【fiorentina – salernitana】Tăng cường quản lý thuế các đối tượng được hưởng lợi từ Covid
Hà Nội: Thêm một số đối tượng được hưởng trợ cấp do dịch Covid-19 | |
Chủ tịch Hà Nội: Cần nghiên cứu để cảnh báo về các đối tượng, độ tuổi dễ lây nhiễm Covid- 19 | |
Cục Thuế TPHCM: Hướng dẫn kịp thời để người nộp thuế được hưởng chính sách giãn thuế |
Ông Cao Anh Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh TL. |
Đó là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo chuyên đề về công tác quản lý thuế của Tổng cục Thuế tổ chức sáng 12/6.
Thu thấp nhất trong nhiều năm cả về tiến độ và tốc độ
Phát biểu tại buổi họp báo, ông Cao Anh Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, trong 5 tháng đầu năm, tình hình kinh tế trong và ngoài nước có diễn biến vô cùng phức tạp, đặc biệt là ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Trong nước, do ảnh hưởng của dịch bệnh, tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực chậm lại, nhiều ngành giảm lớn so với cùng kỳ.
Hầu hết các lĩnh vực, ngành kinh tế đều chịu tác động của dịch bệnh, trong đó một số lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng như: xuất nhập khẩu, giao thông vận tải (đặc biệt là vận tải hàng không), du lịch, dịch vụ, ăn uống, lưu trú, sản xuất ô tổ, sản xuất điện tử, máy tính, dệt may, da giày…
Thống kê của Tổng cục Thuế cho thấy, doanh nghiệp đăng ký mới giảm 10,08% so với cùng kỳ, doanh nghiệp tạm ngừng nghỉ kinh doanh tăng 18,23%... đã tác động xấu đến tình hình thu ngân sách nhà nước trong 5 tháng đầu năm 2020 và tiếp tục sẽ có những tác động làm giảm thu ngân sách nhà nước trong những tháng tiếp theo.
Kết quả thực hiện thu ngân sách nhà nước lũy kế 5 tháng đầu năm 2020 do cơ quan Thuế quản lý ước đạt 500.017 tỷ đồng, bằng 39,9% so với dự toán pháp lệnh, bằng 97,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Mặc dù về tề tổng thể, tiến độ thu thu 5 tháng vẫn xấp xỉ bằng mức thực hiện năm 2019, tuy nhiên, tiến độ thu cao tập trung vào một số khoản có nguồn phát sinh kinh tế của năm 2019 nhưng kê khai, nộp thuế trong những tháng đầu năm 2020 theo quy định.
Tổng cục Thuế cho biết, nếu loại trừ các khoản thu đó, thu nội địa lũy kế 5 tháng mới đạt được 36,3% - kết quả thu thấp nhất trong nhiều năm qua cả về tiến độ và tốc độ.
Lãnh đạo Tổng cục Thuế khẳng định, dù số thu 5 tháng đầu năm không có sự tăng trưởng so với cùng kì do những tác động giảm thu từ chính sách và tình hình dịch bệnh phức tạp nhưng để có được kết quả đó, cơ quan Thuế các cấp đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quản lý thu.
Cụ thể, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo cục thuế triển khai dự toán thu ngay từ ngày đầu, tháng đầu, phấn đấu tăng thu 7% so với dự toán được Quốc hội giao; giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp năm 2020 cho các cục thuế.
Đồng thời Tổng cục Thuế cũng thực hiện kiểm tra, rà soát toàn bộ số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh để đưa vào quản lý thuế, xác định chính xác số doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh, số doanh nghiệp báo ngừng hoạt động; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ công tác hoàn thuế giá trị gia tăng, tăng cường công tác quản lý hóa đơn bán hàng.
Tổng cục Thuế cũng giao chỉ tiêu thu nợ thuế năm 2020 cho các cục thuế, mục tiêu thu tối thiểu 80% số tiền nợ thuế có khả năng thu tại thời điểm 31/12/2019 chuyển sang và giảm số tiền nợ thuế xuống dưới 5% số thu ngân sách nhà nước năm 2020.
Rà soát các nguồn thu vẫn còn sư địa
Theo ông Cao Anh Tuấn, để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước mà Chính phủ, Bộ Tài chính đã giao cho ngành Thuế, trong tháng 6 và giai đoạn 6 tháng cuối năm, ngành Thuế sẽ phải thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý thuế.
