【mazatlán đấu với tijuana】Đồng bào S’tiêng chung sức kéo điện
Bà Thị Ne cho biết: “Nghe mọi người bàn kéo điện tôi mừng lắm,o Smazatlán đấu với tijuana nhưng gia đình gom góp mãi cũng chỉ được 10 triệu đồng. Để có đủ số tiền hùn kéo điện, tôi đã vay bà con, lối xóm”.
30 năm “khát” điện
Hơn 30 năm sống tại tổ 5, ấp Hưng Phát, là ngần ấy thời gian 17 hộ đồng bào dân tộc S’tiêng nơi đây sống trong nỗi “khát” điện. Thế nhưng giờ đây, những ngôi nhà leo lắt ánh đèn dầu đã bừng sáng dưới ánh điện nhờ sự đồng lòng chung sức của chính người dân.
Ông Điểu Tiến kiểm tra chỉ số công tơ điện của gia đình sau gần 1 tháng sử dụng trong niềm phấn khởi
Khu dân cư tổ 5, ấp Hưng Phát, xã Tân Hưng nép mình dưới một con dốc, cách trung tâm xã khoảng 5km, xung quanh bao phủ bởi vườn cao su của Nông trường cao su Lợi Hưng. Cách vị trí cấp điện 1,8km, thế nhưng hơn 30 năm qua, cuộc sống của 17 hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở đây thiếu điện. Không có điện, mọi sinh hoạt của các gia đình đều khẩn trương diễn ra lúc trời còn sáng. Từ tối, cả xóm im lìm dưới ánh sáng yếu ớt của ngọn đèn dầu hay đèn bình.
Bà Thị Ne cho biết: “Do phải đi xạc bình xa nhờ các hộ có điện ở ấp Hưng Lập A, lại muốn các con có điều kiện học tốt hơn nên gia đình tôi đã chắt chiu mua máy nổ để phát điện. Tuy vậy, sau khi các con học bài xong vẫn phải thắp đèn dầu vì xài máy nổ quá tốn kém. Trung bình mỗi buổi tối ngốn 30 ngàn đồng tiền dầu”.
Hàng chục năm qua, điều mong mỏi lớn nhất của người dân nơi đây là sớm có điện để thắp sáng, khoan giếng lấy nước chăm sóc cây trồng; các em nhỏ có ánh sáng học bài không còn chán nản bỏ học, người lớn được tiếp cận thông tin. Khao khát có điện, 4 hộ trong tổ đã tiên phong đóng góp hơn 10 triệu đồng/hộ để được xài điện “câu đuôi” của các hộ gần đó. Nhưng điện rất yếu do đường dây quá xa, không đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Không điện, đời sống của người dân ở đây rất lạc hậu, chưa biết đến nồi cơm điện, tủ lạnh, tivi là gì. Bức xúc trước tình trạng không có điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất, ông Điểu Tiến nhiều lần đại diện các hộ dân trong tổ gửi đơn kiến nghị khắp nơi. Ông Điểu Tiến cho biết: “Tôi đã nhiều lần kiến nghị với đại biểu cấp huyện, tỉnh trong mỗi đợt tiếp xúc cử tri nhưng vẫn chưa được giải quyết”.
Chung sức kéo điện
Đầu năm 2018, 12 hộ dân trong tổ đã bàn phương án góp tiền đầu tư một đường dây hạ thế, một máy biến áp 37,5kVA, trụ bê tông được chằng cáp, một công tơ cụm với tổng chi phí gần 300 triệu đồng, chia bình quân 26 triệu đồng/hộ. 26 triệu đồng/hộ là khoản tiền không hề nhỏ đối với những hộ được coi là khá giả trong tổ, còn với những hộ khó khăn là cả một gia tài khi hầu hết các gia đình ở đây kinh tế còn nhiều khó khăn. Thu nhập của họ chủ yếu từ vài sào vườn hoặc đi cạo mủ cao su thuê.
