【soi kèo armenia】Nhiều giải pháp xây dựng chính quyền điện tử
(CMO) Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về Chính phủ điện tử, thời gian qua, tỉnh Cà Mau tập trung đầu tư phát triển chính quyền điện tử với nhiều giải pháp được triển khai theo điều kiện của địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, phù hợp với ngân sách của tỉnh.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Thân Đức Hưởng cho biết, tỉnh mạnh dạn đặt mục tiêu xây dựng, sớm đưa vào vận hành Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) để phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN) một cách minh bạch, hiệu quả. Khi đó người dân, DN đến Trung tâm Giao dịch TTHC sẽ được tiếp đón trong môi trường hiện đại, được cung cấp thông tin đầy đủ các TTHC, được hướng dẫn, trợ giúp, làm quen với hệ thống cổng dịch vụ công trực tuyến. Việc thực hiện các TTHC được giám sát chặt chẽ theo quy trình một cửa sau khi hồ sơ được tiếp nhận và quét vào hệ thống.
Trung tâm Giải quyết TTHC trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh không trực tiếp tham gia vào giải quyết TTHC mà giám sát quá trình giải quyết TTHC, tiếp nhận phản ánh của người dân, DN và hỗ trợ các cơ quan chuyên môn cập nhật TTHC trên hệ thống khi có thay đổi, ban hành mới TTHC.
Thời gian qua, tỉnh triển khai nhiều biện pháp như nghiên cứu, triển khai hệ thống một cửa, bổ sung các tính năng cần thiết như cung cấp thông tin tương tự phiếu theo dõi hồ sơ cho phần mềm quản lý chất lượng ISO 9001-2012, 9001-2015 để đánh giá theo yêu cầu. Phát triển hệ thống ISO điện tử ban đầu chỉ cho phép người dân, DN tra cứu, tìm hiểu TTHC của các ngành cấp tỉnh, cấp huyện và nộp hồ sơ trực tuyến cho một số thủ tục có hồ sơ đơn giản thành cổng dịch vụ công trực tuyến, một cửa điện tử và quản lý ISO điện tử được tích hợp chặt chẽ với nhau thành một hệ thống, cho phép cán bộ, công chức hoàn toàn có khả năng xử lý theo quy trình một cửa. Từ đó giúp công chức sớm thích ứng, nâng cao năng lực với xử lý TTHC theo quy trình một cửa trên một cửa điện tử, đảm bảo giao dịch của người dân, giảm thiểu được thời gian chờ đợi, đi lại trong giải quyết TTHC.
Người dân, DN đến Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh được cung cấp thông tin đầy đủ các TTHC, được hướng dẫn, trợ giúp, làm quen với hệ thống cổng dịch vụ công trực tuyến. |
6 tháng đầu năm, Trung tâm Giải quyết TTHC nhận 12.514 hồ sơ trực tuyến trên tổng số 60.141 hồ sơ. Trong đó mức độ 3 có 1.134 hồ sơ, 11.380 hồ sơ mức độ 4. Theo đó, quy trình xử lý một cửa triển khai cho tất cả các TTHC với thời gian, kinh phí hợp lý thông qua luân chuyển hồ sơ đến cho công chức theo quy trình xử lý và ghi nhận các thời điểm hoàn thành, chuyển giao để kiểm soát thời gian xử lý của hệ thống một cửa.
Hệ thống một cửa và cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh được hoạt động ngày càng ổn định, tin cậy hơn, các tính năng ngày càng thuận tiện, dễ dùng hơn, liên tục được cập nhật, cải tiến như cho phép ký số, quản lý các thành phần hồ sơ người dân, DN đã nộp để sử dụng lại, thiết lập các thủ tục liên thông theo chiều ngang, liên thông theo chiều dọc từ cấp xã đến cấp tỉnh… Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Thân Đức Hưởng chia sẻ: "Dù không có áp lực cạnh tranh nhưng tỉnh Cà Mau tự xác định việc thường xuyên cải tiến để ngày càng thuận tiện, dễ dùng hơn cho người dân, DN".
Tuy nhiên, hạn chế của hệ thống một cửa điện tử hiện nay là vẫn còn sử dụng hình thức mẫu đơn chưa thể thay thế bằng các mẫu điện tử (e-form) và kết quả các TTHC chưa chia sẻ được cho các ứng dụng khác do chưa kết nối chia sẻ dữ liệu với các ứng dụng chuyên ngành. Hiện tỉnh chưa có nhiều ứng dụng chuyên ngành để kết nối với các ứng dụng chuyên ngành của các ngành Trung ương.
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến Uỷ ban quốc gia về Chính phủ điện tử, ông Thân Đức Hưởng cho biết, các TTHC được UBND tỉnh ban hành đều kèm theo nội dung quy định về quy trình xử lý, kể cả quy trình xử lý liên thông để thuận lợi hơn cho việc đưa lên hệ thống trực tuyến. Đầu năm nay tỉnh đã mở rộng, tích hợp với Zalo để có thêm kênh truyền thông, đưa cổng dịch vụ công đến gần hơn với người dân. Vấn đề khó khăn hiện nay là phần mềm quản lý hồ sơ công việc liên thông (VIC) của tỉnh trước đây dùng để quản lý văn bản điều hành sử dụng thống nhất trong tỉnh rất hiệu quả trong liên thông, trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan Nhà nước trong tỉnh. Đến nay, hệ thống này đã quá tải trong sử dụng và không ổn định khi kết nối với trục liên thông văn bản quốc gia. Trước thực tế đó, đề nghị Chính phủ có kế hoạch, giải pháp triển khai thống nhất hệ thống quản lý văn bản quốc gia, giúp các tỉnh tránh được bất cập khi liên thông với hệ thống này./.
Hồng Phượng
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Ngày 4/1: Thép trong nước giữ nguyên giá bán, quặng sắt giảm nhẹ
- ·Có nên trồng rau củ trong thùng xốp không?
- ·Agribank cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký kết biên bản ghi nhớ
- ·Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong xử lý chất thải rắn
- ·Hải quan Móng Cái (Quảng Ninh) tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
- ·Vinschool nhận giải thưởng ESG Busines Awards về phát triển bền vững
- ·Agribank cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký kết biên bản ghi nhớ
- ·Xu hướng công nghệ khí hậu nào được kỳ vọng vào năm 2024?
- ·Phát triển thị trường tài chính toàn diện để xây dựng thành công các trung tâm tài chính
- ·Biến đổi khí hậu có thể gây thêm 14,5 triệu ca tử vong tính đến năm 2050
- ·100 điểm sạt lở trên Quốc lộ 32, chưa thể thông tuyến qua Mù Cang Chải
- ·Quốc gia Đông Nam Á chi 3,6 tỷ USD cho siêu dự án tạo ra 5 tỷ kWh điện mỗi năm
- ·Tổng cục Thuế: Sẽ tăng mức thuế tuyệt đối với túi nylon
- ·Loại cây ai cũng nên có trong nhà, vừa lọc không khí lại chữa được bệnh
- ·Bộ Nội vụ: Dành 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản để thu hút nhân tài
- ·Hướng tới thương mại điện tử xanh để giảm thiểu rác thải nhựa đại dương
- ·Hà Nội khai trương hệ thống vé điện tử liên thông
- ·Tham vọng khoan vào lòng núi lửa tìm nguồn năng lượng vô hạn
- ·Bộ Công an: 'Tên gọi thẻ căn cước tạo tiền đề cho việc hội nhập quốc tế'
- ·8 sự kiện nổi bật ngành Tài nguyên Môi trường năm 2023