Theo đó, Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị của Bộ Tài chính, và các bộ, ngành, địa phương triển khai tốt Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 8/4/2020 của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho người nộp thuế. Song song với đó là triển khai thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Toàn ngành Thuế cũng sẽ thực hiện rà soát toàn bộ người nộp thuế trên địa bàn bị ảnh hưởng của dịch bệnh. Từ đó theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình sức khỏe doanh nghiệp, hoạt động sản suất, kinh doanh của người nộp thuế thuộc phạm vi ảnh hưởng của dịch bệnh, tổ chức đánh giá, xác định cụ thể mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 gây ra đến từng ngành, lĩnh vực, từng người nộp thuế, tổng hợp mức độ ảnh hưởng đến thu ngân sách.
Trên cơ sở đó sẽ tập trung hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho người nộp thuế ổn định sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách nhà nước, góp phần cho Chính phủ có thêm nguồn lực ngân sách thực hiện các giải pháp ngăn chặn, dập dịch Covid-19, tạo môi trường kinh doanh cho DN nhanh chóng khôi phục sản xuất kinh doanh theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/2020/CT-TTg ngày 4/3/2020.
Lãnh đạo Tổng cục Thuế khẳng định, Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục duy trì Tổ thường trực đánh giá tác động của dịch bệnh Covid-19 tại cơ quan Thuế các cấp. Chỉ đạo cơ quan Thuế các cấp theo dõi sát sao tình hình sức khỏe doanh nghiệp, người nộp thuế, đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để tham mưu kịp thời các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp sớm vượt qua giai đoạn kinh tế khó khăn. Từ đó triển khai đánh giá tác động của dịch bệnh Covid-19 đến thu ngân sách nhà nước, tác động đến giá dầu thô và thu ngân sách nhà nước từ dầu, khí theo các kịch bản tăng trưởng kinh tế và giá dầu để báo cáo Bộ Tài chính có giải pháp chủ động trong điều hành, cân đối thu - chi ngân sách nhà nước,.
Đặc biệt, ngành Thuế sẽ rà soát các nguồn thu còn dư địa, còn tiềm năng để khai thác tăng thu, bù đắp một phần số hụt thu ngân sách nhà nước do dịch bệnh Covid-19 gây ra như thu từ đất đai, tài nguyên, khoáng sản; tăng cường quản lý đối với các đối tượng được hưởng lợi trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 xảy ra do tăng trưởng sản xuất hoặc thay đổi hành vi tiêu dùng như: hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng, dịch vụ viễn thông, internet...
Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan công an, hải quan, quản lý thị trường để kiểm soát chặt chẽ về giá cả hàng hóa, quản lý hiệu quả hơn hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng internet, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, qua đó chống thất thu ngân sách, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng để khuyến khích, thu hút đầu tư trên địa bàn, tạo nguồn tăng thu cho ngân sách nhà nước.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Truy tìm tài xế ô tô tải đâm tử vong người đi bộ trên cao tốc rồi bỏ chạy
- ·Giải quyết bức xúc của ngành y dưới góc độ cơ chế tài chính
- ·Cách đo nhân trắc học ở cuộc thi Hoa hậu Nhân ái Việt Nam
- ·Tận tụy với chủ nhà, 3 nữ giúp việc được nhận quà khủng
- ·Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
- ·Chàng trai Cà Mau nổi tiếng trên TikTok nhờ chụp ảnh đẹp cho cha mẹ
- ·Vì sao giới khảo cổ không dám khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng?
- ·Nghệ An: Sập mỏ đá 4 người thương vong
- ·Lãi suất cho vay tiếp đà giảm 0,44%, song có thể đảo chiều tăng năm 2025
- ·Tin mới về vùng áp thấp trên khu vực Bắc Biển Đông
- ·Cán bộ Cục thuế có nồng độ cồn, lái ô tô gây tai nạn chết người
- ·Nhìn vợ chồng tôi đùa giỡn, em dâu thốt lên một câu đau lòng
- ·Bỏ việc cơ quan, người đàn ông chọn làm việc ở mỏ than
- ·Quảng Ninh: Không ‘nới’ tiến độ với dự án cầu Bạch Đằng
- ·Trà Vinh: GRDP bình quân năm 2024 ước đạt hơn 94 triệu đồng/người
- ·Chú rể đón dâu nhầm nhà và pha thiệt hại 'đi vào lòng đất'
- ·Cặp đôi ăn hết gần 6 triệu đồng rồi bỏ trốn, nữ phục vụ 'méo mặt' gánh hoá đơn
- ·Hơn 94,5 triệu USD đầu tư tuyến nối Quốc lộ 91, An Giang
- ·Tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hoà
- ·Khu vườn trên đảo của người đàn ông dành tất cả niềm đam mê cho trồng trọt