【bảng xếp hạng mexico nữ】Tục thờ cúng trong gia đình của người Nam Bộ
Tín ngưỡng thờ cúng của người Việt thể hiện sự phong phú tập tục sinh hoạt văn hoá, những quan niệm về thế giới quan và nhân sinh quan của con người trong nền nông nghiệp đặc trưng. Người miền Nam, theo bước chân “mở cõi”, là bộ phận hình thành nên những nền nếp sinh hoạt văn hoá tâm linh sau chót và cũng là sự phối trộn hết sức đa dạng của nhiều dòng văn hoá. Với chủ thể là người Kinh, Hoa và Khmer, tập tục thờ cúng ở từng nơi, từng vùng có đôi nét khác biệt, nhưng tựu chung lại vẫn có những đặc điểm chung.
Tín ngưỡng thờ cúng của người Việt thể hiện sự phong phú tập tục sinh hoạt văn hoá, những quan niệm về thế giới quan và nhân sinh quan của con người trong nền nông nghiệp đặc trưng. Người miền Nam, theo bước chân “mở cõi”, là bộ phận hình thành nên những nền nếp sinh hoạt văn hoá tâm linh sau chót và cũng là sự phối trộn hết sức đa dạng của nhiều dòng văn hoá. Với chủ thể là người Kinh, Hoa và Khmer, tập tục thờ cúng ở từng nơi, từng vùng có đôi nét khác biệt, nhưng tựu chung lại vẫn có những đặc điểm chung.
Thờ Thần Tài trong gia đình cầu may mắn được phổ biến ở Cà Mau. |
Thờ cúng tổ tiên bắt nguồn sâu xa từ truyền thống phụ quyền của nền sản xuất nông nghiệp. Ðiều này, đến nay vẫn còn nguyên giá trị, người con sẽ được cha, mẹ để lại đất đai, tiếp tục kế thừa hương hoả để sinh sống. Ðó là về khía cạnh kinh tế, còn về khía cạnh tình cảm, cha mẹ, tổ tiên là đấng sinh thành, là cội nguồn để hình thành nên các thế hệ tiếp nối. Thờ cúng tổ tiên về sau khi tiếp nhập với triết lý Nho giáo, đề cao vai trò hạt nhân của gia đình, gia tộc, trở thành khuôn mẫu bất di, bất dịch. Thêm nữa, những lý luận về tam cương, ngũ thường trở thành các mối quan hệ trọng yếu trong xã hội, thờ cúng tổ tiên vì thế càng có ý nghĩa trọng đại.
Thậm chí ở triều Lê, việc thờ cúng tổ tiên đã được thể chế hoá, người nào không tuân theo sẽ bị xử phạt nặng. Ở Nam Bộ, thờ cúng tổ tiên đã trở thành tập tục không thể thay đổi. Cả người Kinh, Hoa và Khmer đều có truyền thống hiếu đạo, coi thờ cúng tổ tiên là điều hết sức quan trọng trong cuộc sống. Người Kinh hằng năm có tổ chức đám “cúng cơm” (nhiều nơi gọi là giỗ, kỵ), người Hoa trong quá trình chung sống với người bản địa cũng tổ chức ngày kỷ niệm của người mất theo hình thức tương tự. Người Khmer thì có hẳn ngày lễ báo hiếu Sene Dolta. Ở miền Nam, bàn thờ thường phân ra là tổ tiên 3 đời và bàn thờ cửu huyền. Sự phân biệt này để chỉ ra những người có quan hệ trực tiếp, gần gũi về huyết thống với những bậc tiền hiền đã có khoảng cách xa. Trước ngày giỗ (chánh kỵ), là ngày cúng tiên thường.
Ngày xưa, mỗi dịp đám cúng cơm, người chủ gia sẽ thông báo cho làng xóm, những người bạn, còn gia quyến họ hàng thì tự nhớ để đến tham dự. Theo tính chất cuộc sống, người đến có thể đem theo ký gạo, bó nhang, con gà, lít rượu, ký bánh… hay bất cứ thứ gì ở nhà có để góp thêm cho đám giỗ thêm phần sung túc. Ngày giỗ chia làm các bữa cúng, cơm chiều, bữa cúng chính, có các mâm của đất đai viên trạch, cửu huyền, cô hồn. Sau đó, gia chủ đốt giấy vàng mã để gởi cho người quá cố, lời khấn vái trong buổi cúng nhằm cầu an, cầu sức khoẻ, cầu làm ăn.
