【kết quả bóng đá hạng 2 hà lan】Chuyên gia: 'Việt Nam xử lý thành công làn sóng COVID
Xét nghiệm COVID-19 cho những đối tượng có nguy cơ. (Ảnh: TTXVN)
Ông S D Pradhan - cựu Chủ tịch Ủy ban Tình báo Ấn Độ - có bài viết đánh giá cao những biện pháp phòng chống dịch COVID-19 của Việt Nam và khẳng định Việt Nam xử lý thành công làn sóng COVID-19 thứ hai.
Sau đây là nội dung bài viết:
Sự khéo léo trong xử lý làn sóng COVID-19 đầu tiên của Việt Nam nhận được nhiều lời khen ngợi. Việt Nam ghi nhận 2 ca nhiễm COVID-19 đầu tiên vào ngày 23/1 và có khoảng 350 ca trên khắp cả nước vào cuối tháng Sáu.
Thông qua việc thực hiện các biện pháp kịp thời,êngiaViệtNamxửlýthànhcônglànsókết quả bóng đá hạng 2 hà lan Việt Nam đã ngăn chặn được sự lây lan của đại dịch và quan trọng là không có trường hợp nào tử vong.
Đây quả là một thành tựu đáng chú ý khi Việt Nam có chung đường biên giới với Trung Quốc và những tàu thuyền Trung Quốc thường xuyên xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và lãnh hải của Việt Nam.
Việt Nam là một hình mẫu về ứng phó với virus corona. Việt Nam đã sớm thực hiện nhiều sáng kiến và nhận thức chính xác bản chất của thách thức; coi virus corona là kẻ thù của nhân loại, tuyên chiến và thực hiện mọi biện phạm để ngăn chặn sự lây lan.
Việt Nam đã đóng cửa biên giới, tuyên bố giãn cách toàn xã hội, thiết lập các cơ sở cách ly, kiểm tra chặt chẽ và truy tìm dấu vết các ca mắc thông qua ứng dụng di động trong giai đoạn đầu của đại dịch.
Việt Nam cũng theo dõi những người tiếp xúc F2, F3, F4 đối với người nhiễm bệnh đồng thời đưa ra chính sách cách ly nghiêm ngặt.
Khi Trung Quốc công bố trường hợp tử vong đầu tiên do virus corona, Việt Nam đã ngay lập tức thực hiện kiểm tra sức khỏe tại sân bay, kiểm tra thân nhiệt của tất cả du khách; hoãn tất cả chuyến bay đi và đến Trung Quốc trong giai đoạn đầu và sau đó là hoãn tất cả các chuyến bay quốc tế. Việc xác định ổ dịch và xác định các bước đi cần thiết để cách ly khu vực đã được thực hiện từ sớm ở Việt Nam.
Giống như các nước khác, Việt Nam cũng phải đối mặt với làn sóng COVID-19 thứ hai. Sau 99 ngày không ghi nhận ca nhiễm mới, COVID-19 đã một lần nữa xuất hiện vào ngày 25/7/2020 tại Đà Nẵng - một điểm nóng du lịch và cũng trở thành điểm nóng của đợt dịch thứ hai.
Virus đã lây lan tới Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh rất nhanh. Tính đến giữa tháng 9, đã có 1.059 người nhiễm virus và 35 người tử vong. Số liệu này là không đáng kể khi so sánh với các nước khác.
Việt Nam cũng thực hiện các biện pháp kịp thời nhằm ngăn chặn sự lan rộng của virus. Theo thông tin báo chí, hai ca nhiễm virus corona đầu tiên của Việt Nam là hai cha con một người đàn ông từ Vũ Hán, Trung Quốc (nơi virus được phát hiện) du lịch tới Hà Nội.
Một số thông tin khác cho rằng những người nhập cư bất hợp pháp từ Trung Quốc đã mang theo virus qua biên giới Việt Nam. Hầu hết các báo cáo khẳng định loại virus chết người này đến từ Vũ Hán.
Một số nhà nghiên cứu chỉ ra rằng virus có thể không bị phát hiện trong nhiều tháng và có khả năng lây lan dù không biểu hiện triệu chứng trong cộng đồng. Dù bất kể lý do nào gây ra đợt dịch thứ hai, chắc chắn chủng virus lần này có khả năng lây lan rộng rãi và nguy hiểm hơn.
Việt Nam đã kiên quyết đối phó khi bùng phát làn sóng virus thứ hai và hoãn tất cả chuyến bay từ Trung Quốc đại lục và không lâu sau đó là tất cả các chuyến bay quốc tế. Thị thực và khách du lịch cũng bị đình chỉ để kiểm soát sự lây lan của virus.
Chính phủ Việt Nam đã quyết định sơ tán 80.000 du khách khỏi Đà Nẵng. Thành phố Đà Nẵng đã tiến hành các quy trình khử trùng quy mô lớn để kiểm soát sự lây lan của COVID-19 và thắt chặt kiểm soát di chuyển. Đà Nẵng cũng thiết lập giãn cách toàn thành phố, thành lập bệnh viện dã chiến gồm 500 giường bệnh để tiếp nhận các bệnh nhân nhiễm virus corona.
Giống như trong làn sóng dịch đầu tiên, tìm kiếm sự hợp tác từ người dân thông qua chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng hiệu quả là một yếu tố quan trọng trong nỗ lực của Việt Nam.
