【ltdb】Thích ứng chuyển đổi số để khởi nghiệp
Chị Đoàn Thị An Nhàn (áo dài trắng) giới thiệu sản phẩm tinh dầu thiên nhiên cho khách hàng |
Cơ hội để khởi nghiệp
Thành lập từ năm 2016, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Liên Minh Xanh (73 Thạch Hãn, TP. Huế) chuyên sản xuất, kinh doanh (SXKD) các mặt hàng mỹ phẩm từ thiên nhiên và tinh dầu tràm, sả, bưởi… vẫn tập trung bán hàng qua cửa hàng, các kênh phân phối. Nhưng từ khi dịch bệnh bùng phát, doanh thu từ cửa hàng offline bị chững lại và ảnh hưởng nặng nề. Để công ty tiếp tục hoạt động và phát triển, chị Đoàn Thị An Nhàn, Giám đốc Kinh doanh của công ty đã đẩy mạnh việc tận dụng các nền tảng số như zalo, facebook, tiktok, shopee, Lazada... Nhờ việc đẩy mạnh hình thức kinh doanh trên mạng internet, sàn thương mại điện tử (TMĐT), năm 2022, doanh thu công ty đã tăng 30% .
Chúng tôi có dịp gặp chị Đoàn Thị An Nhàn khi chị tham gia giới thiệu sản phẩm trong chương trình với các mô hình phụ nữ khởi nghiệp do Hội LHPN tỉnh tổ chức. Sau khi cẩn thận giới thiệu công dụng, hiệu quả từng sản phẩm của công ty, chị không quên giới thiệu fanpage của công ty để khách hàng “nghía” xem và tìm hiểu thêm về các sản phẩm cũng như độ tin cậy, sự đánh giá của các khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm của công ty. Công ty đang sử dụng các phần mềm như: phần mềm gửi tin nhắn tự động để chăm sóc khách hàng, phần mềm quản lý đơn hàng, kế toán, quản lý tệp khách hàng, nhân viên, kho… giúp bộ máy công ty vận hành khoa học, tiết kiệm thời gian, không gian và nhân lực.
Chị Nhàn cho biết: Việc đẩy mạnh bán hàng trực tuyến không những là xu thế mà còn là lợi thế cho những người kinh doanh, nhất là những phụ nữ bắt đầu khởi nghiệp. Bởi việc tiếp cận với các nền tảng mạng xã hội, sàn TMĐT không mất quá nhiều chi phí, mình có thể tiếp cận được với đa dạng khách, nhiều lứa tuổi và cả hàng trong tỉnh, trong nước, thậm chí là cả nước ngoài. Với những đánh giá tích cực từ các khách hàng đã từng mua trên các nền tảng TMĐT chính là minh chứng cho chất lượng sản phẩm, thái độ phục vụ khiến khách hàng mới yên tâm hơn và sẽ không ngần ngại trải nghiệm sản phẩm.
Định hướng và đồng hành cùng hội viên
Bà Trần Thị Kim Loan, TUV, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh khẳng định: Chuyển đổi số (CĐS) và ứng dụng công nghệ số là xu thế tất yếu, công cụ hữu dụng giúp thay đổi phương thức SXKD để nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng sản phẩm... Trang bị cho phụ nữ các kiến thức và kỹ năng số cơ bản được coi là một trong những giải pháp giúp mở rộng kinh doanh, kết nối, đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng trong thời đại kinh tế số. Thời gian qua, Hội LHPN tỉnh chú trọng chỉ đạo các cấp hội đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và CĐS trong chỉ đạo, triển khai, tổ chức các hoạt động hội. Qua đó, góp phần thực hiện khâu đột phá “Ứng dụng CNTT trong hoạt động hội” được xác định trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ 2021 - 2026, nâng cao hiệu quả công tác hội và phong trào phụ nữ trên địa bàn, nhất là việc trang bị kiến thức về CĐS để giúp phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh.
Hội LHPN tỉnh đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động hội các cấp; khai thác hiệu quả từ các trang mạng xã hội (facebook, zalo...), kịp thời cung cấp thông tin cho hội viên. Đổi mới phương pháp quản lý hội viên, sinh hoạt hội và nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; từng bước nâng cao trình độ ứng dụng CNTT trong đội ngũ cán bộ hội các cấp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thông qua các nền tảng số, hội LHPN tỉnh đã giới thiệu 3.500 cán bộ, hội viên, phụ nữ có nhu cầu khởi nghiệp tham gia các diễn đàn, đối thoại, hội thảo về khởi nghiệp do các sở, ban, ngành trong tỉnh tổ chức.
Cũng qua việc đẩy mạnh CĐS để khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh đã có 6 Câu lạc bộ “Phụ nữ khởi nghiệp”; 78 tổ liên kết; 7 tổ hợp tác; 5 HTX trên nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ… được thành lập. Hội đã hỗ trợ kết nối, tiêu thụ sản phẩm qua hệ thống gian hàng của hội phụ nữ và các kênh phân phối phù hợp nhu cầu của thị trường, quảng bá, xúc tiến thương mại; hợp tác, liên kết giữa DN, HTX, người sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm...
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Cần hiểu đúng, phản ánh đúng và công bằng về nhiệt điện than
- ·Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp
- ·Việt Nam đề xuất ASEAN xây dựng chuỗi cung ứng vắc
- ·Hà Nội, học sinh lớp 1 chỉ học tối đa 3 tiết/ngày
- ·Lý do dừng đấu giá giữa chừng biển số ô tô 65A
- ·Xuân quê hương 2023: Đất nước niềm tin và khát vọng
- ·Lập 580 chốt kiểm soát biên giới Tây Nam phòng chống dịch Covid
- ·Chủ động phòng cháy
- ·Thêm một điện thoại “nồi đồng cối đá” hấp dẫn người dùng
- ·Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
- ·Nguyên nhân sụt lún khu vực dự án hồ chứa nước gần 500 tỷ ở Lâm Đồng
- ·Hà Nội điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid
- ·Lạng Sơn có tân Chủ tịch UBND tỉnh
- ·Thủ tướng điện thăm hỏi tình hình mưa lũ gây thiệt hại lớn ở Trung Quốc
- ·Vietlott tăng trưởng vượt bậc năm 2024, sẻ chia nhiều cơ hội tốt hơn đến cộng đồng
- ·TPHCM có khoảng 14.800 trẻ em dưới 16 tuổi mắc Covid
- ·Đề xuất lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống suy thoái kinh tế
- ·Huyện Phụng Hiệp: Huấn luyện cho 45 dân quân cơ động
- ·Hầm chui cửa ngõ TPHCM ngập nặng, người dân lại chật vật di chuyển
- ·Công an TPHCM hỗ trợ, tạo điều kiện người dân quay về thành phố