【ket qua bong hôm nay】Dự án ‘treo cẩu’ giữa lòng sông
Dự án ‘treo cẩu’ giữa lòng sông
Có dự án cấp bách nằm trên giấy hàng thập niên, có công trình mỏi mòn chờ đến khi được khởi công lại “treo cẩu” chờ tiếp... Hàng loạt vướng mắc về chính sách, cơ chế đang “trói chân” hạ tầng giao thông tại TP HCM.
Cây cầu lận đận
Hai ngày nay, thông tin Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh (chủ đầu tư dự án cầu Thủ Thiêm 2) “kêu cứu” vì lo sợ dự án đã “trùm mền” quá lâu, nguy cơ xuống cấp nghiêm trọng, nhận được nhiều sự quan tâm của người dân thành phố.
Hơn 1 năm qua, để phục vụ thi công cầu Thủ Thiêm 2, khu vực nội đô thành phố hằng ngày phải chịu đựng tình trạng ùn tắc nghiêm trọng do rào chắn phía đường Tôn Đức Thắng, gây kẹt toàn bộ các tuyến đường lân cận.
Công trình mang tính biểu tượng của thành phố, đã hoàn thành hơn 70% khối lượng, nay nằm “treo cẩu” giữa lòng sông, rào chắn tiếp tục án ngữ chưa hẹn ngày tháo dỡ đã gây nhiều bức xúc cho người dân. Vậy mà phía liên danh nhà thầu hiện còn “dọa” sẽ giải thể công trường, trả lại cây cầu ở trạng thái hiện tại nếu đến 15/4, công trình không được thi công trở lại, khiến mọi người không khỏi hoang mang.
Theo báo cáo của chủ đầu tư, kết cấu nhịp, trụ, dây văng hệ dầm cầu... của dự án đã phải nằm phơi sương, phơi nắng ở trạng thái chưa hoàn thành trong khoảng thời gian dài chưa xác định, đều đang có nguy cơ thay đổi kết cấu, xuống cấp, không đáp ứng đủ điều kiện để tiếp tục thi công.
Cùng với đó, cầu bắc qua tuyến đường sông có mật độ giao thông thủy lớn, đến nay công tác đảm bảo giao thông thủy vẫn được duy trì nhưng dự án vẫn có thể xảy ra nguy cơ về các sự cố giao thông hàng hải, tạo ra những thiệt hại đáng kể và khó lường.
Do đó, phía Đại Quang Minh đề nghị UBND thành phố nhanh chóng có giải pháp về công tác pháp lý, công tác giải phóng mặt bằng để tiếp tục triển khai thi công theo yêu cầu của nhà thầu cho các hạng mục tháp cầu, lắp đặt các đốt dầm đến trụ S1 và căng các bó cáp dây văng còn lại.
Cùng trong ngày cầu Thủ Thiêm gửi văn bản “kêu cứu” UBND thành phố, dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng chính thức được Chính phủ ra Nghị quyết “giải cứu” sau nhiều năm chật vật. Để đi tới ngày được “cởi trói” hôm nay, phía Công ty Trung Nam (chủ đầu tư) cũng đã phải trải qua quãng thời gian khốn khổ, trầy vi tróc vẩy.
Hai lần buộc phải dừng thi công, khối lượng công việc dở dang chưa được thanh toán, khối lượng đang làm cũng như những thiệt hại tính toán được do tạm ngừng ước tính khoảng 600 - 700 tỷ đồng. Chưa tính về hiệu quả kinh doanh, tài chính, uy tín, nguồn nhân lực và trang thiết bị của nhà đầu tư... đã có lúc Trung Nam phải lên tiếng xin trả lại dự án vì không thể tiếp tục gồng gánh khi có giai đoạn, mỗi ngày công ty phải “đốt” 200 triệu đồng để duy trì dự án.
Cầu Thủ Thiêm 2 và dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng không phải là những trường hợp cá biệt. Liên tục nằm trong danh sách những dự án cấp bách vắt từ đời lãnh đạo này sang đời lãnh đạo kia, thế nhưng, sau 14 năm, đường Vành đai 2 đến nay vẫn còn 14 km chưa khép kín.
Trong đó, riêng đoạn 3 từ Phạm Văn Đồng - nút giao Gò Dưa được triển khai thi công từ năm 2017 với tổng vốn đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng đang tạm ngưng, để lại hiện trạng công trường khu vực P.Tam Phú (Q.Thủ Đức) như mảnh đất bỏ hoang, cây cối mọc um tùm, sắt thép gỉ sét, các cây cầu thì trơ khung.