Việc đưa điện về với bà con là không khả thi. Bởi qua khảo sát thực tế, tổ chỉ có 17 hộ nhưng trải dài khoảng 1km, bao quanh toàn cao su, không có đường giao thông mà chỉ có đường mòn cho xe 2 bánh. Do đó để cấp điện cho khu dân cư cần khoản chi phí dự trù lớn, khoảng 850 triệu đồng. Đồng thời, để đảm bảo an toàn về điện phải đốn hạ, giải tỏa 3.960 cây cao su của Nông trường cao su Lợi Hưng, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho nhà nước và các hộ dân. Điều này làm cho suất đầu tư hệ thống điện trên mỗi hộ quá lớn, khoảng 50 triệu đồng/hộ. Công văn số 2918/CV-PCBP của Điện lực Bình Phước trả lời người dân tổ 5, ấp Hưng Phát. |
Tuy số tiền mỗi hộ phải đóng khá lớn, nhưng đã giảm gần một nửa so với khảo sát thiết kế ban đầu của ngành điện lực. Do đó, phương án tổ đưa ra được mọi người đồng lòng thực hiện. Chỉ trong thời gian ngắn, tổ đã thu đủ số tiền, bắt tay vào kéo điện. Nhờ sự quan tâm của chính quyền, việc xác nhận và khảo sát thực tế nhanh chóng được thực hiện. Ngay khi ngành điện lực tiến hành hạ thế và gắn máy biến áp, tổ đã vận động người dân góp công dựng trụ, kéo dây, gắn công tơ điện cho các hộ. Sau hơn 10 ngày thi công, ngày 27-5-2018, điện đã về với 12 hộ dân ở khu dân cư tổ 5.
Nhìn những trụ điện kiên cố tải điện vào từng nhà, ông Điểu Tư, Tổ trưởng tổ 5 hồ hởi chia sẻ: “Từ khi có điện, người dân trong tổ vui như tết. Ở đây từ năm 1986, tôi hiểu nỗi khổ của bà con khi sống thiếu điện. “Khát” lắm! Từ nay không còn cảnh ồn ào của tiếng máy nổ khi về đêm, không còn phải chật vật sinh hoạt dưới bóng tối nữa. Nhiều nhà đã sắm tivi, trẻ nhỏ đủ ánh sáng để học tập”.
Ông Điểu Thành, Phó chủ tịch UBND xã Tân Hưng cho biết: “Tinh thần chủ động, cách làm sáng tạo, sự mạnh dạn, đồng lòng của người dân tổ 5 rất đáng được hoan nghênh. Thành quả đó đã góp phần làm tăng tỷ lệ hộ sử dụng điện trên địa bàn. Đồng thời, góp phần giảm gánh nặng chỉ tiêu về điện trong quá trình xây dựng nông thôn mới của xã”.
Tỷ Huỳnh
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ngăn chặn, phòng trừ dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết
- ·Kỹ thuật trồng cây Xương Rồng Bát Tiên mang may mắn cho gia chủ
- ·Quản trị tinh gọn thực sự cần thiết cho doanh nghiệp Việt Nam
- ·Ban hành mẫu mới Báo cáo tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia
- ·Căng thẳng tại Trung Đông: Israel cảnh báo tấn công lớn vào Gaza
- ·Vũ khí tàu ngầm hạt nhân lớp Virgina hiện đại bậc nhất thế giới
- ·Kỹ thuật trồng cây rau húng lủi một công nhiều tác dụng
- ·Sắp đăng được ảnh 360 độ lên Facebook
- ·Cảnh sát hóa trang xử lý xe quá tải chạy trên đê ở Hà Nội
- ·Chuyên gia lý giải những vụ bồn cầu nổ tung gây thương tích
- ·Cùng nhận hối lộ vụ Việt Á nhưng động cơ khác nhau sẽ bị xử lý khác nhau
- ·Mã vùng điện thoại thay đổi, doanh nghiệp cần làm gì
- ·Học kỹ năng mềm: Tiền mất tật mang, gia đình nát
- ·Người dùng liên tiếp bị bỏng tay, bỏng đùi vì ‘dế xịn' phát nổ
- ·Google sẽ ra mắt smartphone chính chủ cuối năm nay?
- ·Tàu khu trục USS Zumwalt chính thức được Mỹ đưa vào hoạt động
- ·Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tôn vinh kịp thời nhà khoa học trẻ có thành tích xuất sắc
- ·Kỹ thuật trồng cây mướp trên sân thượng cho quả sai trĩu cành
- ·Hà Nội tưởng niệm nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- ·Bến Tre chấm điểm cho doanh nghiệp tham gia Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2017