột còn lại. Theo đó, APEC cần có cách tiếp cận chiến lược và toàn diện. Với việc hình thành một Chương trình hành động APEC toàn diện trên cả ba trụ cột, APEC sẽ có thể xác định được những giải pháp liên ngành nhằm giải quyết vấn đề bao trùm một cách hiệu quả thông qua phối hợp chặt chẽ hơn nỗ lực của các nền kinh tế thành viên, nâng cao năng lực thể chế và pháp lý thuận lợi cho việc thúc đẩy phát triển bao trùm cũng như đề xuất các biện pháp để quản lý quá trình chuyển đổi.
Các đại biểu tham dự diễn đàn |
Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, ông Kamal Malhotra- cho biết, phát triển bao trùm là một trọng tâm của Chương trình nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc, phản ánh nguyên tắc "không bỏ ai lại phía sau" và tầm nhìn của Liên hợp quốc về "xây dựng một thế giới công bằng, bình đẳng, bao dung, cởi mở và bao trùm về xã hội, trong đó mọi nhu cầu của những đối tượng dễ bị tổn thương nhất đều được đáp ứng".
Ông Kamal Malhotra cũng cho biết, số người đói nghèo ở khu vực APEC đã giảm từ 204 triệu người năm 2005 xuống còn 185 triệu người năm 2015. Tuy nhiên, nhiệm vụ của các Chính phủ không chỉ là hỗ trợ những người nghèo thoát nghèo mà còn cần bảo đảm rằng, những người ở trên ngưỡng nghèo đói sẽ không rơi lại vào tình trạng đói nghèo. Đơn cử tại Việt Nam, trong vài thập niên qua, Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn và các dân tộc thiểu số nhưng vẫn còn một phần lớn dân số Việt Nam là các hộ nghèo và thu nhập thấp, điều này ảnh hưởng đến nền kinh tế của Việt Nam.
Để APEC phát triển bền vững trong giai đoạn sắp tới, APEC, đặc biệt các nền kinh tế mới nổi trong APEC, cần tạo thêm nhiều việc làm có năng suất cao và thỏa đáng, cần tăng cường đầu tư vào đào tạo nghề, giáo dục bậc cao, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, thúc đẩy bình đẳng giới và tham gia của phụ nữ vào kinh tế, và bảo đảm mọi thành phần xã hội đều được tham gia vào phát triển và hưởng các lợi ích của phát triển…
Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam- ông Ousmane Dione- nêu tầm quan trọng của phát triển bền vững đối với các nền kinh tế APEC. Ông nhấn mạnh, APEC đã đạt được những thành tích quan trọng trong hơn 25 năm phát triển, tuy nhiên, còn nhiều thách thức đang đặt ra đối với các thành viên như bất bình đẳng gia tăng, các vấn đề biến đổi khí hậu, bệnh dịch, xung đột… ngày càng nhiều và gay gắt hơn.
Theo ông Ousmane Dione, 5 yếu tố mang tính quyết định đối với phát triển bao trùm, gồm: bảo đảm tăng trưởng kinh tế gắn với tăng lương và tạo thêm việc làm; gắn tăng trưởng với đầu tư bền vững vào con người; bảo đảm bao trùm về tài chính; có các chính sách thu hẹp bất bình đẳng kinh tế để không tạo ra loại trừ xã hội; và tăng cường phối hợp chính sách ở tầm quốc tế và giữa các tổ chức đa phương trong lĩnh vực tăng trưởng bao trùm. “Ngân hàng Thế giới sẵn sàng đồng hành với các đối tác trong khu vực trong nỗ lực phát triển bao trùm”, ông Ousmane Dione khẳng định.
Tiến sĩ Võ Trí Thành, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Việt Nam về hợp tác kinh tế Thái Bình Dương: Năm nay, Việt Nam đưa ra khá nhiều sáng kiến. Với “Chủ đề bao trùm tài chính, kinh tế, xã hội trong liên kết phát triển”, các sáng kiến đưa ra ngày hôm nay cũng được các nền kinh tế thành viên APEC ủng hộ. Điều quan trọng vẫn là làm sao đưa vào triển khai hành động tốt hơn gắn với tiến trình APEC đang bàn và sẽ đưa ra khuôn khổ thực thi tiến trình này. Kỳ vọng sáng kiến của Việt Nam sẽ được các nhà lãnh đạo của 21 nền kinh tế thành viên ghi nhận, trở thành chương trình nghị sự mang tính hành động để APEC triển khai,mang lại sự phát triển đồng đều hơn cho tất cả các nền kinh tế thành viên. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook bị sập mạng toàn cầu?
- ·Giá xăng dầu hôm nay 6/3: Có xu hướng giảm nhẹ
- ·Ăn đồ ăn nhanh như thế nào để tốt cho sức khỏe
- ·Ford Explorer bất ngờ nhận mức giảm giá 'khủng' lên đến 269 triệu đồng
- ·Người trẻ chuộng thức ăn nhanh
- ·Xuất nhập khẩu tăng dù ảnh hưởng bởi virus corona
- ·Cận Tết nhiều loại hoa quả được dịp lên giá
- ·Cho phép thực hiện xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa qua cửa khẩu
- ·Chủ tịch Hội phụ nữ tận tâm, trách nhiệm
- ·Tập đoàn FLC báo lãi trước thuế gần 800 tỷ năm 2019, vượt kế hoạch đề ra
- ·Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao nhà ‘Nghĩa tình biên cương’
- ·Masan MEATLife báo lỗ ròng hơn 37 tỷ đồng trong quý IV/2019
- ·Đi lễ đầu năm tại miền Nam, không thể bỏ qua các điểm đến tâm linh này
- ·Cận cảnh mẫu Lexus UX 200 mới đầu tiên 'cập cảng' Việt Nam
- ·Chung cư mini sai phạm: Không thể làm ngơ trước những cảnh báo từ sớm
- ·SUV 7 bán chạy Toyota Fortuner đang giảm giá mạnh tới 115 triệu đồng tại Việt Nam
- ·‘Ông lớn’ xây dựng Cienco4 báo lợi nhuận giảm 38% năm 2019
- ·Bảng giá xe ô tô Honda mới nhất 3/2020: Honda Brio thấp nhất
- ·Đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, hướng dẫn thực thi pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- ·Giá heo hơi ngày 11/01/2020: Thị trương miền Bắc tiếp tục tăng nhẹ