Tương tự, cầu Long Kiểng mới (xã Phước Kiển, H.Nhà Bè), cầu Nam Lý nối Q.Thủ Đức, Q.9 và Q.2 (cũ) cũng là điển hình cho những công trình đã khởi công nhiều năm vẫn nằm “đắp chiếu” chờ về đích.
Trong khi các dự án trọng điểm dang dở đang khốn khổ chờ cởi trói, danh sách các dự án cấp bách lùi tiến độ khởi công trên địa bàn thành phố cũng ngày càng dài.
Nằm dài chờ “thoát giấy”
Theo đánh giá của Sở Giao thông Vận tải thành phố, 2 dự án mở rộng đường Hoàng Hoa Thám từ cổng doanh trại quân đội (giáp sân bay) đến đường Cộng Hòa và cải tạo đường Cộng Hòa từ hẻm số 2 Trần Quốc Hoàn đến đường Thăng Long (Q.Tân Bình) là các dự án trọng điểm của thành phố nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông khu vựcsân bay Tân Sơn Nhấtnhưng tiến độ thực hiện rất chậm.
Phía chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông từ cuối năm 2019 đã thông tin có thể khởi công cụm dự án “giải cứu” sân bay Tân Sơn Nhất ngay trong quý 1/2020 nhưng đến nay, các dự án này vẫn tiếp tục xuất hiện trong danh mục nhiệm vụ của Ban năm 2021.
Ngay cả 15 dự án trọng điểm mà Sở Giao thông Vận tải vừa kiến nghị UBND thành phố sớm tham mưu giao nhiệm vụ lập đề xuất chủ trương đầu tư trong năm nay, đa phần cũng là những dự án đã mòn mỏi chờ ngày được “nổ máy” thi công trong suốt nhiều năm qua.
Có thể kể đến như dự án đầu tư xây dựng công trình kết nối đồng bộ tuyến đường sắt đô thị số 1và số 2 tại khu vực nhà ga Bến Thành; Đoạn 4 - Vành đai 2: Nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13; Dự án xây dựng hoàn chỉnh trục đường Bắc - Nam (đoạn từ Nguyễn Văn Linh - cầu Bà Chiêm); Cầu Thủ Thiêm 4; Cầu Cần Giờ; Xây dựng đường trên cao tuyến số 1 và tuyến số 5; Xây dựng Cụm cảng trung chuyển - ICD, Bến xe Miền Tây mới; Cầu Bình Quới - Rạch Chiếc...
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều công trình hạ tầng cũng được xếp vào danh mục dự án trọng điểm, cấp bách được triển khai theo hình thức đối tác công - tư như xây dựng đoạn tuyến kết nối đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa (QL1), dự án cầu Tân Kỳ - Tân Quý, dự án BOTcầu đường Bình Triệu 2 (phần 2 - giai đoạn 2)... vẫn đang chờ thông qua điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Theo tính toán của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, có tới hơn 80% dự án giao thông tại thành phố trễ tiến độ do vướng mặt bằng. Số “mắc kẹt” trong thủ tục vốn cũng không nhỏ. Nhìn chung, dự án chậm triển khai là tình trạng gần như xảy ra với tất cả các dự án trên địa bàn TP HCM. Nhanh thì chậm 1 - 2 năm, nhiều dự án thậm chí phải chờ đến gần 2 thập niên vẫn chỉ nằm trên giấy.
Luẩn quẩn trong vòng cơ chế
Điểm lại quá trình triển khai xây dựng hạ tầng, giao thông tại TP HCM mới thấy, dự án nào cũng trắc trở, cả với những dự án lãnh đạo thành phố liên tục sát sao chỉ đạo gỡ vướng.
Đơn cử, dự án cầu Thủ Thiêm 2, những khó khăn đã được chủ đầu tư trình bày, xin xét duyệt ngay từ năm 2016 nhưng chưa giải quyết được, khiến dự án phải nhiều lần gia hạn. Trong cuộc họp hồi tháng 7/2020, UBND TP HCM đã có chỉ đạo trước ngày 10/9/2020 phải bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư dự án.
9 ngày tiếp sau lịch hẹn, sau khi lãnh đạo thành phố cùng Tổng công ty Ba Son, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng (Bộ Quốc phòng) làm việc và thống nhất hướng giải quyết liên quan bồi thường, giải phóng mặt bằng cho dự án, Phó chủ tịch UBND thành phố Võ Văn Hoan tiếp tục đặt mốc gỡ vướng mặt bằng cho cầu Thủ Thiêm 2 trước ngày 15/10/2020, đồng thời khẳng định không để dự án chậm trễ hơn nữa... Thế nhưng, đến nay đã thêm nửa năm trôi qua, người dân, công trình dang dở vẫn ngày ngày vật lộn trong ùn tắc.
