【bxh bd uc】Thuế tài nguyên góp phần bảo vệ môi trường và tăng nguồn thu cho NSNN
Hạn chế "chảy máu" tài nguyên
Theo thống kê của Tổng cục Thuế, số thu thuế Tài nguyên các năm 2005- 2008 bình quân mỗi năm trên 23.200 tỷ đồng, chiếm khoảng 15% tổng thu ngân sách Nhà nước từ sản xuất kinh doanh trong nước. Năm 2011, chỉ tính riêng việc thu thuế từ dầu thô ước đạt 100 nghìn tỷ đồng, bằng 144,3% so với dự toán.
Trước đây, thuế Tài nguyên được thực hiện theo Pháp lệnh thuế Tài nguyên (năm 1998) và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 6 Pháp lệnh thuế Tài nguyên (năm 2008). Riêng đối với dầu mỏ, khí thiên nhiên được thực hiện theo quy định của Luật Dầu khí. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách thuế Tài nguyên, một số quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như Luật Dầu khí, Luật Đầu tư và thực tế triển khai thực hiện, Pháp lệnh thuế Tài nguyên đã bộc lộ những bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung.
Do đó, tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội XII đã thông qua Luật Thuế Tài nguyên, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2010.
Nhằm tăng tính hiệu quả và hợp lý cho việc thu thuế Tài nguyên, biểu thuế suất trong Luật thuế Tài nguyên đã được thu hẹp lại biên độ bằng việc tăng mức sàn và hạ mức trần. Việc điều chỉnh này hướng tới hầu hết tài nguyên thuộc nhóm khoáng sản kim loại và một số tài nguyên quý hiếm khác.
Đối tượng chịu thuế này đều có mức thuế suất sàn tăng vì đây là những tài nguyên không thể tái tạo, có giá trị lớn. Việc xác định biểu thuế suất này vẫn nhằm đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước, đồng thời góp phần nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên quốc gia từ phía các chủ thể tiến hành khai thác. Việc áp dụng thuế và phí trong bảo vệ môi trường là những hình thức thể hiện của nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Thuế và phí đều là những nguồn thu phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
Theo đó, đối tượng chịu thuế so với qui định trước đây đã loại “động vật của rừng tự nhiên” ra khỏi đối tượng chịu thuế. Bổ sung thêm “khí than” vào đối tượng chịu thuế. Riêng sản phẩm của rừng tự nhiên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên không bao gồm hồi, quế, sa nhân, thảo quả do người nộp thuế (NNT) trồng tại khu vực rừng tự nhiên được giao khoanh nuôi và bảo vệ.
Đồng thời, Thuế Tài nguyên đã nâng mức thuế tối thiểu của khung thuế suất đối với các loại tài nguyên thuộc nhóm kim loại và một số loại tài nguyên quý hiếm khác; bỏ thuế suất 0% và qui định tài nguyên không tái tạo phải áp dụng mức thuế suất cao; mở rộng đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế...
Sẽ tiếp tục sửa đổi để khích lệ NNT
Theo Vụ Chính sách thuế- Bộ Tài chính, trong thời gian tới thuế Tài nguyên cần được nghiên cứu, bổ sung theo hướng vừa khích lệ người nộp thuế vừa là công cụ hữu hiệu góp phần quản lý, bảo vệ và thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, nhất là đối với tài nguyên không tái tạo; thúc đẩy khai thác tài nguyên gắn liền với chế biến sâu và góp phần hạn chế tối đa XK tài nguyên chưa qua chế biến. Sẽ sửa đổi, bổ sung qui định về giá tính thuế, thuế suất và thực hiện phương pháp quản lý thu cho phù hợp với thực tiễn hoạt động khai thác tài nguyên theo từng giai đoạn.
Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia tài chính thì việc tính thuế Tài nguyên cần thay đổi theo hướng dựa vào trữ lượng có thể khai thác được xét đến lợi thế về điều kiện khai thác mỏ và lợi thế thị trường tiêu thụ… chứ không đơn thuần dựa trên báo cáo sản lượng khai thác của DN.
Đơn cử trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, hiện nay, nguồn thu trực tiếp từ việc khai khoáng vẫn dựa chủ yếu vào thuế Tài nguyên. DN tự kê khai sản lượng khoáng sản thực tế khai thác hàng năm và cơ quan chức năng sẽ lấy đó làm cơ sở cho việc tính thuế tài nguyên khoáng sản. Nhưng trên thực tế, nhiều trường hợp báo cáo chưa đúng sản lượng khai thác gây thất thoát nguồn thu ngân sách.
Ngoài ra, việc duy trì phương thức tính thuế tài nguyên dựa theo hóa đơn xuất của DN cũng có thể dẫn tới tình trạng DN bắt tay với đối tác ghi giá trên hóa đơn thấp hơn so với giá thực tế nhằm trốn thuế và các loại phí liên quan. Bên cạnh đó, để giải quyết triệt để tình trạng "chảy máu" tài nguyên, gây thất thu cho ngân sách, Nhà nước cần phải đánh thuế ở mức cao các loại quặng xuất khẩu.
Vấn đề đặt ra hiện nay, ngoài việc tăng cường công tác quản lý, thu thuế tài nguyên góp phần tăng thu cho ngân sách để có nguồn kinh phí cho việc cải tạo môi trường; xây dựng, sửa chữa hạ tầng quanh khu vực khai thác... Nhà nước phải có chính sách quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia.
Mai Kaf
(责任编辑:Thể thao)
- ·Trò chơi Pokemon Go chính thức cập bến thị trường Việt Nam
- ·Liên hợp quốc: Thảm họa sóng thần gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng
- ·Từ tuổi 30 trở đi, bạn nên từ bỏ 8 thói quen này ngay
- ·Ngành thực phẩm Ba Lan ‘điêu đứng’ do bê bối thịt bò bẩn
- ·Hệ lụy khôn lường từ việc "cầu may" bằng búp bê Kumanthong
- ·Cậu bé bị đưa đến công trường vì nghiện game, bỏ học
- ·Pháp công bố kế hoạch đánh thuế các hãng công nghệ lớn
- ·Làm gì để chặn đà “lao dốc” xuất khẩu thủy sản?
- ·Ngày 6/1: Giá cà phê trong nước neo cao, hồ tiêu ở mức 150.000 đồng/kg
- ·Phụ nữ thông minh nắm những bí quyết giúp hôn nhân luôn thăng hoa
- ·Chủ nhật hẹn hò: Thời điểm vàng giúp hội FA tăng vận đỏ
- ·6 thực phẩm siêu bổ dưỡng nhưng ăn cùng chuối lại gây họa cho cơ thể
- ·Anh cam kết hỗ trợ 300 trăm triệu Bảng cho Bắc Ireland sau khi rời EU
- ·Cơ hội rộng mở cho hàng nông sản Việt Nam vào thị trường Mỹ
- ·Tấn công mạng có thể tiếp diễn, website VN cần chủ động
- ·Cần quy định cấm hành vi thao túng làm nhiễu loạn thị trường bất động sản
- ·Nhật Bản: Đi tàu điện ngầm ngoài giờ cao điểm được tặng suất ăn
- ·Quỹ đất để đầu tư nhà ở xã hội sẽ đầy đủ, dễ tiếp cận hơn
- ·100 điểm sạt lở trên Quốc lộ 32, chưa thể thông tuyến qua Mù Cang Chải
- ·Bạn muốn hẹn hò tập 806: Nhà trai U50 vừa gặp đã muốn cưới cô thợ may 3 con