【nhận định kèo benfica】83 triệu lượt người khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trong 6 tháng
Hiện nay,ệulượtngườikhámchữabệnhbảohiểmytếtrongthánhận định kèo benfica chính sách bảo hiểm y tế ở Việt Nam ngày càng phát triển, hoàn thiện.
Theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, mỗi năm quỹ bảo hiểm y tế chi trả trên 100 nghìn tỷ đồng cho khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Riêng 6 tháng đầu năm 2023, cả nước có gần 83 triệu lượt người khám chữa bệnh bảo hiểm y tế nội trú và ngoại trú với số tiền giám định, thanh toán trên 57 nghìn tỷ đồng...
Mỗi năm Quỹ chi trả trên 100 nghìn tỷ đồng
Hiện nay, chính sách bảo hiểm y tế ở Việt Nam ngày càng phát triển, hoàn thiện, tạo cơ hội cho mọi người dân trong việc tiếp cận, tham gia và thụ hưởng chính sách. Để triển khai hiệu quả chính sách bảo hiểm y tế, thời gian qua, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ, đồng thuận trong việc thực hiện công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, góp phần bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.
Sau khi Luật Bảo hiểm y tế được ban hành năm 2008, số người tham gia bảo hiểm y tế tăng nhanh qua các năm. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế tăng từ 57% (năm 2009) lên 74,7% (năm 2015 - năm đầu tiên Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 có hiệu lực) và tính đến hết tháng 6/2023 đã đạt gần 92% với gần 91 triệu người tham gia bảo hiểm y tế.
Đây là tiền đề quan trọng để Việt Nam tiếp tục phấn đấu hiện thực hóa mục tiêu đạt 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế vào năm 2025 theo Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân đề ra.
Theo thống kê của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, trong vài năm trở lại đây, mỗi năm Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả trên 100 nghìn tỷ đồng cho việc khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Riêng 6 tháng đầu năm 2023, cả nước có gần 83 triệu lượt người khám chữa bệnh bảo hiểm y tế nội trú và ngoại trú với số tiền giám định, thanh toán trên 57 nghìn tỷ đồng.
Chính sách bảo hiểm y tế đã giúp giảm chi trực tiếp từ “tiền túi” của người dân cho dịch vụ y tế, góp phần tạo nên sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe, đặc biệt đối với người nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi. Nhiều trường hợp đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế lên đến hàng tỷ đồng.
Nhiều giải pháp tiết kiệm chi phí quỹ BHYT
Đại diện Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết để đạt được những kết quả tích cực nêu trên, thời gian qua, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã luôn chủ động, tích cực phối hợp cùng ngành Y tế và các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trong công tác xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế; kịp thời có những giải pháp hiệu quả trong việc tạo điều kiện và hỗ trợ tối đa cho người tham gia, thụ hưởng các chính sách bảo hiểm y tế theo Luật định.
Với sự kết nối liên thông dữ liệu khám chữa bệnh của gần 13.000 cơ sở khám chữa bệnh, và ứng dụng hệ thống giám định điện tử, việc quản lý, giám sát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đã đạt được nhiều kết quả, các cơ sở khám chữa bệnh ngày một tuân thủ tốt hơn các quy định của Bộ Y tế. Nếu năm 2017 số chi phí giảm trừ là 2.584 tỷ đồng, năm 2021 giảm trừ hơn 1.414 tỷ đồng đến năm 2022 còn 955 tỷ đồng.
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tham gia các Hội đồng đấu thầu mua sắm thuốc từ trung ương đến địa phương đã góp phần giảm các sai sót trong đấu thầu. Trong các năm gần đây, giá thuốc ngày một giảm và không có sự chênh lệch cao giữa các địa phương.
Trong công tác cải cách thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, việc triển khai việc sử dụng thẻ căn cước công dân thay cho thẻ bảo hiểm y tế giấy để đi khám chữa bệnh, giúp đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm thời gian cho người dân khi làm các thủ tục…
Bên cạnh đó, việc bước đầu ứng dụng sinh trắc học tại cơ sở khám chữa bệnh vừa đảm bảo quyền lợi cho người dân, vừa tiết kiệm chi phí và tăng cường quản lý của các cơ quan, chống lãng phí, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế.
Từ giữa năm 2022 xảy ra tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế tại nhiều cơ sở y tế trên toàn quốc, cũng như những vướng mắc về chính sách làm ảnh hưởng đến việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh bảo hiểm y tế. Đặc biệt sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 144/NQ-CP ngày 05/11/2022 về bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, đã tháo gỡ rất nhiều khó khăn về cơ chế chính sách. Đến quý 4/2022 tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế đã cơ bản được khắc phục tại tất cả các địa phương.
Về giải quyết chi phí tồn chưa đủ điều kiện thanh toán trong các năm từ 2020 trở về trước: Tổng số tiền đã tổng hợp báo cáo Kiểm toán Nhà nước tháng 12/2022 là 2.128 tỷ đồng, trong đó thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế là 170 tỷ đồng. Đây chủ yếu là các chi phí vượt dự toán Thủ tướng Chính phủ giao. Đến thời điểm này, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã cơ bản thực hiện rà soát thẩm định xong để báo cáo Hội đồng quản lý, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung chi phí vượt dự toán nêu trên./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Nigeria: Giẫm đạp ngoài một cơ sở phân phát gạo, 22 người thiệt mạng
- ·Bắt 5 nhân viên bốc xếp ở Nội Bài, phá khoá vali ký gửi để trộm cắp
- ·Uống say, 2 nữ du khách Hàn Quốc bị đồng hương trộm tài sản
- ·Bắt kẻ chủ mưu trong tổ chức lừa đảo bán ‘dự án ma’ ở Đồng Nai
- ·Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B
- ·Tìm đến nhà đối thủ giải quyết mâu thuẫn, nam thanh niên bị chém tử vong
- ·Công an Bắc Giang tạm giữ hình sự 5 đối tượng
- ·Hé lộ kế hoạch 20 tỷ USD của Samsung ở Việt Nam
- ·Truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- ·Phạt tù tài xế không cứu người vụ tai nạn 4 hành khách tử vong trên cao tốc
- ·Tàu cá chìm trên vùng biển Côn Đảo làm 10 ngư dân gặp nạn
- ·Nhiều cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp Việt Nam
- ·Thu hút khách quốc tế từ thị trường tiềm năng, chi tiêu cao
- ·Bộ đội Biên phòng ở Long An bắt hai đối tượng truy nã
- ·Điều hành xuất khẩu gạo: Cần tăng cường sự phối hợp và trách nhiệm
- ·Gây án giết người vì phát hiện clip ghi lại hình ảnh vợ trên mạng xã hội
- ·Khách quốc tế đến Bình Thuận tăng mạnh
- ·Lần đầu tiên triển lãm về thám tử lừng danh Conan đến Việt Nam
- ·Đổi thay từ những tuyến đường kiểu mẫu
- ·Chủ động “đón sóng” hội nhập