Cùng cảnh ngộ, với dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng, những cuộc thị sát của lãnh đạo UBND thành phố, lãnh đạo HĐND diễn ra với tần suất rất dày, rất nhiều cam kết từ cả phía thành phố và chủ đầu tư đã được đưa ra nhưng cuối cùng, vẫn phải tìm tới Thủ tướng để xin tháo gỡ.
TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giao thông Vận tải Việt Đức, nhận định hàng loạt dự án giao thông trọng điểm của thành phố đều trì trệ, nguyên nhân chính là do vướng cơ chế.
Trong bối cảnh ngân sách cả T.W và thành phố đầu tư cho hạ tầng giao thông quá hạn chế, lãnh đạo TP HCM luôn khẳng định chủ trương kêu gọi xã hội hóa nhưng không đưa ra được bất cứ chính sách cụ thể nào để thu hút tư nhân tham gia các dự án hạ tầng. Đến khi triển khai, cách thức còn hạn chế, gây nhiều khó khăn khiến doanh nghiệp ngày càng “sợ”. Không thể phủ nhận lãnh đạo thành phố sát sao, “sốt ruột” nhưng còn quá bị động, chưa quyết liệt, còn có tình trạng trên nóng, dưới lạnh khiến dự án chạy lòng vòng rồi “tắc”.
Thành phố cần nghiêm túc xem xét, đánh giá lại tất cả quy hoạch, đề ra một chương trình phát triển cụ thể để lọc ra các dự án cần ưu tiên làm trước, từ đó có cơ chế huy động nguồn lực. Cần có sự quyết liệt từ phía lãnh đạo thành phố trong việc thúc đẩy thông qua các cơ chế, chính sách đột phá để tháo gỡ các nút thắt cho ngành giao thông.
TS Vũ Anh Tuấn
- ·Một chủ tịch huyện ở Thừa Thiên Huế vi phạm nồng độ cồn
- ·Chính quyền Tổng thống Trump ra lệnh cấm dùng phần mềm Kaspersky
- ·Cải cách đại hóa
- ·Chính quyền Tổng thống Trump ra lệnh cấm dùng phần mềm Kaspersky
- ·Công ty cổ phần Chương Dương bị xử phạt do công bố thông tin sai lệch
- ·Ai Cập phạt truyền hình Qatar vi phạm quy định chống độc quyền
- ·Biển người Triều Tiên đổ về quảng trường Kim Nhật Thành ủng hộ chính quyền
- ·Tổng thống Mỹ Donald Trump mong muốn quan hệ tốt đẹp hơn với Nga
- ·Cả nước mới đưa vào khai thác 13km đường sắt đô thị
- ·Nga, Cộng hòa Séc thảo luận giải pháp thúc đẩy quan hệ song phương
- ·Apple có thể phát hành iPad Pro 10,5 inch mới vào năm 2017
- ·Ngoại trưởng Hàn Quốc
- ·Chuyên gia Mỹ: Tần suất phóng thử tên lửa của Triều Tiên tăng dần
- ·Bão Irma tiếp tục gây nhiều thiệt hại, xuất hiện thêm bão ở Caribe
- ·Mỏ đá Yên Bái khiến dân bất an: Bộ TN&MT xử phạt công ty Hùng Đại Sơn
- ·Tổng thống Donald Trump cảnh báo Triều Tiên về vũ khí tối tân của Mỹ
- ·Anh đang phải đối mặt với nguy cơ tấn công cao nhất từ trước đến nay
- ·Máy bay không người lái Mỹ thường xuyên hoạt động tại Đông Ukraine
- ·Loạt siêu phẩm phim ảnh, thể thao hấp dẫn trên K+ dịp Tết Ất Tỵ 2025
- ·Nhìn lại thế giới 2017: Một năm chứng kiến "cả hy vọng và sợ hãi"
- Không chỉ là lời cam kết, FWD hiện thực hóa chăm sóc cộng đồng bằng hành động thiết thực
- Nga tuyên bố hơn 1.700 lính Ukraine tại Azovstal đã hạ vũ khí
- Tình hình dịch Covid
- Họ Đặng làng An Xuân làm khuyến học
- Thành phố Kharkiv lớn thứ hai của Ukraine lại bị tấn công
- Sun Life Việt Nam: Cam kết đảm bảo an toàn tài chính và cuộc sống khỏe mạnh hơn
- Tỷ giá Bảng Anh hôm nay 18/10/2023: Giá Bảng Anh tại Vietcombank giảm, chợ đen tăng giá
- Tỷ giá Euro hôm nay 17/10/2023: Đồng Euro đồng loạt tăng, VCB tăng 135,52 VND/EUR chiều bán
- Đào tạo thêm 9.000 tiến sĩ: Cần kiểm soát chặt, tránh chạy theo hư danh
- Nâng cao đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