Trong nhà của người Nam Bộ, còn một số loại tập tục thờ cúng khá đặc trưng và đi đâu cũng có thể gặp. Ðầu tiên đó là bàn thờ ông Thiên (thông thiên), một dạng thờ trời đất. Chỗ thờ đơn giản là một trụ cắm, trên có mặt bàn nhỏ để lư hương, vài cái ly uống nước trà nhỏ. Thường, gia chủ đêm đêm thắp nhang, tới ngày rằm, ba mươi thì có thêm bông trang, bông vạn thọ, hoặc dĩa bánh. Kế đến là bàn thờ Thần Tài, Thổ Ðịa. So quy cách thờ cúng của miền Bắc, Trung, hình thức thờ cúng có nhiều điểm khác biệt. Người trong Nam thờ tượng Thần Tài, Thổ Ðịa chung với nhau, và thường đặt dưới đất ở trong các gia đình. Theo thời gian, bàn thờ các vị này treo thêm tỏi, gắn thêm tiền thật, và được gia chủ thắp nhang hằng đêm. Những dịp lễ, Tết thì có thêm các vật phẩm thờ cúng.
Có thể nói, từ sự tiếp nhận văn hoá, sự thích ứng với điều kiện thực tế, người Nam Bộ vẫn giữ lại những hình thức thờ cúng tại gia tương đối phổ biến của người Việt Nam, nhưng đơn giản hơn, tinh gọn hơn và cũng có nhiều thay đổi qua thời gian. Một điều chắc chắn rằng, trong tâm thức của người dân nơi đây, công ơn của tổ tiên, niềm tin vào những vị gia thần, ước mong có cuộc sống bình an, làm ăn phát đạt luôn là những điểm tựa vững chắc, trường tồn. Thờ cúng là nét đẹp văn hoá, tạo sự gắn kết cộng đồng hơn, hướng con người đến những điều tốt đẹp. Cũng từ trong quá trình này, những điều không hợp lý, lạc hậu cũng sẽ dần bị đào thải để các nghi thức trở nên tinh gọn./.
Bài và ảnh: Quốc Rin
(责任编辑:World Cup)
- ·Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường cả năm 2024 đạt mức 227.500 tỷ đồng
- ·Tái diễn tình trạng ngập nước khi mưa xuống: Cần giải pháp chống ngập căn cơ
- ·Xe chở mùn cưa không phủ bạt gây mất an toàn giao thông
- ·Phường Tân Bình, TP.Dĩ An: Cần sớm khắc phục tình trạng sạt lở đất ở khu dân cư An Trung
- ·Kỳ vọng vào năm mới có nhiều cơ hội và thành công
- ·Quy định về lựa chọn nhà thầu trong Luật Đấu thầu
- ·Khánh thành Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp phát điện vốn 645 tỷ đồng tại Sóc Sơn
- ·Nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài bắt buộc phải đăng ký trên mạng đấu thầu quốc gia?
- ·Chứng khoán phái sinh ngày 6/1: Các hợp đồng tương lai giảm điểm nhẹ, thanh khoản co hẹp
- ·TP.HCM: Thông xe nhánh cầu vượt thép tại Ngã 6 Gò Vấp
- ·Lỗi bảo mật trên Android giúp qua mặt mật mã khóa màn hình
- ·Đóng điện máy biến áp thứ 2 của trạm 500 kV Cầu Bông
- ·TP.HCM: Khởi công thi công metro ngầm thuộc tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên
- ·Tây Nguyên gọi vốn đầu tư vào cà phê, du lịch
- ·Bkav cảnh báo loại virus mới phát tán qua Facebook Chat
- ·Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh: Nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho hội viên
- ·Gần 1 tỷ USD vốn đầu tư vào Tuyên Quang
- ·Chỉnh trang đô thị, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa
- ·Nga và Ukraine trao đổi hơn 300 tù binh trước thềm năm mới
- ·Khởi công mũi thi công phía Nam hạng mục mở rộng hầm Hải Vân giai đoạn 2