【giai vo dich quoc gia phan lan】Gần 15 triệu người Việt mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu.
Tại sự kiện hưởng ứng Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới 10-10 do Bộ Y tế tổ chức tại Hà Nội,ầntriệungườiViệtmắcrốiloạntâmthầnthườnggặgiai vo dich quoc gia phan lan Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, năm 2022, Liên đoàn Sức khỏe tâm thần Thế giới công bố chủ đề của Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới là: “Chăm sóc sức khỏe tâm thần cho mọi người là một ưu tiên hàng đầu.”
Rối loạn tâm thần là vấn đề rất phổ biến trong các bệnh không lây nhiễm. Bệnh lý này có chiều hướng gia tăng và là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác.
"Năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính cứ 8 người thì có 1 người đang sống chung với rối loạn tâm thần. Ở các nước có thu nhập thấp, hơn 75% rối loạn tâm thần không được điều trị," Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thông tin.
Hàng năm, gần 3 triệu người chết do lạm dụng chất kích thích. Cứ sau 40 giây lại có một người chết do tự sát. Khoảng 50% các rối loạn tâm thần bắt đầu từ năm 14 tuổi.
Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, đại dịch COVID-19 đã gây ra cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần toàn cầu, làm trầm trọng thêm tình trạng căng thẳng ngắn và dài hạn, phá hủy sức khỏe tâm thần của hàng triệu người.
Trong khi các dịch vụ phòng ngừa và điều trị hiệu quả sẵn có nhưng nhiều người bị rối loạn tâm thần không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc hiệu quả, làm gia tăng khoảng trống điều trị cho các vấn đề này. Theo đó, chỉ khoảng 29% số người bị rối loạn tâm thần và chỉ 30% người bị trầm cảm được chăm sóc sức khoẻ tâm thần chính thức.
Tại Việt Nam, một nghiên cứu cách đây vài năm cho thấy gần 15% người dân mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp, tương đương gần 15 triệu người.
Điều đáng nói, đa số người dân cho rằng rối loạn tâm thần chỉ có tâm thần phân liệt. Thực tế, tỷ lệ tâm thần phân liệt chỉ chiếm gần 0,5% dân số; trầm cảm, lo âu chiếm tỷ lệ cao (tới 5,4% dân số), còn lại là các rối loạn tâm thần khác như động kinh (0,33%), chậm phát triển tâm thần (0,63%), mất trí tuổi già (0,88%); rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên (0,9%); lạm dụng rượu (5,3%), ma tuý (0,3%)...
Ở trẻ em, các vấn đề sức khoẻ tâm thần chiếm khoảng 12%, tương đương hơn 3 triệu trẻ em có nhu cầu về các dịch vụ sức khoẻ tâm thần.
Với người mắc rối loạn tâm thần, trách nhiệm chủ yếu của ngành Y tế và xã hội. Nếu bệnh ở thể nhẹ, việc điều trị được thực hiện bằng các giải pháp không dùng thuốc như giáo dục, tư vấn tâm lý. Khi bệnh nặng hơn, phải kết hợp dùng thuốc và các giải pháp khác như phục hồi chức năng, hoạt động trị liệu, nghề trị liệu, hỗ trợ xã hội...
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), ở Việt Nam hiện nay chủ yếu chuyên khoa tâm thần (ở các bệnh viện tuyến Trung ương và tỉnh) cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần. Cả nước hiện có 43 bệnh viện tâm thần hoặc có chuyên khoa Tâm thần.
Các trạm y tế xã phường chủ yếu thực hiện khám bệnh, kê đơn điều trị theo các chỉ định của tuyến trên. Hơn thế nữa trị liệu chủ yếu là dùng thuốc. Tâm lý trị liệu và các biện pháp không dùng thuốc chưa được phát triển đầy đủ.
Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh nhấn mạnh, nhu cầu phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần, nhất là lồng ghép chăm sóc sức khỏe tâm thần vào các cơ sở đa khoa, chuyên khoa khác, lồng ghép vào chăm sóc sức khoẻ ban đầu rất lớn. Ngành Y tế đang tập trung phát triển tâm lý trị liệu và các giải pháp không dùng thuốc khác.
Tại lễ mít tinh, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị cần đẩy nhanh việc xây dựng các văn bản luật pháp, chính sách, hướng dẫn chuyên môn để tăng cường chăm sóc sức khỏe tâm thần bao gồm cả chuyên khoa sâu và chăm sóc sức khỏe tâm thần cơ bản trong các cơ sở y tế khác và tại cộng đồng, cả chữa trị bằng thuốc và không bằng thuốc.
Đối với người dân, cần tăng cường nhận thức về sức khoẻ tâm thần để tự chăm sóc cho mình, cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp. "Ai cũng có thể mắc rối loạn tâm thần, ít nhất là ở một giai đoạn, thời điểm nào đó của cuộc đời," Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, đồng thời cho rằng không nên có sự kỳ thị đối với người rối loạn tâm thần. Bên cạnh đó cần thực hiện lối sống lành mạnh, có chế độ làm việc, học tập và nghỉ ngơi phù hợp, tự theo dõi sức khỏe và có những sẻ chia với mọi người xung quanh./.
Theo TTXVN
(责任编辑:World Cup)
- ·Đồng hồ analog hỗ trợ thanh toán digital
- ·Công ty CP San Mira bị xử phạt do vi phạm quảng cáo
- ·Quyết tâm xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mở và hội nhập
- ·Xử phạt Phòng Khám Minh Đức Xương Khớp
- ·Giám đốc Công an Bình Dương: Hơn 200 văn bản quy định về PCCC
- ·Xe ô tô hybrid sạc điện không tiết kiệm nhiên liệu như nhà sản xuất quảng cáo
- ·256 hồ sơ dự thi Giải thưởng Sáng tạo Nội dung số Việt Nam 2023
- ·Hơn 14 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 11
- ·Third Diên Hồng Awards honours 83 outstanding journalistic works
- ·Thanh tra 45 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội năm 2023
- ·Của nhà cũng trộm
- ·Đoàn thanh niên Vietcombank Gia Lai và Bắc Gia Lai trao tặng học bổng “Vững tương lai”
- ·Công ty Thành Sơn bị xử phạt do sử dụng website không thông báo theo quy định
- ·Mối đe dọa nhằm vào trẻ em trên môi trường mạng năm 2024
- ·Công an Hà Nội thông tin về vụ cháy chung cư mini
- ·Thanh tra Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Quảng Nam
- ·Công ty Thành Sơn bị xử phạt do sử dụng website không thông báo theo quy định
- ·Ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong kiểm soát chất lượng nước
- ·Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi cùng tờ giấy nhờ người cưu mang
- ·Fortinet SASE hợp tác với Google Cloud, mở rộng “điểm hiện diện” trên toàn cầu