【bảng sếp hạng seria】Tăng cường kiểm dịch y tế phòng chống dịch
Trước nguy cơ xảy ra các chủng cúm H7N9,ăngcườngkiểmdịchytếphogravengchốngdịbảng sếp hạng seria H5N1 và H1N1, phóng viên Báo Bình Phướcđã có cuộc trao đổi với bác sĩ Tô Đức Sinh, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh về công tác kiểm dịch y tế và chủ động phòng chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
* Ông đánh giá thế nào về nguy cơ xảy ra các chủng cúm A: H7N9, H5N1, H1N1 trên địa bàn tỉnh?
Ở nước ta, tình hình cúm A/H1N1 xuất hiện tại khu vực phía Bắc và đã có 3 ca tử vong. Ở các tỉnh, thành phía Nam, dịch cúm A/H5N1 diễn biến phức tạp. Một số tỉnh đã thông báo dịch cúm A/H5N1 trên đàn gia cầm, nguy hiểm nhất là trên đàn chim yến nuôi (Ninh Thuận) và có biểu hiện bệnh lây từ gia cầm sang người. Từ đầu năm đến nay, tại khu vực phía Nam đã có 2 trường hợp mắc cúm A/H5N1 (Đồng Tháp và Long An), trong đó 1 ca tử vong tại tỉnh Đồng Tháp.
Trước tình hình dịch cúm A diễn biến phức tạp, dịch bệnh cúm A (H7N9, H5N1, H1N1) trên địa bàn tỉnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ cao do những yếu tố sau: Sự giao thương giữa các quốc gia, vùng miền dễ dàng, thuận lợi, do đó không loại trừ khả năng dịch bệnh lây lan từ nước này sang nước khác và các tỉnh vào địa bàn Bình Phước. Người dân chưa thật sự coi trọng việc sử dụng gia cầm và các sản phẩm gia cầm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Chăn nuôi nhỏ lẻ dẫn đến khó khăn trong theo dõi, quản lý đàn gia cầm. Trên địa bàn tỉnh đang xuất hiện một số hộ dân nuôi chim yến, đây cũng là nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ lây truyền bệnh cúm A/H5N1. Đặc biệt, năm 2009, Bình Phước đã xuất hiện dịch cúm A/H1N1, do đó không loại trừ khả năng chủng cúm A/H1N1 còn tồn tại ở các địa bàn đã từng xảy ra dịch năm 2009. Mặt khác, nếu có sự biến đổi gen đối với chủng H1N1 hay tái tổ hợp với một chủng cúm khác thì nguy cơ dịch bệnh bùng phát là rất cao.
* Ngành y tế đã có kế hoạch đối phó với dịch như thế nào, thưa bác sĩ?
Từ đầu năm ngành y tế Bình Phước đã xây dựng kế hoạch phòng chống dịch cúm A/H5N1, A/H1N1 ở người trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, sau khi có công điện của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, tỉnh Bình Phước đã xây dựng kế hoạch phòng chống dịch cúm A/H7N9, với từng tình huống cụ thể. Ngành y tế cũng tổ chức hội thảo và triển khai kế hoạch phòng chống cúm A/H7N9 cho trung tâm y tế các huyện, thị, trong đó chỉ đạo tăng cường công tác giám sát ca bệnh, đặc biệt với các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp cấp không rõ nguyên nhân để phát hiện sớm. Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp xử lý dịch nhanh, triệt để.