【bđ tbn】TPHCM: Kinh tế phục hồi, xuất khẩu tăng trưởng ngoạn mục
Khởi công nút giao thông hơn 3.400 tỷ đồng giảm ùn tắc cửa ngõ phía Đông TPHCM | |
TPHCM: Thu ngân sách vượt dự toán gần 85.000 tỷ đồng |
Hải quan TPHCM kiểm tra hàng nhập khẩu. Ảnh: T.H |
Kinh tế phục hồi ấn tượng
Ngày 30/12, Cục Thống kế TPHCM đã công bố thông tin về kết quả phát triển kinh tế- xã hội của TPHCM năm 2022. Năm 2022 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với TPHCM, là năm phục hồi kinh tế - xã hội sau tác động của đại dịch Covid-19, tạo tiền đề để thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025.
Kết quả cho thấy, kinh tế - xã hội của TPHCM hồi phục ấn tượng, với tổng sản phẩm trên địa bàn TPHCM (GRDP) năm 2022 tăng 9,03% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực nông lâm thuỷ sản tăng 3,74%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 12,92%, khu vực thương mại dịch vụ tăng 8,37%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,41%.
Giá trị tăng thêm của 9 ngành dịch vụ trọng yếu chiếm 58,7% trong GRDP và chiếm 91,7% trong khu vực dịch vụ. Có 3/9 ngành dịch vụ có mức tăng trưởng cao hơn 9,03% so với cùng kỳ gồm: Thương nghiệp tăng 10,47%, dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 47,05% và thông tin truyền thông tăng 9,13%.
Về cơ cấu kinh tế năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 0,6%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 22,1%; khu vực thương mại dịch vụ chiếm 64,0%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 13,3%.
Tính từ đầu năm đến ngày 20/12/2022, toàn thành phố đã có 44.369 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký đạt 472.559 tỷ đồng. So với cùng kỳ, số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tăng 42,3%, vốn đăng ký giảm 4,9%.
Nhiều ngành dịch vụ có mức tăng trưởng cao, như: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 ước tính đạt 1.089.446 tỷ đồng, tăng 30,5% so với cùng kỳ. Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2022 ước đạt 625.520 tỷ đồng, chiếm 57,4% tổng mức và tăng 20,5% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 84.805 tỷ đồng, chiếm 7,8% tổng mức và tăng 27,5%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 6.701 tỷ đồng, chiếm 0,6% và tăng 190,8%; doanh thu dịch vụ khác đạt 372.420 tỷ đồng, chiếm 34,4% và tăng 34,9% so với cùng kỳ.
Ở các lĩnh vực xã hội, năm 2022, Thành phố giải quyết việc làm cho 315.612 lượt người, đạt 105,3% kế hoạch năm, tăng 3,3% so với năm 2021; số chỗ việc làm mới được tạo ra đạt 141.312 chỗ, đạt 100,9% kế hoạch năm, tăng 0,23% so với năm 2021. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao… cũng đạt nhiều kết quả khả quan.
6 nhóm hàng tỷ USD
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp thành phố xuất qua cảng TPHCM (kể cả dầu thô) năm 2022 ước đạt 41.580,3 triệu USD, tăng 1,8% so với cùng kỳ.
Chia ra, khu vực kinh tế Nhà nước đạt 2.960,9 triệu USD, tăng 17,6%; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước đạt 13.201,5 triệu USD, tăng 12,6%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 25.417,9 triệu USD, giảm 4,5% so với cùng kỳ.
Thị trường xuất khẩu hàng hoá chủ lực của các doanh nghiệp thành phố xuất qua cảng TPHCM đứng đầu vẫn là Trung Quốc (đạt 9,1 tỷ USD, chiếm 21,8% tỷ trọng xuất khẩu, giảm 6,2% so với cùng kỳ), tiếp theo là Hoa Kỳ (đạt 7,4 tỷ USD, chiếm 17,7%, tăng 9,1%), Nhật Bản (đạt 2,9 tỷ USD, chiếm 7,2%, tăng 21,2%), Hong Kong (đạt 2,4 tỷ USD, chiếm 5,9%, giảm 38,8%).
Theo Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi, kinh tế TPHCM phục hồi tác động kéo hàng hóa xuất khẩu tăng trưởng cao. Tính đến 28/12. các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM xuất khẩu hàng hóa qua các cảng trên cả nước đạt xấp xỉ 50 tỷ USD.
Đáng chú ý, trong năm 2022 (không tính dầu thô), TPHCM có 6 nhóm hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 65,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Trong đó, đứng đầu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 15,3 tỷ USD, chiếm 36,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 10,8% so với cùng kỳ; thứ hai là nhóm hàng dệt may, đạt 4,4 tỷ USD, chiếm 10,6%, tăng 25%.
Thứ ba là nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 2,7 tỷ USD, chiếm 6,5%, tăng 25,4%; thứ tư là nhóm hàng giày dép, đạt 2,5 tỷ USD, chiếm 6%, tăng 48,7%; thứ năm là mặt hàng gạo, đạt 1,2 tỷ USD, chiếm 2,9%, tăng 7,2%; thứ sáu là hàng rau, quả đạt 1,02 tỷ USD, chiếm 2,4%, tăng 9,4%.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Infographics: Phát hành trái phiếu chính phủ đạt 330.376 tỷ đồng trong năm 2024
- ·Ban chỉ đạo “Quỹ vì biển, đảo Việt Nam” tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ
- ·Thăm Nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa
- ·Triển khai thực hiện các luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua
- ·iPhone 8 sẽ to hơn iPhone 7 nhưng nhỏ hơn iPhone 7 Plus?
- ·Đồng hành với ngư dân vươn khơi, giữ biển
- ·Tuyên truyền Luật An ninh mạng trong đợt sinh hoạt chính trị hè và tuần lễ sinh hoạt đầu năm học
- ·Nỗ lực xây dựng và hoàn thiện thể chế, tổ chức thi hành pháp luật
- ·Samsung có thể mất tới hơn 1 tỷ USD chi phí thu hồi Note 7
- ·Nỗ lực chuyển hóa địa bàn trọng điểm
- ·'Năm qua, tôi đã làm gì...'
- ·Gắn thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá
- ·Nghị lực của quân nhân dự bị Phạm Minh Tuấn
- ·Bâng khuâng tháng Bảy
- ·Chứng khoán Mỹ, Trung Quốc có phiên mở đầu năm mới tồi tệ
- ·Tăng cường kiểm tra, kiểm soát,xử lý vi phạm giao thông
- ·Nếu giáo viên đạt chuẩn vẫn hợp đồng theo yêu cầu công việc
- ·Vun đắp tình yêu biển, đảo
- ·Ngày 6/1: Giá cao su thế giới tiếp tục giảm, trong nước đi ngang sáng đầu tuần
- ·Khởi tố, bắt tạm giam Trương Châu Hữu Danh