Người dân Việt Nam tuân thủ tuyệt đối quy định về giãn cách xã hội. Việt Nam khuyến khích hệ thống theo dõi theo khu phố, theo đó công dân được yêu cầu trình báo về hàng xóm nếu nghi ngờ người đó nhiễm bệnh. Các hướng dẫn của Chính phủ đối về tự cách ly tại nhà đã được người dân Hà Nội thực hiện nghiêm túc.
Toàn thể nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp đã giúp đỡ hết mình để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch như trong làn sóng dầu tiên. Họ đã đưa ra nhiều sáng kiến.
Tại Đà Nẵng, chính quyền và người dân đã cùng nhau chuẩn bị “bản đồ lây nhiễm” để giúp người dân địa phương tránh những điểm nóng dịch và dễ dàng tìm thấy cơ sở y tế gần nhất.
Sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh cùng bệnh viện quân y đã thiết kế ra robot để thực hiện nhiệm vụ khử trùng bệnh viện và nơi công cộng. Các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng cũng được tăng cường.
Người dân và chính quyền cũng đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm giải bớt tác động xã hội và tâm lý tiêu cực do đại dịch gây ra.
Việc Việt Nam xử lý thành công sự bùng phát của COVID-19 cho đến nay đã chứng minh rằng sự chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với các bệnh truyền nhiễm là yếu tố then chốt trong việc bảo vệ người dân.
Các yếu tố góp phần vào thành công của Việt Nam trong kiểm soát dịch bệnh bao gồm có chiến lược kiểm tra, truy tìm tiếp xúc qua ứng dụng, các chiến dịch truyền thông công cộng hiệu quả, sự tham gia của người dân và việc quan tâm tới tất cả khía cạnh tiêu cực đối với xã hội do đại dịch gây ra. Những số liệu về ca nhiễm và ca tử vong cũng cho thấy số liệu được báo cáo minh bạch.
Kết thúc cách ly y tế toàn bộ các cụm dân cư, khu phố trên địa bàn tỉnh Hải Dương. (Ảnh: TTXVN phát)
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải đối mặt với một số khó khăn. Cuộc chiến chống COVID-19 chưa kết thúc, do đó cần tiếp tục nỗ lực đối phó. Việt Nam có chung biên giới với Trung Quốc, Lào, Campuchia, có nhiều khoảng trống do rừng tạo ra cho nên cần nỗ lực hơn nữa để kiểm soát những dòng nhập cư bất hợp pháp vào Việt Nam.
Khi có vắcxin, cần chuẩn bị trước việc phân phối. Bên cạnh đó, nhu cầu về phát triển khả năng phát hiện sớm hoặc dự đoán về đại dịch không nên bị nhấn mạnh quá mức. Nên sử dụng những dữ liệu thu thập được cho đến nay. Điều này cũng đòi hỏi sự hợp tác của cộng đồng quốc tế. Cần giải quyết các tác động về kinh tế của đại dịch. Nó đã gây ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những người nghèo và đối tượng dễ tổn thương cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Cần đưa ra những góp hỗ trợ xã hội phù hợp.
Ngành du lịch cũng sẽ cần được thúc đẩy trong giai đoạn sau COVID-19. Đồng thời, cần phải khiến Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn đối với những công ty đang có ý định chuyển khỏi Trung Quốc và Hong Kong. Hy vọng rằng với bề dày kinh nghiệm đối phó với đại dịch, Việt Nam sẽ có thể giải quyết thành công tất cả thách thức nêu trên./.
TheoTTXVN
(责任编辑:Thể thao)
- ·Dừng tìm kiếm diện rộng các nạn nhân mất tích do mưa lũ tại Sa Pa
- ·Giải ngân hơn 321 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt 68%
- ·Quyết liệt gỡ vướng để khơi thông thương mại nông sản với Trung Quốc
- ·Bộ Công Thương “bắt tay” các bộ thúc đẩy xây dựng thương hiệu quốc gia
- ·Cắt margin 84 mã chứng khoán trên HOSE quý I/2025
- ·Nhóm máu nào dễ có nguy cơ bị đột quỵ nhất?
- ·Phòng vệ thương mại phải có trong chiến lược kinh doanh
- ·Thẩm mỹ viện hút mỡ, nâng mũi ‘chui’ gây tai biến, Công an TPHCM vào cuộc
- ·‘Thực hiện số hóa ngân hàng một cách toàn diện’
- ·Thai phụ trong vụ nổ gas ở TPHCM: Bị bỏng 95%, không còn đo được tim thai
- ·Nhận định, soi kèo Al Zawraa vs Al Quwa Al Jawiya, 23h30 ngày 3/1: Chấm dứt phong độ bất bại
- ·Sở Y tế Cần Thơ lên tiếng vụ 'bệnh viện dùng mỹ phẩm thoa da để tiêm vào mặt'
- ·Người đứng sau kỹ thuật đỉnh cao trong phẫu thuật nội soi tim mạch toàn bộ
- ·Quy hoạch để huy động hiệu quả các nguồn lực phát triển Đồng bằng sông Cửu Long
- ·Hợp tác công tư PPP phát triển hạ tầng: Cách nào hấp dẫn nhà đầu tư?
- ·Mở rộng thị trường xuất khẩu để tận dụng tốt FTA
- ·Cuối tuần năng động với ngày hội giúp tăng cường sức khỏe
- ·Hạnh phúc của người đàn ông mắc căn bệnh kỳ lạ, hiếm gặp
- ·Tạm giữ thanh niên ở Quảng Trị lái xe tông vào cảnh sát giao thông
- ·Quy định mới cần biết về xét nghiệm nồng độ cồn khi cấp đổi giấy phép lái xe